Uống trà Thái Nguyên và suy ngẫm lời thơ
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Uống trà Thái Nguyên và suy ngẫm lời thơ

Trà Thái NguyênUỐNG TRÀ…SUY NGẪM LỜI THƠ


✅Báo giá Chè Thái Nguyên mới nhất 2020 

✅CHÚNG TÔI ĐANG TUYỂN ĐẠI LÝ TRÊN TOÀN QUỐC

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ✅0988925 926 - ZALO: ✅0944 899 009

TẠI SAO KINH DOANH TRÀ THÁI NGUYÊN PHẢI MUA TẬN GỐC? 

MỜI BẠN XEM VIDEO NGAY:

 

MỜI BẠN XEM VIDEO TIẾP THEO:

 ch_thi_nguyn_logo

Báo giá trà 2020 Download:

gi_ch_thi_nguyn

 

 bt_tr_xanh_tn

HỢP TÁC XàTRÀ XANH THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP.

CUNG CẤP SẢN PHẨM GIÁ SỈ XUẤT XƯỞNG TRÊN TOÀN QUỐC.

100% TRÀ SẠCH - AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG CAO

  ch_thi_nguyn_3

 TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN ĐÓNG TÚI HÚT CHÂN KHÔNG

ch_thi_nguyn_2

TRÀ RỜI ĐÓNG BAO NILON

 

Trà Thái Nguyên giá bao nhiêu?

 ch_tn_cng_thi_nguyn_8

 

Là loại chè Tân Cương Thái Nguyên được sản xuất chủ yếu tại vùng chè đặc sản Tân Cương - Địa danh nổi tiếng hàng trên 100 năm ở trong nước và nước ngoài.

Tân Cương là địa danh một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi cho cây chè phát triển về chất lượng và được người tiêu dùng trên cả nước biết đến, sử dụng và thưởng thức hàng ngày.

Nói đến mức giá, mặc dù có nhiều loại trà Tân Cương Thái Nguyên khác nhau, nhưng mức giá cũng khác nhau rất nhiều. Đa số sản phẩm trà Tân Cương có giá cao hơn các sản phẩm trà ở các vùng khác bởi sự nổi tiếng về chất lượng, đi kèm với đó là giá cả cũng cao hơn do chất lượng và thương hiệu.

Thông thường, những sản phẩm trà Tân Cương bình dân được người tiêu dùng trên cả nước sử dụng thường giao động ở mức 150.000đ đến 300.000đ/1kg. Các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên đặc sản thường được dùng cho làm quà biếu hoặc những khách hàng Vip có thu nhập cao, họ mua về để thưởng thức hàng ngày. Khác với các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên ở các vùng lân cận như Phúc Xuân, Phúc Trìu, trà Tân Cương chính gốc tại xã Tân Cương là sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Khách hàng ở các tỉnh lân cận thường đến tận nơi để tận mắt nhìn thấy, thưởng thức những sản phẩm trà Tân Cương chính gốc và mua về làm quà hoặc mua tận gốc, bán tận ngọn.

 

 ch_thi_nguyn_1x

HỘP TRÀ BIẾU 

 

Thái Nguyên có nhiều vùng chè ngon nổi tiếng từ hàng trăm năm, đã được khách hàng trên toàn quốc biết đến, nhưng không chỉ có các sản phẩm trà Thái Nguyên ở vùng chè Tân Cương mà còn ở các vùng trà ngon khác như Trại Cài, Sông Cầu, Đại Từ, Phú Lương….Hàng năm, các vùng chè khác của Thái Nguyên cũng xuất khẩu đi nước ngoài hàng ngàn tấn và đã góp phần làm nổi tiếng cho Thái Nguyên thêm những sản phẩm chè Thái Nguyên ngon đặc biệt. Thế giới biết đến và sử dụng sản phẩm trà Thái Nguyên nhiều, các sản phẩm được xuất đi thường dùng làm đủ các loại nguyên liệu cho đồ uống như: trà Thái Nguyên cao cấp nguyên chất, trà búp, trà nhúng hay trà ướp các loại hương liệu để làm phong phú thêm, đa dạng thêm các loại hình sản phẩm phục vụ đời sống ngày càng cao của con người và các mức giá thường theo chất lượng của từng sản phẩm đã được phân loại.

