NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH BIẾT LỰA CHỌN SẢN PHẨM MỘT CÁCH THÔNG MINH – NHÀ KINH DOANH NHẠY BÉN BIẾT NẮM LẤY CƠ HỘI ĐẦU TIÊN. BẠN HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI THEO SỐ ĐIỆN THOẠI 0988 925 926 ĐỂ BẠN TRỞ THÀNH NGƯỜI DẪN ĐẦU TỈNH HOẶC TP CỦA BẠN VÀ CÙNG CHIA SẺ THÀNH CÔNG VỚI CHÚNG TÔI.
ĐÂY MỚI LÀ TÂN CƯƠNG CHÍNH GỐC!
Qua kiểm tra hàng trăm kết quả thí nghiệm về đất, nước, khí hậu, các nhà khoa học đã khẳng định: Ngoài các yếu tố về trồng, tập quán canh tác thì bức xạ nhiệt là yếu tố quyết định tới chất lượng chè. Theo phân tích, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương là 61,2 Kcal/cm2/năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2/năm, thấp hơn so với các vùng chè khác nên cho chè Tân Cuơng có chất lượng đặc biệt. Vì vậy, chè Thái Nguyên đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà Séc…
Được sự giúp đỡ của ông Vũ Thuận, con trai cụ Đội Năm hiện đang sinh sống tại thôn Bình Định, xã Bình Sơn (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), chúng tôi đã sưu tầm được một số tư liệu Hán Nôm liên quan về cụ Đội Năm - người được nhân dân Tân Cương coi là ông tổ nghề che tan cuong thai nguyen, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Cụ Vũ Văn Hiệt sinh năm 1883, mất ngày 21 tháng 3 năm ất Dậu 1945, hưởng thọ 63 tuổi. Mộ cụ an táng tại nghĩa trang Đông Thái thuộc khu Âm hồn thị xã Thái Nguyên xưa. Ngày 2 tháng Chạp năm Bính Tuất năm 2006, con cháu đưa di hài cụ đặt tại gò đồi nghĩa trang thôn Bình Định, xã Bình Sơn.
Cụ Vũ Văn Hiệt sinh trưởng tại thôn Ngo, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Hồi nhỏ cụ sống tại gia đình có 7 anh chị em, 3 trai 4 gái. Lớn lên cụ tiếp thu giỏi nghề mộc, một nghề truyền thống của quê hương lúc bấy giờ. Cụ đã từng bươn trải sống bằng nghề mộc tại Hà Nội cũng như một số tỉnh lân cận.
Nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ đã huy động một số thanh niên Việt Nam có sức khỏe, có tay nghề cao vào lính và đưa sang Pháp phục vụ cho cuộc chiến. Do có tay nghề cao, nên cụ được người Pháp cho làm nghề tạo khuôn mẫu đúc các chi tiết của máy bay phục vụ cho quân đội Pháp và đồng minh tham chiến.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, cụ được chính quyền Pháp phong chức Thất phẩm đội trưởng, tặng thưởng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Chính vì vậy mà sau này người dân trong vùng thường gọi cụ là cụ Đội Năm.
Cụ cùng một số người Việt khác được về nước như các cụ: Cựu Vận, Trương Lãm, Phó Doãn, Thủ Thư, Phó Thái, Đốc Lễ, Trương Tuyết, Mục Bứa… Chính quyền bảo hộ thực dân Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép, tiền… để khai khẩn vùng đất Tân Cương còn hoang vu và nghèo nàn lạc hậu này của tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1921, làng xã Tân Cương chỉ có vài chục nóc nhà, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước, trồng hoa mầu như: ngô, khoai, sắn… Trong vùng lúc bấy giờ có một số cụ giỏi chữ nho như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ, được cụ nghè Sổ Nguyễn Đình Tuân là quan án sát kiêm Tuần phủ đứng đầu tỉnh Thái Nguyên kết bạn. Do không muốn phụ thuộc vào xã lân cận, dân làng đã xin tách ra khỏi xã Đức Tân thành lập xã riêng, ông nghè chuẩn y cho thành lập xã riêng lấy tên là xã Tân Cương (bao gồm vùng đất Bình Định ngày nay).
