Hồn việt bên tách trà Thái Nguyên sớm mai thức dậy
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Hồn việt bên tách trà Thái Nguyên sớm mai thức dậy

Trà Thái NguyênCÂU CHUYỆN VỀ...HỒN VIẾT BÊN TÁCH TRÀ SỚM MAI

Người kể chuyện trà Tân Cương Thái Nguyên vẫn thường nhận được những tin nhắn thăm hỏi của các bạn, thật cảm động lắm trước những tình cảm chân tình đó. Không chỉ có những lời thăm hỏi, có những bạn còn gửi cho Người kể chuyện trà những đoản văn mà mình vừa viết. Bạn hỏi: làm thế nào để viết những đoản văn đầy cảm xúc và muốn đàm đạo cùng Người kể chuyện trà. Hôm nay, Sài Gòn cuối tuần...sớm mai thoang thoảng gió. Pha một ấm (trà) chè Thái Nguyên, tản mạn theo từng câu chữ, Người kể chuyện trà tôi xin được chia sẻ lòng mình cùng các bạn.

Thế này nhé...Có rất nhiều khóa học đào tạo ta trở thành chuyên nghiệp, trở thành một nhà văn chính hiệu. Thế nhưng, đời sống con người là muôn hình vạn trạng, lịch sử được vẽ theo thời cuộc, chân lý thay đổi theo từng xã hội, thì mọi phương pháp, mọi kỹ thuật đều chỉ là tương đối. Nó chỉ có thể giúp ta dễ dàng hơn trong việc hệ thống hóa tư duy của mình, để từ đó tìm ra một cách viết hợp lý, bài bản và khoa học. Tuy nhiên, việc truyền tải cái hồn vào từng câu chữ thì lại nằm ở một nơi vô định khác.

Ta có thể thể cảm nhận một điều rằng: bản nhạc hay làm lòng người xao động. Để chơi một bản nhạc hay, thì việc chơi đúng nốt, đúng điệu đối với người nghệ sỹ là điều bắt buộc. Nhưng cái hay bậc nhất của một người nghệ sỹ, chính là sự chuyển tải hồn mình vào tiếng nhạc, biến những âm thanh réo rắt khi dịu êm như làn gió thoảng, khi ầm ầm cuộn sóng ba đào như trăm vạn hùng binh ra trận. Người nghệ sỹ chơi đàn, cả thế giới trở thành vô nghĩa, chỉ còn mình họ đối diện với chính họ. Và cái hồn ấy như một cơn gió xoáy, cuốn tròn người nghe xoay vần theo nhịp điệu.

nghethuattra


Và…việc viết cũng thế, người viết cũng như thế, phải chuyển tải được cái hồn mình như một người nghệ sỹ chơi đàn vào từng chữ, từng từ, từng câu viết. Cái hồn viết ấy, cái tinh tế sâu lắng ấy, không nằm ở bất cứ một văn phong, một phương pháp, một cách thức hay chiêu thức nào đó. Nó cứ tự nhiên len lỏi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn mà hòa điệu, làm người đọc như hòa mình vào cái không gian riêng mà người viết đã vẽ nên. Cái hồn viết đó, cứ lắng sâu, lúc nhặt lúc khoan làm say lòng người đọc.

Ta tự hỏi: cái hồn viết ấy, nằm ở nơi đâu ? Nó nằm chính trong con người của mỗi chúng ta. Đó là cái nội tâm sâu thẳm của con người. Tâm như một họa sỹ giỏi, nó vẽ nên cuộc sống. Sự hạnh phúc hay khổ ải, sự thành công hay thất bại, sự vui mừng hay buồn tủi, đều từ tâm người mà ra cả. Nó có lúc nhẹ nhàng như những vần thơ điệu hát nơi thiên đường, nhưng cũng có lúc nó nóng bỏng như chảo nước đồng sôi từ địa ngục. Hãy im lặng mà lắng nghe, im lặng mà chiêm nghiệm, im lặng mà học hỏi. Khi ấy, ta không còn vật vã với từng ý, từng chữ, từng câu nữa, vì lúc đó, mạch viết của tâm hay cái hồn viết sẽ từ từ lên tiếng.