Trà Tân Cương Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên được sản xuất như thế nào và giá bán ra sao? Các bạn có thể tham khảo trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại, email, chúng tôi sẵn sàng tư vấn để bạn mua với mức giá phù hợp, sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên chính gốc. Nếu các bạn ngại liên hệ, các bạn có thể tham khảo với các mức giá như sau:

Đối với giá trà Thái Nguyên có các loại búp không đóng gói: Bạn có thể đặt ở các mức từ 80.000đ/kg, 100.000đ/1kg, 120.000đ/1kg, 150.000đ/1kg, 200.000đ/1kg trở lên …Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua với mức giá bạn đề xuất, hoặc cũng có thể bạn mua với số lượng nhiều để về bán lẻ ra thị trường (mua buôn) thì mức giá có thể sẽ thấp hơn, tùy thuộc vào mùa vụ, thời điểm…

ch_tn_cng_thi_nguyn_1

Đối với trà Tân Cương Thái Nguyên, giá chè Thái Nguyên các loại búp đóng gói 100gr, 200gr, 500gr: Có nhiều mức giá để bạn lựa chọn, mức tối thiểu bạn có thể đặt mua là: 100.000đ/1kg, 130.000đ, 150.0000đ, 200.000đ, 250.0000đ, 300.0000đ hoặc các mức giá cao hơn, khoảng 500.000đ - 1.000.000đ hoặc loại trà đinh 2.500.000đ/1kg.

Các loại trà ngon có rất nhiều loại và thật khó để thưởng thức hết hương vị của các loại chè đó.

Bởi vì vị giác của mỗi người là khác nhau, nên cảm nhận không hề giống nhau. Nếu bạn đang phân vân không biết loại chè Thái Nguyên nào phù hợp với sở thích của mình thì hãy cùng tìm hiểu về các loại chè thái nguyên ngon sau đây.

Thái Nguyên có 4 vùng trồng các loại trà ngon nổi tiếng. Tuy nhiên,Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về các loại chè được trồng tại Tân Cương Thái Nguyên.

1. CHÈ TA – GIỐNG CHÈ GỐC THÁI NGUYÊN

Cây chè ta đã được trồng tại Thái Nguyên từ lâu đời, được gieo trồng bằng hạt. Tuy nhiên cho năng xuất thấp nên diện tích cây chè ta đang dần bị thu hẹp và thay thế bằng các giống chè khác cho năng xuất cao hơn.


tra_thai_nguyen_1024x700 

Đặc điểm của các loại trà ngon đó là vị đậm, chỉ cần một nhúm nhỏ cũng cho vị trà đậm đà quen thuộc. Màu nước khi pha đậm như chính vị trà vậy.

2. CHÈ CÀNH 777 – GIỐNG CHÈ NĂNG XUẤT CAO

Diện tích trồng chè cành 777 đang ngày được mở rộng. Không chỉ vì năng xuất cao mà loại chè này còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chè thái nguyên của đại đa số người tiêu dùng.

tr_thi_nguyn_21

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon ở Tân Cương Thái Nguyên

 


Chè cành 777 được hương và vị không quá đậm nên được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Trên hết là sản lượng trồng lớn nên giá thành rất phải chăng.Chè có đặc điểm rất dễ nhận thấy: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết (không phải là chè Shan tuyết). Khi pha thì nước có màu xanh rất đẹp và có cảm giác bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè tan ra. Hương chè thơm hơn chè ta, nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng.

3. CHÈ PHÚC VÂN TIÊN – GIỐNG CHÈ LAI TRUNG HOA

Đây là giống chè vô tính của Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to.

Nói đến chè Trung Quốc hay Chè Tàu là có cảm giác hơi sợ vì sự an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, vì giống chè này được trồng hoàn toàn ở Thái Nguyên. Chè này cho năng xuất rất cao và được trồng bằng cách dâm cành.

tr_thi_nguyn_22

Ảnh có tính chất minh họa


4. CHÈ KIM TUYÊN – GIỐNG CHÈ ĐÀI LOANKhi pha chè Phúc Vân Tiên cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi chè thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt ngay từ đầu. Có mùi thơm gần như mùi hoa nhài. Búp chè khô nhỏ và ngắn.

Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là trà Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.

tr_thi_nguyn_15

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon


5. CHÈ BÁT TIÊN - GIỐNG CHÈ ĐÀI LOANNgoại hình xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng nhưng vị nhạt.

Chè Bát Tiên là giống chè vô tính được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.

thng_thc_tr

Ảnh có tính chất minh họa


Cây chè Bát Tiên tương đối khó trồng và có năng xuất không cao, dễ bị sâu bệnh. Chính vì vậy nên giá thành thường cao hơn các loại chè khác. Nhưng những gì mà chè bát tiên mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp các loại trà ngon và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.