Ngày 10/2/1922 (Nhâm Tuất), dân làng Tân Cương mời cụ nghè Sổ về cắm hướng xây dựng đình làng Tân Cương. Sau một năm thì đình làng được xây dựng xong, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khẳng định vị trí chính thức của xã Tân Cương từ đó.
Ngày khánh thành đình làng, cụ nghè Sổ không về dự được nhưng đã cho lính khiêng về một bức hoành phi và đôi câu đối bằng chữ Nôm đặt ở đình:
Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên
Cuối năm 1922, được sự giúp đỡ của cụ nghè Sổ và quan tri huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cụ Vũ Văn Hiệt cùng một số người khác sang tỉnh Phú Thọ lấy giống cây chè về trồng và phát triển trên vùng đồi thấp của Tân Cương. Do Tân Cương là vùng đất mới lại hợp khí hậu thổ nhưỡng nên cây chè đã phát triển nhanh chóng. Vài năm sau, cây chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu giúp người dân Tân Cương. Cụ được cử làm Tiên Chỉ đầu tiên của làng. Năm 1925, cụ mở xưởng chế biến sao chè theo quy mô lớn bán công nghiệp, cho mở cửa hiệu bán chè tại thị xã Thái Nguyên với thương hiệu: Chè con Hạc. Chè nước xanh, cánh nhỏ, thơm ngon tinh khiết nổi tiếng cả vùng. Sau đó cụ cho đặt đại lý ở 3 kỳ: Bắc Trung Nam.
Năm 1935, cụ đưa chè về nhà đấu sảo ở Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị) tham dự cuộc thi và được Giải nhất. Cũng từ đây thương lái là người ấn Độ, Trung Hoa… đã nhập hàng chục tấn chè mỗi năm đưa đi tiêu thụ.
Ngoài việc phát triển nghề chè Thái Nguyên, cụ còn chú trọng phát triển đường sá, phát triển thủy lợi như làm mương tưới tiêu, làm cọn lấy nước từ Sông Công lên phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng nhằm tăng năng xuất cây trồng.
Năm 1938, cụ cho xây dựng trường học đầu tiên của làng. Các giáo viên là người sở tại, một số người được cụ đưa từ quê Hưng Yên lên như các ông giáo Bùi Khắc Uý, ông Ngô Huy Võ… (Ông giáo Võ sau tự tử vì bị quy oan là địa chủ thời kỳ cải cách ruộng đất năm 1951 - 1952).
Để tỏ lòng kính trọng, người dân Tân Cương tặng cụ một bức hoành phi và đôi câu đối bằng chữ Hán như sau:
Di dân bất dị phong di dân bất dị đồng tâm khai hóa khánh tương lai
Tụ nghĩa hà nan hướng tụ nghĩa hà nan nhất trí quán thấu minh thế viễn
Ngoài ra còn rất nhiều thơ ca của những người dân Tân Cương tự sáng tác thời đó cũng như sau này để ca ngợi công lao của cụ, ca ngợi sự đổi thay của Tân Cương.
Đặc biệt năm 1938, nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Bính khi đến vùng đất chè Tân Cương này đã sáng tác bài thơ: Đường rừng chiều (tuyển tập thơ Nguyễn Bính - NXBVH 1999).