Muốn được cái hồn viết ấy, thì bản thân mình phải hòa nhập được với chính tâm mình. Tâm bất ổn, tâm đau buồn hay hứng khởi, đều không thể hòa nhập, chỉ có tâm tĩnh lặng như mặt nước hồ trong suốt, thì khi đó người viết và tâm mình mới hòa thành một. Mạch viết của tâm người được xuất hiện và tuôn trào trong sự tĩnh lặng, tuy vậy, nó như một cánh bướm mong manh mà chỉ cần một chút lay động sẽ dễ dàng bay mất. Cái tĩnh lặng của tâm đó, không phải nằm ở những nơi thâm sâu cùng cốc, mà nó nằm ở ngay giữa chợ đời, ở những nơi ồn ào nhất, nguy hiểm nhất, gian khổ nhất. Ở những nơi đó, tâm vẫn giữ được sự tĩnh lặng, thì đó, mới là cái tâm của sự thông suốt và sáng tạo. Mỗi ngày trôi qua là một dòng văn, mỗi tháng trôi qua là một trang văn và mỗi năm trôi qua là một tập bản thảo của đời người. Sự hay dở của một tác phẩm từ những bản thảo ấy đều do người ghi lại. Những dòng bản thảo vô tự ấy, nó như một tiếng nói xa xăm vọng về trong hơi thở, mà đôi khi người ta chỉ nghe tiếng được, tiếng mất, rời rạc và vô nghĩa. Chỉ đến khi ta thật sự tĩnh lặng và lắng lòng lại, thì âm thanh của tâm đó mới dần rõ ràng và lớn bổng. Lúc đó, việc suy nghĩ để viết gì đã trở thành vô nghĩa, tâm sẽ là người đọc cho ta viết.

Thật khó để biết trước thời điểm tĩnh lặng của tâm, để đón một mạch viết tuôn trào. Mạch viết của tâm này, có thể xuất hiện và lên tiếng vào bất cứ thời điểm nào. Có những lúc nó xuất hiện khi ta đang mơ ngủ, khi ta đang tất bật công việc, khi ta đang trên đường, hay bất ngờ trong khi đang tắm. Thế nhưng, ngay khi ta chưa lắng nghe được, chưa nắm bắt đươc, thì nó lại lập tức tan biến vào hư vô. Đó là lý do người ta không thể dễ dàng ghi lại được những mạch viết của tâm, bất ngờ xuất hiện ấy.

Có thể nói, Đại thi hào Nguyễn Du là một trong số người đã nghe được rõ ràng nhất mạch viết của tâm mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã viết:

"Thiện căn tại ở lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Tâm là người, nó sản sinh ra một mạch viết tuôn trào cho những tác phẩm lớn, mà không một cái tài nào có thể sánh được. Mạch viết đó chỉ sinh ra và lên tiếng rõ ràng trong cái thiện, trong sự sẻ chia và cảm thông. Nó bị tan biến đi hoặc kêu lên những tiếng kêu vô nghĩa trong tham, sân, si của con người. Cái mạch viết của tâm ấy, đã thổi hồn vào từng câu chữ, làm trung gian hòa quyện giữa người đọc và người viết. Cách duy nhất luyện tập để nghe được mạch viết của tâm và ghi lại nó, là luôn bồi dưỡng thiện tâm. Thiện tâm chính là một phần của tâm, nó khuếch đại âm thanh của tâm người, giúp ta ghi lại những những tác phẩm vĩ đại. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã ra đời trong một tâm người như thế. Bồi dưỡng thiện tâm giúp ích cho việc viết, là công việc hằng ngày nên làm của bạn và cả của tôi.

Và sau cùng...đến một lúc nào đó, khi bạn đã cho ra đời những tác phẩm lớn, bạn có thể khiêm tốn nhưng cũng rất tự hào nói rằng:"Tôi không phải là người viết văn hoặc người sáng tạo ra những dòng chữ, tôi chỉ là người ghi lại tiếng nói tâm mình."

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 143
Trong ngày: 1819
Trong tuần: 5072
Lượt truy cập: 2201938
1
Bạn cần hỗ trợ?