Chè Thái Nguyên sản xuất theo hướng hữu cơ gặp nhiều vướng mắc
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Chè Thái Nguyên sản xuất theo hướng hữu cơ gặp nhiều vướng mắc

Chè Thái Nguyên có những vướng mắc gì khi sản xuất theo chuẩn hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương pháp canh tác tự nhiên có kiểm soát, không sử dụng hóa chất, mọi công đoạn từ khâu làm đất đến thu hoạch đều được ghi chép tỉ mỉ để có thể truy xuất nguồn gốc khi gặp vấn đề về chất lượng sản phẩm... Để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất chè Thái Nguyên, góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được tỉnh ta quan tâm triển khai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp phải không ít khó khăn.

san xuat nong nghiep huu co con nhieu vuong mac 41413
Mô hình sản xuất chè hữu cơ đầu tiên của nước ta đã được triển khai thực hiện tại xã Tức Tranh (Phú Lương), nhưng hiện nay người dân địa phương không còn tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã khẳng định được nhiều lợi ích từ thực tế ở một vài điểm sáng trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình sản xuất chè hữu cơ từ năm 1998. Thế nhưng, sau nhiều năm, nền nông nghiệp hữu cơ của tỉnh vẫn chỉ dừng ở điểm xuất phát, chưa có sự lan tỏa rộng rãi…

Từ một mô hình

Một ngày cuối tháng 9, chúng tôi có dịp đến thăm vùng sản xuất chè nguyên liệu của Công ty cổ phần NTEA Việt Nam ở xóm Văn Hữu, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân vào vùng chè Thái Nguyên xanh tươi này là không khí luôn trong lành, mát mẻ. Đi một vòng quan sát, chúng tôi thấy đồi chè được chia thành nhiều lô, mỗi lô đều có biển ghi thứ tự và giàn van xoay tưới tự động cùng hệ thống cảm biến điều khiển từ xa.

Ông Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên cho biết: Hiện nay, công nhân đang thực hiện ủ phân hữu cơ để bón cho chè, chờ thu hái hết lứa này sẽ bắt đầu bón đồng loạt. Quá trình sản xuất chè của Công ty không sử dụng bất kỳ loại phân vô cơ hay hóa chất bảo vệ thực vật nà mà cây chè được chăm bón hoàn toàn bằng các sản phẩm hữu cơ. Cùng với việc sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ kỹ, Công ty còn dùng các loại chế phẩm như IMZ, BIO FIM… để kích thích khả năng hấp thụ của cây, góp phần cải tạo đất. Cùng với đó, Công ty áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác cũng như chế biến sản phẩm chè. Đồng thời, sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng chip điện tử để theo dõi hướng gió, độ ẩm, dinh dưỡng và dự báo thời tiết.

Với phương châm “Lấy chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh, lấy sự an toàn của người tiêu dùng là thước đo giá trị”, Công ty đã “gặt” được thành công trong việc tạo ra sản phẩm chè bằng phương pháp sản xuất hữu cơ. Sau một thời gian áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ, Công ty cổ phần NTEA Việt Nam trở thành đơn vị đầu tiên được tổ chức chứng nhận Quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM. Đây cũng chính là “tấm vé thông hành” để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm, khẳng định niềm tin với người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Sản phẩm chè xanh của Công ty luôn có giá bán ổn định từ 500.000-1.000.000 đồng/kg tùy theo từng dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất các sản phẩm như: trà túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa… từ nguồn nguyên liệu chè sạch của Công ty. Với sản phẩm đảm bảo chất lượng, được chứng nhận, Công ty không những có thị trường rộng mở ở Việt Nam mà còn hướng tới xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…

Vẫn dừng ở quy mô nhỏ

Là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ, nhưng Công ty cổ phần NTEA Việt Nam lại chưa phải đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện sản xuất hữu cơ ở Thái Nguyên. Cụ thể, từ năm 1998, Hội Làm vườn Việt Nam, tổ chức ORION (Thụy Điển) tài trợ và tổ chức CIDSE tư vấn kỹ thuật đã xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Tranh (Phú Lương). Đây là mô hình sản xuất hữu cơ sớm nhất không những ở Thái Nguyên mà cả Việt Nam. Bà Dương Thị Liên, Chủ tịch UBND xã Tức Tranh cho biết: Mô hình này trước cũng được làm khá bài bản, người dân ở đây cũng hưởng ứng rất nhiệt tình với quy mô ban đầu là 100 hộ, sản xuất với diện tích 27ha chè, tập trung ở các xóm: Gốc Cọ, Đồng Danh, Quyết Tiến, Đồng Hút, Thác Dài, Ngoài Tranh, Gốc Gạo. Sau 1 năm, mô hình tiếp tục phát triển mở rộng ra các xóm: Minh Hợp, Đập Tràn, Bãi Bằng, Tân Thái với tổng số hộ tham gia lên đến 380 hộ. Nhưng tiếc là mô hình chỉ duy trì thực hiện được vài năm rồi người dân tự bỏ và làm theo phương pháp truyền thống.