Đồng thời để ghi nhận công lao của cụ trong việc phát triển nghề chè Thái Nguyên, phát triển sản xuất nông nghiệp vùng Tân Cương, chính quyền bảo hộ thực dân Pháp lúc bấy giờ đã tặng cụ Đội Năm Huân chương Minh nông bội tinh. Rất tiếc những kỷ vật của cụ đã bị thiêu hủy hoàn toàn khi giặc Pháp ném bom napan xuống Bình Định năm 1950. Tuy là chủ của một đồn điền trang trại nhưng cụ rất giàu lòng yêu nước. Từ những ngày đầu năm 1944 khi cách mạng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tại ngôi nhà của gia đình cụ ở phía Nam sườn Núi Guộc Tân Cương đã trở thành cơ sở tin cậy cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Bá Vân Bình Định hoạt động. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, hiện là cán bộ lão thành của tỉnh Hà Tây cũ đã viết: “Đầu năm 1944 đến tháng 8/1945, cụ Vũ Văn Hiệt đã dành cho tôi một phòng ở gác 2 nhà 2 tầng của cụ để ở, cất giấu tài liệu và là nơi hội họp với các đồng chí Đặng Văn Dũng, Nguyễn Văn Sĩ… Nhà của cụ còn là nơi gặp mặt móc nối liên lạc với những người Cộng sản bị giam cầm tại Căng Bá Vân như các đồng chí Trần Huy Liệu, Hoàng Kiên (tức Lê Đình Mô, sau này trở thành con rể của cụ), Nguyễn Thế Dị (cố Cục Trưởng Cục đường sông Việt Nam). Các con trai, con gái, con dâu, con rể đều tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 tại Thái Nguyên”.
Rất tiếc, trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và thành công cụ đã bị cảm nặng và đột ngột qua đời vào ngày 21/3/1945 tại thị xã Thái Nguyên.
Cảm kích về những công lao đóng góp của cụ Đội Năm - Vũ Văn Hiệt, nhà nho Bùi Khắc úy (1884 - 1959) người xã Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên) đã soạn bài Văn tế, xin trích một só đoạn :
“Than ôi!
Quận Đồng Hỷ, sông Công đất lở, ngày mộ xuân bẵng trận mưa sầu
Rừng Thái Nguyên núi Guộc trời long, cây đại thụ đùng cơn gió đổ
Nhớ xưa tôn ông
Nếp nhà họ Vũ
Nết đất tài hoa tính trời đức độ
Thực tế đã ham, hư danh không mộ
Chấn hưng công nghệ, trí tung trời tranh thắng chốn đông đô
…Lên khai khẩn quốc gia công thổ, miền Y Na điền địa hoang vu
Vui đông niên đội ngũ doanh tiền, đồn tân ấp nhân dân sinh tụ
Người của có tính đường khai trí, mở học trường dậy học sinh
Cầu đò qua tiện lối thông cù, việc công ích đã nên công vụ
Nhà chế tạo, nổi danh dấu Hạc, chè Tân Cương nổi khắp ba kỳ
…Lại thăm nơi Bình Định di dân, chốn sơn điền nhân vật phồn vinh, tuổi đã thọ công kia càng thọ
Nhớ niên ngoái sen phô sắc thắm, những tưng bừng mừng gặp thăm quê
Ngờ độ này đào quyến gió đông, luống ngơ ngẩn buồn nghe tin phó
Chạnh nhớ đến trường Tân Cương thiết tưởng, tình quê hương mà nên nghĩa chủ tân…
Hiện nay còn nhiều cụ già ở Y Na, xã Tân Cương còn nhớ chi tiết cụ Đội Năm đi lại, hoạt động ở trong vùng, để lại những câu chuyện sau này trở thành truyền thuyết. Một câu chuyện rằng: cụ Đội Năm đã được thờ làm Thành Hoàng làng Y Na. Chúng tôi đã khảo sát địa điểm ngôi đình. Trước kia đình được xây dựng ở trước cửa chùa Y Na, hiện chỉ còn địa điểm, cái ao và giếng đình vẫn còn. Tôi đã đến xem cái giếng chỉ còn là cái vũng nhỏ cỏ năn mọc um tùm xưa kia chính nó là long tỉnh (mắt rồng) của ngôi đình làng Y Na. Ngôi đình trong ký ức là ngôi nhà xây dựng thời nhà Nguyễn có 3 gian tường đầu hồi bít đốc mái lợp ngói. Một thời vang bóng cảnh đẹp hữu tình, chiến tranh diễn ra đình bị tiêu thổ, đúng là Những năm đình đổ tan hoang/ Nào ai mà biết thành hoàng ở đâu? Nếu đích thị các vị cao niên làng Y Na khẳng định đình làng thờ tổ chè Tân Cương là ông Đội Năm thì lai lịch công trạng của ông càng có cơ hội làm rõ. Bởi con cháu của ông Đội vẫn còn sống ở làng Bình Định, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công cách địa bàn xã Tân Cương một đoạn đường chim bay. Một chuyện khác, đình làng Tân Cương lại không thờ Đội Năm làm ông tổ cây chè Tân Cương mà thờ Tiến sỹ án sát kiêm tuần phủ tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Đình Tuân, người làng Sổ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), một người có công giúp dân Tân Cương hợp thức hóa địa danh hành chính, công nhận xã Tân Cương là một đơn vị làng xã thuộc huyện Đồng Hỷ lúc bấy giờ. Điều này cũng trùng hợp với ghi chép trong Hương ước xã Tân Cương năm 1942. Một sự kiện khác bổ sung cho tên tuổi Tiến sỹ Nguyễn Đình Tuân là còn bút tích của ông tại văn bia di tích Đình Hàng Phố, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên do chính ông soạn giúp nhân Đệ nhất hộ nhân dịp nhân dân sửa chữa đình làng năm 1935. Văn bia này hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Thái Nguyên.