6. CHÈ CÀNH LAI

Giống chè này gần giống chè ta về mô tả, nhưng nước xanh hơn và có vị đâm hơn. Những người nghiện chè lâu năm thường sử dụng chè này. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra hương vị đậm đà.

ch_tn_cng_thi_nguyn_8

Ảnh có tính chất minh họa


Các giống chè trên gia đình có trồng và thu hái. Tất cả chè đều được sản xuất thủ công nên hương vị sẽ rất ngon và đặc biệt. Nếu quý khách nào có nhu cầu kinh doanh chè thái nguyên hoặc mua về thưởng thức, vui lòng liên hệ trước để đặt hàng.Trên đây chỉ là một số giống chè đặc sản được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Tất nhiên còn nhiều giống chè khác nữa, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và ít phổ biến tới người tiêu dùng, nên tác giả hẹn dịp khác sẽ viết về các giống chè này.

 

Giới thiệu các vùng chè Thái Nguyên nổi tiếng nhất 

Chè Tân Cương - Vùng Trà Thái Nguyên nổi tiếng

HỢP TÁC XàTRÀ (CHÈ) XANH THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP,. CUNG CẤP SẢN PHẨM GIÁ SỈ XUẤT XƯỞNG TRÊN TOÀN QUỐC. 

100% TRÀ SẠCH - AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI VÙNG TRÀ TÂN CƯƠNG CHÍNH GỐC

tr_bc_1

Vùng trồng trà Tân Cương nằm ở phía tây của Thái Nguyên. Gần khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng. Xã Tân Cương có địa thế đồi núi phù hợp với phát triển cây chè. Bên cạnh đó, còn có Sông Công thơ mộng cung cấp nguồn nước mát lành. Vì vậy, Trà Ngon Tân Cương có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng. Nước trà rất trong, xanh, vàng nhạt, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ dịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Chất lượng bao gồm các chỉ tiêu về ngoại hình, màu nước, và đặc biệt về mùi thơm của trà Tân Cương là kết quả của quá trình chế biến rất tỉ mỉ, công phu do xử lý nhiệt tạo ra.

Chè La Bằng - thương hiệu Trà Thái Nguyên lâu đời

Xã La Bằng là vùng đất thuộc huyện Đại Từ nằm ở phía Bắc của Thái nguyên, càng đi về phía bắc cảnh sắc núi rừng tây bắc càng đẹp. “Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” đẹp như tranh vẽ. La Bằng là một trong số những vùng sản xuất trà Thái Nguyên ngon đặc biệt, nước chè có màu mật ong vàng óng. Cây chè xuất hiện ở La Bằng từ cuối thế kỷ 19, hiện nay tổng diện tích chè toàn xã có gần 400ha được phân bố ở cả 10 xóm, năng suất chè bình quân đạt trên 98tạ/ha. Hương vị Chè La Bằng từ lâu đã đi vào lòng người. Nếu có dịp hãy thưởng thức hương vị trà Thái Nguyên ngay trên mảnh đất La Bằng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt.

 

tr_bc_thi_nguyn_2

Các loại trà ngon - Trà Xanh Thái Nguyên vị ngon đặc biệt

Trại cài là một địa danh nhỏ của Huyện Đồng Hỷ, nằm ngay sát thành phố Thái Nguyên, cách thành phố một cây cầu Gia Bẩy. Khí hậu và thổ nhưỡng Đồng Hỷ rất trong lành. Người dân thân thiện và chăm chỉ. Mỗi năm vùng chè Trại Cài (xã Minh Lập) cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô. Chè Trại Cài là một trong những loại trà Thái Nguyên có vị ngon đặc biệt: Đó là mùi hương cốm bay, nước sánh vàng mật ong, đắng, ngọt, chát, thơm hoà quyện làm quyến rũ lòng người.

Chè Khe Cốc - Cảnh sắc và hương Trà Thái Nguyên đậm đà.

Khe cốc là một xã của huyện Phú Lương, một địa danh mà người Thái Nguyên luôn đùa nhau rằng, nếu không muốn vô Phú Lương thì hãy làm ăn lương thiện. Vì đây là khu trại giam của Thái Nguyên. Bao bọc xung quanh Phú Lương là đồi núi, sông suối và các đồi chè thái nguyên, là rào cản với bất kỳ phạm nhân nào. Khe Cốc (xã Tức Tranh) là vùng chè trọng điểm của huyện Phú Lương, không chỉ bởi có diện tích chè lớn mà chất lượng trà thái nguyên ở đây cũng thơm ngon không thua kém các vùng chè ngon khác. Chè Khe Cốc từ lâu đã rất nổi tiếng bởi độ nồng, đượm nhờ dòng nước trong mát từ các khe suối nguồn của con sông Cầu.