Từ mô hình đầu tiên này, có thể nói Thái Nguyên từng là "cội nguồn" của nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh vẫn dừng ở quy mô nhỏ. Hiện, cả tỉnh mới chỉ có 2 mô hình sản xuất chè hữu cơ của Công ty cổ phần NTEA Việt Nam với diện tích 5ha và 2ha chè Thái Nguyên ở xóm Hồng Thái, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) do Công ty TNHH Một thành viên Quế Lâm Phương Bắc triển khai thực hiện. Ngoài ra, còn có một số đơn vị đang triển khai sản xuất chè, rau theo hướng hữu cơ với quy mô nhỏ từ 0,5-2ha như: HTX chè La Bằng (Đại Từ), Công ty chè Hà Thái, ở thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ), Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên, ở xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ)…

Còn không ít rào cản

Sở dĩ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh ta cho đến nay vẫn chưa thể phát triển rộng rãi là do còn quá nhiều khó khăn khi bắt tay vào thực hiện. Bà Hoàng Thị Duyên, ở xóm Ngoài, xã Tân Đức (Phú Bình) cho hay: Vụ mùa năm nay, nhà tôi cấy 2 sào lúa giống BTE1 theo mô hình sản xuất hữu cơ. Khác với phương pháp cấy lúa truyền thống, chúng tôi sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ và tuân thủ đúng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, mật độ cấy cũng thưa hơn, chỉ từ 15-18 khóm/m2, trong khi trước là 40-45 khóm/m2. Theo cách này, chúng tôi phải mất nhiều công chăm sóc hơn phương thức sản xuất cũ rất nhiều.

Là một trong những người đầu tiên thực hiện sản xuất chè hữu cơ của tỉnh, chị Hầu Thị Nhi, xóm Đồng Danh, xã Tức Tranh (Phú Lương) cho biết: Gia đình tôi có 15 sào chè, trước cũng tham gia mô hình sản xuất hữu cơ, nhưng do quy trình sản xuất đòi hỏi quá khắt khe, chăm bón tốn công vất vả mà năng suất chè lại sụt giảm đáng kể nên tôi không theo tiếp. Hiện nay, mặc dù tôi vẫn ủ phân hữu cơ để sử dụng bón chè, nhưng không thực hiện đúng quy trình mà vẫn kết hợp các biện pháp bảo vệ cây trồng khác.

Để tìm nguyên nhân hiện tượng sụt giảm năng suất cây trồng khi thực hiện sản xuất hữu cơ, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ Hà Duy Trường, Trưởng bộ môn Rau - củ - quả, khoa Nông học, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên và được anh cho biết: Trong giai đoạn đầu sản xuất hữu cơ, người nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi năng suất có thể giảm tới 90%; nếu làm đồng bộ theo đúng quy trình, từ năm thứ hai, cây trồng sẽ trở lại trạng thái cân bằng. Từ năm thứ ba3 trở đi, năng suất sẽ ổn định trở lại, giá bán sản phẩm sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong những năm đầu, năng suất, sản lượng cây trồng giảm sẽ khiến người nông dân chán nản và không mặn mà tham gia.

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều hộ nông dân đã bỏ cuộc ngay trong thời gian đầu áp dụng sản xuất hữu cơ. Bởi, người sản xuất còn hiểu mơ hồ về sản phẩm hữu cơ, nhiều người dân vẫn còn nhìn vào kết quả trước mắt mà chưa tính đến những lợi ích lâu dài. Đồng thời, bà con đã quen với phương pháp sản xuất truyền thống, mà việc thay đổi thói quen canh tác của người nông dân không thể một sớm một chiều. Thêm vào đó, nước ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận và khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng cho sản phẩm hữu cơ, nên trên thị trường sản phẩm hữu cơ vẫn bị đánh đồng với các sản phẩm sản xuất thông thường, do vậy không thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển…

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 67
Trong tuần: 1309
Lượt truy cập: 2161805
1
Bạn cần hỗ trợ?