Trà Thái Nguyên là loại trà xanh đặc sản của Thái Nguyên; một tỉnh thuộc vùng trung du ở phía Bắc nước ta. Trà xanh là một trong 6 loại trà cơ bản được làm từ cây trà (Camellia sinensis). Chỉ riêng trà xanh là không được lên men; nên loại trà này giữ gần như hoàn toàn các thành phần hoá học của lá trà tươi. Ở Việt Nam thì đặc sản thường gắn liền với tên địa danh. Và do Thái Nguyên nổi tiếng nhất về trà ngon. Thế nên cái tên Trà Thái Nguyên trở nên phổ biến là vì lý do này. Và dân gian cũng có câu ‘Chè Thái, Gái Tuyên’ là vì vậy.
Bạn có thể mua các sản phẩm do HTX trà xanh Thái Nguyên của chúng tôi bán ở các cửa hàng, chợ và siêu thị trên toàn quốc. Hoặc đặt hàng trực tuyến qua các trang sau:
http://trathainguyen.net.vn
(nhấp vào tên trang để truy cập)
Bạn cần mua trà thái nguyên giá sỉ để về kinh doanh lại. Hoặc muốn trở thành đại lý/ nhà phân phối cho thương thiệu của chúng tôi. Thì hãy vui lòng vui lòng tham khảo thông tin ở trang sau:
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua: 0988 925 926 hoặc 0944 899 009
Chúng tôi là gia đình có truyền thống 3 đời làm trà tại Thái Nguyên. Mọi sản phẩm trà của chúng tôi đều được trồng, chế biến và đóng gói hoàn toàn bằng tay. Quy trình thủ công mặc dù có năng suất thấp. Nhưng giúp đảm bảo vườn trà phát triển tự nhiên và ổn định. Trà thành phẩm có hương vị đúng với truyền thống nhất.
Thu hái trà bằng tay.
Xao trà thủ công bằng tay.
Trà thành phẩm 100% tự nhiên. Không phụ gia và chất bảo quản.
Ở Việt Nam thì không có nhiều tài liệu ghi nhận về sự phát triển của văn hoá trà của nước ta. Nhưng theo Văn Minh Trà Việt viết bởi Trịnh Quang Dũng; thì vợ của vua Hùng chính là người dạy cho người dân cách thuần hoá những cây trà hoang để trồng ở vườn nhà. Nước Văn Lang của vua Hùng đóng đô ở trị trấn Phong Châu. Nơi đây hiện nay là phường Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì; tỉnh Phú Thọ. Đây chỉ là truyền thuyết nhưng phần nào cũng góp phần vào nhận định của một số chuyên gia là cây trà vườn xuất hiện đầu tiên ở Phú Thọ. Và Phú Thọ cũng chính là quê hương của cây trà Thái Nguyên.