Trong 4 vùng trồng chè kể trên thì trà Tân Cương Thái Nguyên là nổi tiếng và được ưa chuộng hơn cả. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng trồng chè còn lại là không ngon bằng. Vị ngon của chè Thái Nguyên còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn đã quen thuộc với với chè tân cương thì hãy thử sang chè la bằng, chè khe cốc hoặc chè trại cài để cảm nhận hết được hương vị của chè thái nguyên ngon nổi tiếng./.

 

bt_tr_xanh_13

Trở lại xã Phúc Tân vào những ngày đầu tháng 4 này, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con nhân dân nơi đây khi những tuyến đường bê tông mới được đầu tư xây dựng nối dài đến từng ngõ xóm, nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang xuất hiện ở các xóm. Trên những đồi chè, khoảnh rừng, người dân miệt mài lao động sản xuất… Tất cả cho thấy diện mạo nông thôn của xã đang có những đổi thay tích cực, cuộc sống no ấm đang về với người dân ở một miền quê nghèo khó năm xưa.

Đưa chúng tôi đi thăm những rừng cây, đồi chè xanh bát ngát đang đến kỳ thu hoạch, ông Trần Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: So với các địa phương khác ở T.X Phổ Yên, xã Phúc Tân có xuất phát điểm thấp, trước đây đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn còn thiếu và yếu.

Tuy nhiên, xã có lợi thế gần chân dãy núi Tam Đảo, được hưởng không khí mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển cây chè và trồng rừng. Vì thế, với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã đã khuyến khích, động viên các hộ dân tập trung trồng rừng sản xuất (chủ yếu là cây keo) với diện tích hơn 2.000ha. Theo tính toán của người dân, sau 5-7 năm trồng rừng, sẽ cho thu hoạch 70-80 triệu đồng/ha. Cùng với đó, trồng rừng cũng không quá vất vả, chỉ mất 1-2 năm đầu cần chăm sóc nhiều còn lại những năm sau chỉ cần tỉa cành phù hợp. Diện tích rừng ngày càng được mở rộng, nhiều cơ sở chế biến gỗ cũng được hình thành, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Để cải thiện thu nhập, người dân trong xã cũng không ngừng mở rộng diện tích chè với tổng diện tích gần 300ha, trong đó 70% diện tích là chè cành. Nhằm từng bước nâng cao giá trị cây chè, Phúc Tân cũng đã thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 10ha, với 36 hộ thuộc xóm 4 và 6 tham gia. Hiện nay, xã cũng đang tiếp tục nhân rộng mô hình này với quy mô 30ha tại xóm 1, 2, 8 và 9. Theo anh Trần Xuân Quỳnh, người dân ở xóm 11, cùng với cây rừng, trồng chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Bình quân mỗi ha chè cho thu hoạch 115 tạ trà ngon búp tươi/năm, sau khi trừ chi phí người dân thu lãi gần 70 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng chè, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng chè cành, nhằm cải thiện thu nhập.

Nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương, hiện nay xã Phúc Tân cũng đã hình thành các mô hình trồng cây ăn quả với diện tích 35ha, tập trung ở các xóm: 1, 2, 6, 9, thu nhập bình quân đạt 150-170 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó đến nay, thu nhập của người dân xã Phúc Tân đạt trên 31 triệu đồng/người/năm (năm 2011 là 9,5 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,3%.

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, những năm qua, xã Phúc Tân cũng lồng ghép, tranh thủ các nguồn vốn, vận động nhân dân đóng góp để thực hiện nội dung này. Chỉ tính riêng trong năm 2018, xã đã hoàn thành 5km đường trục xã, 10km đường trục xóm, ngõ xóm; xây dựng mới 3 nhà văn hóa xóm, sửa chữa 7 nhà văn hóa. Đến nay, 100% đường trục xã đã được nhựa hóa; 87% đường trục xóm và liên xóm đã cứng hóa… Theo ông Trần Hồng Thái, đây cũng chính là kết quả nổi bật của xã trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bằng việc phát động các phong trào, hoạt động cụ thể gắn với các tiêu chí nông thôn mới, năm 2018, nhân dân đã đóng góp gần 15 tỷ đồng; tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất thổ cư và đất lâm nghiệp, ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình công cộng khác.

