Trà Tân Cương Thái Nguyên góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Trà Tân Cương Thái Nguyên góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các địa bàn Thái Nguyên

 

Để phát triển cả về kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân, Thái Nguyên cần triển khai chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới bởi chương trình này phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm trà Thái Nguyên và bảo vệ môi trường.

 

Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có, Thái Nguyên đặt mục tiêu đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, để đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP.

Mở rộng thị trường

Nổi tiếng là vùng đất với những đồi chè ngon và những thương hiệu chè nổi tiếng như chè Tân Cương, Chè Đồng Hỷ…Thái Nguyên hiện có 19.000 ha chè, trải rộng trên 9 huyện, thị xã, mỗi năm cho thu hoạch gần 200.000 tấn chè búp tươi. Các sản phẩm chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Thái Nguyên cũng được biết đến với nhiều thương hiệu khác như gạo nếp Thầu Dầu (huyện Phú Bình), hoa đào Cam Gía (phường Cam Gía), miến dong (Đồng Hỷ)... Tuy nhiên, những sản phẩm này vẫn chỉ được biết đến và tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chỉ chiếm 20-30% tổng sản lượng tiêu thụ.

Để mở rộng thị trường nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khoa học công nghệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan. Đây cũng là thị trường trọng tâm của chiến lược xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh trong những năm tiếp theo.

 

OCOP giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

OCOP giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới Thái Nguyên

Kết hợp OCOP

Ngày 12/9/2018, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch số 108/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2025”. Theo Đề án, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống trung tâm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp tỉnh và huyện.

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm có điều kiện trở thành sản phẩm OCOP, thuộc các nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm - trang trí - nội thất; và dịch vụ du lịch. Các hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Chè Tân Cương (Tp. Thái Nguyên), miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa...

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên - cho biết, việc xây dựng OCOP góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình khi đi vào thực tế có ý nghĩa tích cực trong thay đổi tập quán sản xuất, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn, làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm từ 20% trở lên…

Thực tiễn sản xuất cho thấy, cây trồng được bón phân lân nung chảy Văn Điển và phân bón đa yếu tố NPK đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng, giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá. Loại phân lân này còn vừa giảm sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, bồi dục và cải tạo đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, nhất là bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đồi chè tại Thái Nguyên

Lựa chọn và sử dụng phân bón

Các tỉnh miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La…., vùng mía nổi tiếng Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang…, cà phê, cao su ở Sơn La, Điện Biên và các tỉnh phía tây.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, trong nông nghiệp, đầu tư phân bón chiếm 18-22% chi phí sản xuất, song mang lại trên 55% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Khảo sát thực trạng thâm canh cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, một trong những nguyên nhân lớn nhất làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và làm thoái hóa đất canh tác là do khâu phân bón, do việc lựa chọn phân bón không phù hợp và việc sử dụng phân bón thiếu khoa học.

Nông dân trồng chè đôi khi chưa biết chọn đúng loại phân bón phù hợp cho canh tác
Nông dân trồng chè đôi khi chưa biết chọn đúng loại phân bón phù hợp cho canh tác

Hiện nay, bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng; thường dùng các loại phân hóa học có gốc chua và tan nhanh như ure, lân super… Nhiều nông dân rất thích loại phân nào sau khi bón vài ngày đã thấy cây trồng xanh ngay, nên thường chọn đạm là phân bón chủ lực. Hơn nữa, do đất cao lại dốc, chọn phân đạm và phân lân gốc axit tan nhanh, bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt đất.

Việc bón phân như vậy vừa gây lãng phí lớn do quá trình xói mòn, rửa trôi, vừa gây chua và phá kết cấu đất mà năng suất cây trồng vẫn không cao, trái lại sâu bệnh bùng phát, nông dân lại phải nhiều lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng. Như vậy, vừa gây nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn, vừa tiêu diệt hết các thiên địch, vừa hại sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Tính ưu việt của phân nung chảy Văn Điển

Phân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu 15-19%, các dinh dưỡng trung – vi lượng dễ tiêu như Mg, Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 76%. Phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi; không bị các nguyên tố Fe, Al bám giữ, chuyển hóa sang dạng khó tiêu cho cây trồng; mà cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển; nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ lại trong đất cho các vụ sau. Đặc tính giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng khử chua, bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Sử dụng phân bón Văn Điển giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận
Sử dụng phân bón Văn Điển giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận

Trong quá trình sản xuất, không sử dụng hoá chất, không để chất thải gây ngộ độc môi trường; thành phần giàu dinh dưỡng trung – vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận nên được mệnh danh là loại phân bón thân thiện môi trường.

Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với các chất đạm, kaly và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Phân lân Văn Điển nổi lên như một giải pháp
Phân lân Văn Điển nổi lên như một giải pháp "vàng" cho cây trồng 

Sử dụng phân bón Văn Điển cho cây chè Thái Nguyên để bón lót, khoảng 20-30 tấn phân chuồng hoai mục kết hợp với 1,0-1,5 tấn lân nung chảy Văn Điển trộn đều với đất để bón. Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè, trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYT NPK16:8:4, trung bình mỗi năm bón 400-450 kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7. Đến kỳ chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi), căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà tăng giảm lượng phân bón. Nếu nương chè năng suất bình quân 10 tấn búp tươi/ 1ha thì bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét, mỗi ha chè bón khoảng 500-600kg Đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục; bón thúc hằng năm mỗi ha chè khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc  22:5:11.

Bón phân Văn Điển cho mía phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản là đúng – đủ – kịp thời. Bón lót mỗi sào 5-7 tạ phân hữu cơ, 30-40kg phân lân Văn Điển, đảo phân rồi lấp đất, đặt hom. Bón thúc đợt 1, khi mía đẻ nhánh, 1 sào bón 30-40kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12-8-12 hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 16-6-16; đợt 2, khi mía bắt đầu vươn lóng, bón 1 sào 25-30kg một trong hai loại phân trên.

Hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững

Từ những năm 2005-2008, phân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển được thử nghiệm và từng bước được sử dụng cho cây công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Qua quá trình sử dụng, phân bón Văn Điển đã bó bện với sản xuất, đã có thương hiệu và niềm tin với bà con nơi đây. Tuy không phải bón thêm vôi, song đất nông nghiệp được cải tạo, giảm độ chua và tăng tơi xốp hơn, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn, chất lượng cao hơn và giúp nông dân giảm lượng phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời giảm công lao động. Bà con trồng mía Hòa Bình chọn phân Văn Điển vì giúp tăng năng suất, giảm sâu bệnh hại và tăng chất lượng đường mía. Với mía trắng, cây chắc, không bị xốp ruột như khi bón nhiều đạm, nước ngọt, không chua. Mía tím màu cây tím đen mượt, tăng vị ngọt thơm. Khi bón phân Văn Điển, mía tím và mía trắng đều cho lóng dài, cây mập, ngọn nở, lá màu xanh sáng, cứng cây.

Mía tím Hòa Bình ưa phân bón Văn Điển, cho hiệu quả cao khi canh tác
Mía tím Hòa Bình ưa phân bón Văn Điển, cho hiệu quả cao khi canh tác

Chè Đại Từ lâu nay có tiếng là chè ngon. Ông Nguyễn Đình Nghĩa - Giám đốc chi nhánh VTNN huyện Đại từ tâm đắc: "Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển. Nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương thì dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi xao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5-5,0kg búp tươi mới được 1kg búp khô thì chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8-4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn".

Những vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Vô Tranh, Tức Tranh…. những làng chè sạch, làng chè Vietgap đều dùng phân bón Văn Điển. Ông Trần Hải Âu, Giám đốc chi nhánh VTNN huyện Phú Lương cho biết: "Thị trường phân bón hiện nay rất nhiều dạng, nhiều loại; song thương hiệu Phân bón Văn Điển đã ăn sâu vào tiềm thức người trồng chè, đặc biệt trong công nghệ sản xuất chè sạch, chè Vietgap…."

Sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững.

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 197
Trong ngày: 1462
Trong tuần: 3349
Lượt truy cập: 2053330
1
Bạn cần hỗ trợ?