Theo Họ Vũ Võ Việt Nam, người đã có công mang những cây trà giống đầu tiên từ Phú Thọ về Thái Nguyên là ông Vũ Văn Hiệt (1883-1945). Ông không phải là người bản địa mà sinh ra và sống cuộc đời tuổi trẻ của ở Hưng Yên. Gia đình ông có truyền thống làm nghề mộc nên từ khi còn nhỏ thì ông Hiệt đã hướng theo nghề của gia đình. Công việc đang thuận lợi thì chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra vào năm 1914. Thực dân Pháp vẫn đang đô hộ nước ta vào thời gian này; nên họ kêu gọi trai tráng cả nước nhập ngũ để gia nhập vào đội lính Lê Dương cùng với những người lính đến từ những quốc gia mà Pháp đô hộ.
Do có biết nghề mộc nên cụ Hiệt không phải trận. Thay vào đó ông được làm việc cho xưởng sản xuất máy bay của Pháp. Ở Pháp được khoảng 4 năm thì chiến tranh kết thúc nên ông xin phép về nước để trở về với vợ con đang đợi ở nhà. Để thưởng cho những đóng góp của ông thì chính phủ Pháp giao đất cho ông ở vùng Tân Cương (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên ngày nay) để ông khai phá. Vùng Tân Cương lúc này vẫn còn ít người ở và kinh tế cũng kém phát triển. Thế nên cụ Hiệt đã xin vị quan đứng đầu tỉnh là ông Nghè Sổ (tên thật là Nguyễn Đình Tuân) sang Phú Thọ để xin cây trà giống về phát triển kinh tế địa phương.
Được sự cho phép của chính quyền sở tại; cụ Hiệt đã mang những cây trà giống về trồng tại vùng đồi thấp của Tân Cương. Cây trà hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên phát triển rất tốt. Đồng thời trà thành phẩm cũng có chất lượng rất cao. Ngoài việc tự trồng và sản xuất thì cụ Hiệt cũng chia sẻ cây giống cũng như phương thức làm trà của mình cho người dân địa phương. Do đó cây trà dần trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây; còn cụ Hiệt được bầu làm tiên chỉ đầu tiên của xã.
Cụ Hiệt cũng là người đi đầu trong việc nâng tầm trà Tân Cương bằng việc lấy thương hiệu là Chè Con Hạc. Thay đổi quy trình sản xuất trà sang quy mô bán công nghiệp; và mở hiệu trà ở khắp Bắc Trung Nam. Năm 1935, trà của ông thắng giải nhất trong một cuộc thi ở nhà tấu xảo ở Hà Nội nên tên tuổi của ông cùng với trà Tân Cương càng thêm lẫy lừng. Nhiều thương lái đến từ Ấn Độ hay Trung Quốc đều tìm đến mua trà của ông.
Đến năm 1945 thì do tuổi già cùng với bệnh nặng nên cụ Hiệt qua đời ở tuổi 63. Người dân Tân Cương ghi nhận những đóng góp của ông cho quê hương nên suy tôn ông là ‘ông tổ chè Tân Cương’.
Ở Thái Nguyên thì hình thức đồn điền lớn hay quy mô sản xuất trà theo hình thức công nghiệp là gần như là không tồn tại. Mỗi hộ gia đình chỉ có một vườn trà trà nhỏ vài trăm mét vuông hoặc lớn hơn một chút. Những người chăm sóc cũng như sản xuất trà cũng hầu hết là những người trong gia đình. Quy mô nhỏ nên việc quản lý các khâu trồng và chế biến cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra vườn trà không chỉ là nguồn thu nhập chính. Mà còn là của cải để lại cho con cháu nên đa phần người làm trà cũng cố gắng bảo tồn vườn của mình một cách tốt nhất có thể. Các hình thức dùng thuốc diệt cỏ hay phân bón hoá học kém chất lượng cũng được hạn chế dùng để bảo vệ chất đất và nguồn nước.