Ông Trần Quang Tung, ở xóm 10 cho biết: Nhận thấy việc xây dựng nhà văn hóa xóm là rất cần thiết trong khi quỹ đất xây dựng chưa có, do vậy năm 2017, tôi đã bàn bạc với vợ và các con tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất trồng chè để xóm làm nhà văn hóa. Diện tích trên nếu để trồng chè, hằng năm, có thể mang lại nguồn thu nhập hơn 40 triệu đồng, song không vì thế tôi tính toán thiệt hơn mà tất cả vì lợi ích chung. Hiện, nhà văn hóa xóm đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng với diện tích 130m2, kinh phí trên 500 triệu đồng…

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn ở xã Phúc Tân những năm gần đây đã có những đổi thay tích cực. Trong đó, nổi bật là sản xuất phát triển, thu nhập bình quân đầu người dần tăng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, trật tự xã hội được đảm bảo, cảnh quan môi trường được sạch đẹp, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Dù phát triển kinh tế - xã hội trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, song xã Phúc Tân luôn được T.X Phổ Yên đánh giá cao, bởi những cách làm linh động, phù hợp với thực tế tại địa phương. Bằng những cách làm và bước đi phù hợp, xã Phúc Tân tự tin sẽ tiếp tục vươn lên, trở thành một trong những điểm sáng ở T.X Phổ Yên trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới./.

 

1atuyen_dai_ly_710

ĐÂY MỚI LÀ TÂN CƯƠNG CHÍNH GỐC!

CAM KẾT:

+ 100% SẢN PHẨM CHÈ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN CHÍNH GỐC, GIÁ RẺ NHẤT THÁI NGUYÊN.

LUÔN LUÔN GIẢM GIÁ  ÍT NHẤT 10.000đ/1kg SO VỚI SẢN PHẨM CÙNG LOẠI CỦA ĐƠN VỊ KHÁC.

+ GỬI EMAIL HOẶC GỌI ĐIỆN CHO CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC CƠ HỘI TUYỆT VỜI NÀY.

 

tc1.1

TRÀ SẠCH VÀ AN TOÀN LÀ THỨC UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH BẠN. AI CŨNG CẦN NHƯNG CHẲNG BIẾT TÌM Ở ĐÂU CHO TIN CẬY NHẤT

HTX CHÈ MINH THU LÀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CHÈ SẠCH VÀ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

 tr_thi_nguyen_5

Cây chè Thái Nguyên đã có mặt ở xã Tân Cương từ hàng trăm năm nay, ngay từ những ngày mới thành lập xã Tân Cương, cây chè cũng đã gắn bó với người dân Tân Cương từ thuở ban đầu ấy.  Người có công khai phá mảnh đất Tân Cương đồng thời là người có công đầu trong việc trồng và phát triển cây chè tại xã Tân Cương là ông Đội Năm, tên thật là Vũ Văn Hiệt. Ông sinh năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.   Khai khẩn đất hoang, gây dựng cây chè trên vùng đất mới nên ông được người dân coi là ông “Tổ” của nghề trồng và chế biến chè của xã Tân Cương.  Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng với khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt cùng với bàn tay khéo léo, cần cù, sự sáng tạo của con người Tân Cương, do đó trà Tân Cương đã trở thành một sản phẩm đặc biệt, có hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có thể sánh được.

 tr_thi_nguyn_5

 

Liên hệ làm Đại lý và Báo Giá Chè Thái Nguyên mới nhất:

Hotline: 0988 925 926 - 0944.899.009

 Để có BÁO GIÁ MỚI NHẤT xin mời bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gửi email đến: htxtraxanhthainguyen@gmail.com chúng tôi sẽ gửi báo giá che thai nguyen sớm nhất cho bạn. Hãy thưởng thức trà Thái Nguyên theo cách của bạn.

 

 tr_thi_nguyn_7

 

HTX sản xuất và Báo Giá chè Thái Nguyên chất lượng cao tại vùng chè Tân Cương chính gốc


Xưa đến nay, rượu và trà luôn gắn liền với nhau trong các dịp lễ lạt. Cũng từ đó, lời thơ tiếng hát khi uống trà hay nhâm nhi men rượu là điều không thể thiếu. Khách đến nhà, tách trà Tân Cương Thái Nguyên đón tiếp, chén rượu theo sau. Và cũng chính tách trà ban đầu ấy, là lời tiễn khách ra về. Rượu vào thì đẩy người vào cao hứng, Trà đến thì dìu người lại ôn hòa. Sau một bữa rượu mà có vài tuần trà nóng hổi, thì cái chất anh hùng võ lược bỗng tan biến đi đâu, để nhường chỗ lại cho các thi nhân.

tr_thi_nguyn_117

 

Nói riêng về thơ, thì đã có rất nhiều bài thơ về rượu, nhưng số bài thơ về trà cũng chẳng hề kém cạnh. Nếu như thơ trong rượu nóng bỏng, say mê và thấm đẫm men tình, thì thơ trong trà lại khiêm cung, suy tư và trầm mặc. Thơ của rượu là thỏa chí tang bồng, nhưng lắm lúc cũng không ít bi lụy, khóc than cho cuộc tình đã mất. Thơ của trà mang tính triết lý cao, nhưng cũng không vì thế mà đánh mất đi cái đẹp sâu lắng của tình yêu đôi lứa, cái đẹp giản đơn của tình yêu thiên nhiên cây cỏ.

