1. Tình hình sản xuất ngành hàng trong nước và trên thế giới
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

1. Tình hình sản xuất ngành hàng trong nước và trên thế giới

1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng chè Thái Nguyên:

 Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng sớm nhất ở Trung Quốc, cách đây khoảng 5000 năm. Cho đến năm 2000, đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu trồng và xuất khẩu chè. Sản lượng chè thế giới năm 2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn.

Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam đã có 2 vùng sản xuất tập trung: vùng chè tươi và vùng chè rừng cho tiêu dùng nội địa chủ yếu.

Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có thêm vùng chè công nghiệp tập trung hiện đại xuất khẩu (1923-1925).

Đến năm 2000, đã có 3 loại vườn chè gồm chè tươi hộ gia đình, chè rừng dân tộc và chè công nghiệp hàng rào có đốn, tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử (phong kiến, thuộc địa và độc lập), tại 3 vùng địa lý (đồng bằng, trung du và miền núi).

1.1.1. Thời kỳ phong kiến

Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn – 1773 (Bộ Bách Khoa tự điển đầu tiên của Việt Nam), từ thời kì các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp, đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn:

- Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông, cung cấp chè tươi, chè nụ, chè bạng, trà Huế…

- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núi phía Bắc, cung cấp chè mạn, chè chi…

Người dân lao động và trung lưu thành thị uống chè tươi, chè nụ, chè chi, chè già; còn giới thượng lưu quý tộc thì uống chè mạn, chè ô long, chè tầu.

1.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)

- Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1890, Công ty thương mại Chaffanjon đã có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng 60 ha, ở Tinh Cương, - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè.

- Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ, đặt tại Phú Hộ, chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên, cối vò, máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi…, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Indonexia và Srilanka.

- Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc với 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất 6.000 tấn chè khô; chè đen xuất khẩu thị trường Tây Âu (London và Amsterdam), chè xanh xuất khẩu thị trường Bắc Phi (Angiêri, Tuynizi và Marốc), tiêu thụ ổn định và được đánh giá cao về chất lượng, không thua kém chè Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc.

1.1.3. Thời kỳ Việt Nam độc lập (sau 1945)

Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 – 1975), các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai Miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề. Phú Hộ ở Miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt sạch , phá sạch, phá sạch, nhưng vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống. Bảo Lộc ở miền Nam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động được. 0

Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần. Năm 2000, đã có 90.000 ha chè Thái Nguyên (kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trồng mới), sản xuất ra 87.000 tấn chè khô, xuất khẩu 67.000 tấn, tiêu thụ nội địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD.

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 98
Trong ngày: 919
Trong tuần: 3423
Lượt truy cập: 3787977
1
Bạn cần hỗ trợ?