Về truyền thống làm trà thì Thái Nguyên không hẳn là lâu đời nhất ở Việt Nam. Nhưng trong một khoảng thời gian dài thì cây trà gần như là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân nơi đây. Cùng với hình thức cha truyền con nối nên kỹ thuật cũng dần hoàn thiện hơn. Chính quyền địa phương cũng ít nhiều có cố gắng trong việc hỗ trợ người nông dân hoàn thiện kỹ thuật canh tác và chế biến. Nhiều lễ hội hay cuộc thi xoay quanh trà cũng được tổ chức để tôn vinh những người làm trà tốt. Thời gian này cũng là dịp để những người làm trà gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Cây trà là một loại cây có khả năng phản ánh môi trường mà chúng lớn lên một cách tốt nhất. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi trà Thái Nguyên có chất lượng vượt trội là nhờ vào điều kiện tự nhiên rất tốt ở nơi đây.
Đầu tiên là phải nhắc đến chất đất nơi đây. Chất đất của những vùng trà nổi tiếng của Thái Nguyên như Tân Cương; La Bằng hay Hoàng Nông đều có chứa những nguyên tố vi lượng phù hợp cho cây trà phát triển một cách tốt nhất. Vì đất ở nơi đây được hình thành trên nền phù sa cổ và đá cát. Dạng đất sỏi đỏ son pha với đất sét ở nơi đây khiến trà Thái Nguyên luôn có vị đượm và hậu ngọt kéo dài đặc trưng mà chỉ riêng nơi đây có.
Thứ hai là phải nhắc đến dãy núi Tam Đảo chạy từ Tây sang Đông chia cắt qua 3 tỉnh là Thái Nguyên; Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.
Theo hình trên thì dãy Tảm Đảo đóng vai trò như một lá chắn cao trên 1.000m để che chắn ánh mặt trời từ hướng Tây. Dãy Tam Đảo còn chặn hơi nước hay mây từ biển thổi vào khiến khu vực phía bên Thái Nguyên luôn có lượng mưa ổn định, nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao. Hiện tượng mà một bên bên sườn núi mà mưa nhiều hơn và độ ẩm cao hơn, còn một bên thì ít mưa và ấm hơn được các nhà khoa học gọi là orographic lift.
Giống như bất kỳ cây trồng nào thì cây trà luôn cần mưa. Thường thời điểm mà người dân Thái Nguyên hay gọi là mùa trà chính khoảng tháng 4 âm lịch. Lúc này mưa nhiều và ổn định nên cây trà luôn phát triển mạnh. Khoảng từ tháng 9 âm lịch trở đi thì nhiệt độ giảm xuống từ 22°C đến 25°C. Cây trà rất thích khoảng nhiệt độ như thế này nên thời điểm từ tháng 9 đến tết âm lịch thì trà thường có chất lượng tốt nhất trong năm.
Dãy Tam Đảo giữ nước giúp bên phía Thái Nguyên luôn có độ ẩm cao. Nhiệt độ theo đó cũng ổn định trong suốt một ngày; chênh lệch nhiệt độ lúc nóng nhất cũng như lúc lạnh nhất cũng chỉ 1-2°C. Cũng giống như con người chúng ta thì nhiệt độ lên xuống thất thường trong ngày thì rất khó chịu. Cây trà Thái Nguyên được phát triển lên trong môi trường có nhiệt độ mát và ổn định trong suốt một ngày. Nên kết quả thành phần dinh dưỡng cũng cao hơn. Đồng thời hương vị cũng tốt hơn trà ở những vùng trà khác ở Việt Nam.
Caffeine là chất hoá học về thần kinh được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Caffeine được biết là có nhiều trong hạt cà phê. Tuy nhiên thì lá trà cũng có khá nhiều thành phần này. Về cơ bản thì caffeine được biết đến nhiều nhất là giúp đầu óc tỉnh táo. Tuy nhiên loại chất này còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ khác nữa. Caffeine giúp ngăn ngừa adenosine trong não, adenosine là một dạng chất gây ức chế thần kinh. Đồng thời giúp làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và norepinephrine.
Do đó chúng ta sẽ có phản xạ tốt hơn; tâm trạng cũng vui vẻ hơn; và trí nhớ được cải thiện. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng caffeine có thể phần nào giúp giảm nguy cơ các bệnh về ung thư; đột quỵ và một số vấn đề về sức khoẻ khác. Caffeine còn giúp cơ thể tăng cường giải độ; giảm đau cơ sau khi tập luyện thể thao; tăng cường tỉnh táo; giúp mọc tóc; tăng năng lượng; cũng như dịu các triệu chứng hen suyễn. Do đó một ấm Trà Thái Nguyên không phải là thần dược. Nhưng cũng phần nào giúp bạn tỉnh táo và cải thiện sức khoẻ phần nào.