Ví như thơ trong rượu hừng hực chí anh hùng:
"…Vào vòng cương tỏa chân không vướng,
Tới cuộc trần ai áo chẳng ven…"
( Thơ Nguyễn Công Trứ)

Thì thơ trong trà lại dịu nhẹ như tranh:
"…Sáng trăng sáng cả vườn chè,
Một gian nhà nhỏ, đi về có nhau…"
(Thơ Nguyễn Bính)

Mỗi khi thong thả nâng trên tay tách (trà) chè Thái Nguyên, lòng người như chùng lại và cái bình yên bỗng phút chốc ùa về:
"…Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng sáng giãi lên vườn chè…"

Bình yên đến, thì hạnh phúc cũng không phải đâu xa:
"…Nước chè tươi rót vàng mơ,
Đôi khi hạnh phúc đơn sơ vô cùng…"

Đời người như một vòng tròn, mà con người cứ mãi chạy vòng quanh. Khi còn trẻ thích bôn ba lập nghiệp cũng chỉ để đổi lấy tuổi già được hạnh phúc bình yên. Có người tìm hạnh phúc ở những nơi xa xăm, người thì tìm hạnh phúc ở công danh lợi lộc, lại có người mãi chạy theo ảo ảnh để kiếm tìm sự nghiệp vĩ đại, mà không biết rằng hạnh phúc ở bên gia đình mới là điều quan trọng nhất:
"Mỗi sớm pha ấm trà,
Niềm vui đến chật nhà…"

Thơ trong trà mang tính triết lý cao, nên các bậc thiền sư hay những bậc học sĩ thường làm nhiều thơ về trà. Không phải đơn giản mà họ đã dạy "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tu thân ở đây không phải là cứ vào chùa để tu, mà tu tức là biết sửa mình, biết nâng cao ý thức chánh niệm, tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: Thân chưa tu, gia chưa tề, nhưng vẫn hoài tham vọng trị quốc, bình thiên hạ. Vạn vật thế nhân đều như bóng trăng đáy nước, nhìn tưởng đã cầm chắc trong tay, nhưng hóa ra chỉ là một cơn gió thoảng. Đạt thành danh vọng, nhưng thân tâm không an lạc, chỉ có sự đau khổ và nỗi cô độc trên đỉnh vinh quang, thì liệu đã ích gì. Đã có một bài thơ thiền trà thế này:
"Chén trà trong hai tay
Chánh niệm dâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây…"

Dù mang tính triết lý cao thâm hay chỉ vài dòng mộc mạc, thơ trong trà luôn đem lại cảm giác bình yên như chính bản thân của trà vậy. Ai đã từng mệt mỏi bôn ba. Ai đã từng ngụp lặn giữa dòng đời trôi nổi. Ai đã từng trải qua những giờ phút sinh tử, thì mới hiểu được cái phút giây bình yên, lẳng lặng uống trà, nó đáng giá vô ngần. Uống một tách trà, ngẫm một lời thơ. Trà còn, thơ còn, đến khi hết trà rồi thì vần thơ cũng bay đi đâu:
"…Hết trà, thơ nghĩ không ra
Buông đàn nỗi khách lại là chứa chan…"
Và bạn của tôi, một lúc nào đó, nâng tách trà trên tay, thả lòng với trà, có lẽ bạn sẽ nhận ra được đâu là câu thơ của đời mình…