Theophylline là thành phần hoá học hiện chỉ được tìm thấy trên trà xanh như Trà Thái Nguyên. Theophylline là một dạng chất giúp giản cơ; nhất là vùng cơ phế quản; kích thích hệ thần kinh trung ương; kích thích cơ tim và lợi tiểu. Do đó bác sĩ thường kê đơn thuốc có thành phần này cho các bệnh nhân bị các bệnh về phổi hoặc hen xuyễn. Một viên thuốc theophylline sẽ có khoảng 100 cho đến 400mg thành phần này. Trong khi đó thì một ấm trà xanh chỉ có rất chỉ có vài mg theophylline. Tuy nhiên, uống trà Thái Nguyên hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ trong các bệnh đã nêu.
Theanine là thành phần hoá học nổi tiếng đến từ cây trà. Thành phần này giúp giảm stress; thư giãn đầu óc; giúp ngủ ngon; nhưng lại không gây nghiện. Một ấm trà Thái Nguyên 500ml chứa khoảng 10-20mg thành phần theanine. Nên uống trà cũng chính là cách giúp chúng ta tăng cường khả năng hoạt động của não. Theanine còn giúp giúp làm tăng nồng độ của of dopamine; serotonin; và GABA. Đây đều là những chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn vừa cảm thấy thư thái vừa tập trung cao độ. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều loại thuốc tăng cường khả năng của não có chứa thành phần theanine.
Theobromine là thành phần có cấu tạo gần giống như caffeine nhưng có tác dụng khác một chút. Theobromine có khả năng xuyên qua các hàng rào máu não và kích thích hệ thống thần kinh. Loại chất này còn giúp giản cơ và làm cho việc hít thở trở nên thoải mái hơn (tương tự theophylline). Khả năng khác của theobromine đó là giúp giảm huyết áp; làm dịu các triệu chứng về tiêu hoá; và làm tăng tuần hoàn máu. Trong một ấm trà Thái Nguyên có chứa bao nhiêu theobromine? Khoảng 5-10mg.
Polyphenol là một nhóm bao gồm các hợp chất chống oxy hoá được tìm thấy ở nhiều loài thực vật. Trà xanh là một trong những loại cây chứa nhiều thành phần này nhất. Polyphenol là thành phần chống oxy hoá rất mạnh. Được cơ thể chúng ta sử dụng như một loại vũ khí chống các tác nhân gây hại cho cơ thể; điển hình là các gốc tự do. Gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư; xơ vữa động mạch; bệnh Alzheimer; bệnh Parkinson và rất nhiều loại bệnh khác. Gốc tự do còn có thể là ột trong những lý do góp phần vào sự lão hoá ở con người. Một trong những thành phần polyphenol tốt nhất và nổi tiếng nhất là EGCG.
EGCG là thành phần chống oxy hoá được tìm thấy nhiều ở trà xanh. EGCG hay Epigallocatchin-3-gallate là thành phần polyphenol được tập trung nghiên cứu rất nhiều. Vì các nhà khoa học tin rằng đây chính là chìa khoá cho việc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Một nghiên cứu tổng hợp từ năm 2010 chỉ ra rằng; EGCG có thể giúp hỗ trợ trong việc làm giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ; tăng cường nhận thức, sự chú ý, và trí nhớ; giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng; và giúp chống viêm cho nhiều triệu chứng khác.
Tuỳ theo chất lượng của trà thì một tách trà xanh có thể chứa từ 5 đến 450g thành phần EGCG. Nếu bạn có nhu cầu mua trà có nhiều EGCG thì hãy mua trà xanh như trà Thái Nguyên. Vì loại trà này nhiều thành phần này nhất. Đồng thời hãy tìm mua trà từ những nhà sản xuất trà uy tín.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<