THÁNG BA… HƯƠNG HOA BƯỞI

Sinh ra và lớn lên ở thành phố nên hoa bưởi đối với tôi ngày ấy hầu như không có gì đặc biệt. Có chăng chỉ là một thứ hoa được đặc tả trên các trang sách hoặc ở một câu hát nghe thoáng qua trên đài phát thanh. Đến tháng ba năm đó, cái ngày tôi bước vào những tháng cuối cùng của năm học lớp 10, có một cô bé từ miền xa chuyển đến lớp tôi. Cô bé ngồi bàn trên, có một làn da bánh mật và suối tóc thật dày. Và cũng chẳng có gì đặc biệt cho đến khi cô bé vuốt làn tóc đen, thì lúc đó tôi mới hiểu như thế nào là hương hoa bưởi...
Tôi cảm nhận từng sợi tóc tỏa ra thứ hương thơm bình dị mà thanh thiết, không khí xung quanh bỗng trở nên ngọt dịu mà bâng khuâng đến lạ. Mùi hoa bưởi quyện với nụ cười cô bé theo tôi vào cả trong giấc mơ. Tôi bắt đầu biết nhớ cái mùi hương thơm mát và dịu dàng ấy. Chẳng bao lâu Hè đến, tôi và cô bé tạm biệt nhau như bao người bạn khác. Để rồi sau đó, tôi biết tin cô bé lại chuyển trường để phù hợp với cuộc sống mới của gia đình. Cứ thế mà cái tuổi học trò êm đềm trôi qua với bao điều chưa nói. Dẫu trải qua bao nhiêu mùa hoa bưởi, nhưng cứ tháng ba về tôi lại giật mình với hương bưởi bay ra:
"...Nào ai đã một lần dám nói .
Hương bưởi thơm cho lòng bối rối,
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ.
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu..."
(Thơ Phan Thị Thanh Nhàn)

Mãi cho đến bây giờ , khi cầm trên tay chén trà ướp hoa bưởi, tôi vẫn tưởng còn được ngồi ở chiếc bàn học sinh cũ kỹ, được hít hà cái hương hoa đặc biệt còn vương vấn trên tóc ngày đó biết nhường nào…Tôi nhớ cái thuở ban đầu lưu luyến mà người ta vẫn thường gọi như "bong bóng nước mưa" tuy vụng về, ngây ngô khờ dại, nhưng vẫn thấm đẫm cái chất hồn nhiên, tinh khôi của lứa tuổi học trò:
"...Em ngồi bàn trên lớp học tóc đung đưa
Hoa bưởi tháng ba thơm mùi con gái
Anh ngồi dưới rụt rè giơ tay hái
Mấy bông hoa trên mái tóc em cài..."
Và cũng vì nhớ mà bây giờ, mỗi khi tôi có bạn ở quê ra, tôi vẫn thường nhờ ngắt hộ vài chùm hoa bưởi. Có khi tôi dùng để ướp chè, có khi để hấp với mía cho thơm, hay chỉ đơn giản để trên bàn trà thường nhật.

Mấy năm trở lại đây, tôi bắt gặp hoa bưởi được bán nhiều trên các nẻo đường. Từng cánh hoa trắng được xếp đầy trên các chuyến xe qua. Tôi như gặp lại một điều gì thân thuộc lắm, nhưng cái cảm giác phải mua bán và cân đo đong đếm mới có một chùm hoa bưởi làm tôi không thích lắm. Những gì là kỷ niệm, tôi vẫn muốn nó được nâng niu trân trọng như chùm hoa bưởi ngát hương trên cành, chứ không rời rạc từng bông vụn vỡ thế này. Giản đơn thế thôi, năm nay tháng ba lại về và chén trà ướp hương hoa bưởi cứ xao xuyến mãi trên tay tôi...

THẢ TRÔI ĐI PHIỀN MUỘN

Vài năm trở lại đây, Người kể chuyện trà không còn cái háo hức đọc tin báo sớm như ngày nào. Những dòng giật tít, câu like, chiêu trò hay những sự kiện thương tâm tràn lan khắp nơi. Cái năng lượng xấu đang dần triệt tiêu đi cái năng lượng tích cực của đầu ngày. Sự bình yên đáng ra ta phải có vào buổi sớm mai, thì lại được thay thế bằng sự cáu bẩn và nỗi lo âu… Có lúc nào bạn cũng như thế, hãy quay vào góc nhỏ này, chỉ một tách trà thôi nhưng đủ ấm lòng và Người kể chuyện trà sẽ cùng ai thả trôi đi phiền muộn.

Bạn còn nhớ không,
Hồi ta bé, ta thường mơ mỗi sáng thức giấc có một bữa bánh mì chấm sữa ngon lành thay cho vài củ khoai mì, trái bắp.
Hồi ta bé, ta mơ ước được bế em búp bê mắt xanh môi đỏ mi dài, biết nhắm mắt khi ngủ, váy xinh yêu.
Hồi ta bé, ta mơ những hòn bi sáng bóng, những chú robot mạnh mẽ, những chiếc xe, máy bay điều khiển từ xa.
Hồi ta bé, ta mơ được học đàn, được thả diều, được đi công viên, sở thú, được tham quan bảo tàng … thay vì phải học miệt mài cho đến đêm khuya.

Khi ta lớn hơn, ta mơ có công việc ổn định, thu nhập như mong muốn.

Khi ta trưởng thành, ta vẫn mơ bước ra bên ngoài sẽ gặp toàn những nụ cười, sự cảm thông, chia sẻ. Ta không muốn phải giải những bài toán khó giải: cơm áo gạo tiền, ứng xử, ngoại giao … Ta mơ những gánh nặng nào khó gỡ, ta không phải gỡ một mình.
Khi ta trưởng thành, ta mơ mỗi sáng thức giấc đều có người thương bên mình, ta mơ đến sở làm không phải gặp những gương mặt khó đăm đăm.

Nhưng, đời không như là mơ.
Những ổ bánh mì chấm sữa ngon lành lắm khi vẫn thoắt ẩn thoắt hiện trong những giấc mơ thời thơ ấu.
Những tiếng nhạc du dương, những bức tranh, những đồ vật lịch sử trong bảo tàng … hiếm hoi lắm ta mới được thu vào tầm mắt, được chạm đến để lưu giữ ký ức một thời lịch sử rực rỡ.
Những nụ cười, những sẻ chia, những cảm thông … không phải khi cần ta đều nhận được.
Những nỗi niềm, có khi ta không biết tỏ cùng ai … Rồi cứ lặng im giữ mãi bên lòng.
Những gánh nặng, ta cứ nghĩ hoài không gỡ được … Rồi, mãi oằn mình gánh vác, lo toan … tuyệt vọng …
Cho đến một ngày …
Ngoài kia, bão lũ cuốn trôi đi nhiều thứ: tính mệnh con người, tài sản, cơ hội …
Ngoài kia, những đổi thay khó tránh của thời đại kéo theo bao đổi thay của lòng người …
Ta cứ ngỡ, ta quen, ta đã quen với những giấc mơ không có thật, rằng chắc phải đành thế thôi, gánh nặng này cứ phải mang theo cả đời …

Ta thèm lắng đọng. Ta thèm an yên.
Pha một ấm trà mới, với một vị trà trước giờ chưa bao giờ dùng, chờ đón bạn học cũ vừa liên lạc lại được.
Bạn đến chơi, rổn rảng giọng cười y như thời tuổi trẻ:" Mọi hôm đi đâu tôi cũng mang cái túi to chứa đủ thứ đồ. Nay tình cờ nhóc nhỏ ở nhà nó nghịch, nó rút cái này cái nọ cất chỗ khác. Lúc phát hiện ra, định gọi điện la nó rồi, mà thấy sao hôm nay người nhẹ nhàng với chiếc túi ít đồ, thấy sảng khoái quá, thấy khỏe nữa … nên thôi, bỏ luôn ý định la nó … Mà chắc, từ giờ tôi cũng sẽ không rườm rà câu nệ mang vác chất chứa nhiều quá làm gì. Cứ thế này, thấy được hơn."

Tách trà trong buổi sáng bình yên ngày thứ bảy bỗng càng ngọt ngào làm sao, không phải "bình thường" như ý nghĩ thoáng qua trong đầu lúc với tay chọn gói trà không quen thuộc.

Bất giác, ta chợt liên tưởng đến những mơ ước, những gánh nặng, những thực tế cuộc đời …
Phải rồi, ai trong chúng ta cũng đeo bên mình một "chiếc túi cuộc sống". Nếu chiếc túi ấy chứa quá nhiều nỗi lo lắng, ưu phiền, kỳ vọng, trông đợi …, lâu dần nó sẽ khiến ta mệt mỏi, sức khỏe kém đi vì phải đeo, mang quá nhiều. Nếu một ngày, ta ngồi xuống, lấy bớt những "món đồ" đang trong túi ấy ra, thay vào đó những "món đồ" khác: những nụ cười, sự vui vẻ, sự cởi mở, sự quan tâm và tin yêu vừa đủ … Thêm một chút gió, chiếc túi sẽ không còn là thứ ta phải đeo mang bên người … mà biết đâu, nó sẽ như một đôi cánh, một khinh khí cầu nâng ta bay lên.

Và nếu cả như chưa may mắn biến ước mơ thành sự thật, dù đã cố gắng, thì cứ nhẹ nhàng mỉm cười, nhẹ nhàng đối mặt, nhẹ nhàng giải quyết, nhẹ nhàng bước tới nhé, bạn của tôi ơi!

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 140
Trong tuần: 3489
Lượt truy cập: 2251975
1
Bạn cần hỗ trợ?