CÂU CHUYỆN VỀ...”TUYẾT SƠN HỒNG TRÀ”
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

CÂU CHUYỆN VỀ...”TUYẾT SƠN HỒNG TRÀ”

Trà Thái NguyênCÂU CHUYỆN VỀ...”TUYẾT SƠN HỒNG TRÀ”

Mấy hôm nay, Người kể chuyện trà Tân Cương Thái Nguyên thấy lòng buồn vô hạn. Một người bạn thân thiết của Người kể chuyện trà đã gửi cho thông tin về việc: những nơi trồng chè của Việt Nam ta đã ồ ạt chặt bỏ cây chè để thay thế bằng những cây trồng khác. Là một người yêu trà, và cũng là người yêu lắm những sản vật của Việt nam ta, Người kể chuyện trà không tránh khỏi lòng mình đầy tâm trạng.
Hơn bao giờ hết, ngay lúc này, việc gìn giữ và bảo tồn giống chè quý của ta là điều hết sức cần thiết. Mới hôm nào, Người kể chuyện trà đã kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Tiên Dung Hồng Trà”, hôm nay, Người kể chuyện trà sẽ kể tiếp cho các bạn nghe về câu chuyện “Tuyết Sơn Hồng Trà”. Chúng ta cùng đọc để hiểu thêm về những giống trà quý của Việt Nam, những giống trà không chỉ cần phải bảo tồn, mà nó còn chính là cơ hội phát triển kinh tế giúp ta vươn ra biển lớn.

ch_tn_cng_thi_nguyn_21

 

Câu chuyện “Tuyết Sơn Hồng Trà”.
Chuyện kể rằng...
Ở nơi địa đầu Tổ Quốc phía Bắc, trên đỉnh núi cao ngàn năm mây phủ, có những cây chè cổ thụ mọc lên thành rừng tự bao giờ. Người ta vẫn tự hỏi những rừng (trà) chè Thái Nguyên ấy đã có từ bao giờ, nhưng tuyệt nhiên không ai rõ cả, chỉ có những người già nhất trong bản làng thỉnh thoảng ngồi vui với con cháu lại kể những câu chuyện từ ngày xa xưa lắm.

Thuở ấy, con người vẫn còn cuộc sống du canh du cư, cái đói nghèo và khổ đau cứ bám lấy họ không rời một bước. Trên những hành trình du mục không ngày mai ấy, nhiều người đã đuối sức gục xuống và mãi mãi ko thể tiếp tục cuộc đi đầy gian khổ được. Họ cứ đi, đi mãi, đi khắp các núi này tới non nọ để tìm vùng đất hứa định cư.
Một lần, đoàn người đi tới một đỉnh núi nọ, nơi đây phong cảnh tuyệt đẹp, có chim ca, suối chảy róc rách và những rừng cây xanh bạt ngàn bóng má. Đoàn người di cư thấy lòng chợt rộn rã niềm vui và phấn khởi, họ quyết định dừng lại nghỉ chân. Họ mang thức ăn ra cho lũ trẻ đang đói bụng vì cả ngày dài mệt nhọc. Ăn xong họ ngồi dưới những tán cây nghỉ ngơi trong khi lũ trẻ thì lại đùa nghịch dẫn đàn gia súc ra suối uống nước. Đàn gia súc uống nước xong, bỗng ngước lên những bụi cây thấp gần đó, ngốn luôn thứ lá cây xanh để ăn. Chúng ăn ngon lành và nhanh chóng phục hồi sức lực, mạnh mẽ hẳn lên. Mấy đứa bé thì hái lá cây làm kèn môi thổi rồi bất chợt cảm thấy vị ngọt lịm từ lá cây. Chúng reo lên rồi nhấm nháp chiếc lá từ cái cây xanh rì ấy.

Người trưởng nhóm du mục bắt đầu chú ý đến những hành động trên của lũ trẻ và bầy gia súc. Ông lấy làm lạ vì lũ gia súc ăn lá cây bỗng được phục hồi sức khỏe. Ông bứt lấy một chiếc lá vò vào mũi. Một mùi thơm mát thoang thoảng đưa lên. Đưa vào miệng, ông cảm thấy vị hơi nhẫn ban đầu nhưng hậu ngọt thơm mát. Ông chợt thấy mình tỉnh táo và khỏe hẳn. “ Đúng là lá cây thần kỳ!” Ông thốt lên và quyết định chọn mảnh đất lành ấy làm nơi ở lâu dài cho cả đoàn người.

Mãi về sau, cây chè ấy được gọi là chè Tuyết Sơn vì mùa đông tuyết phủ trắng cả sườn núi, tuyết phủ trắng từng ngọn cây kẽ lá, cây chè lúc này co mình ấp ủ tinh hoa trời đất đợi đến mùa Xuân đâm chồi nảy lộc. Người dân sống quanh, thu hoạch tự nhiên những cánh chè điểm trắng – đặc điểm riêng của chè Tuyết Sơn, tạo ra một sản phẩm trà không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản. Trải qua biết bao công đoạn sao chế hoàn toàn bằng thủ công, người ta đã cho ra đời Tuyết Sơn Hồng Trà, một loại trà thuần Việt, tinh khiết như thiên nhiên và mang hương vị thơm ngon của đất trời. Đó là loại trà mà cánh trà có lớp lông tơ trắng như tuyết mặc cho bao gió mưa tuyết phủ vẫn hiên ngang đâm chồi nảy lộc.

Bạn bè khắp năm châu khi đến tìm hiểu về Tuyết Sơn chè, đều công nhận rằng Việt Nam ta có được rừng chè cổ vào bậc nhất thế giới. Họ đã phân tích trong Tuyết Sơn Hồng Trà có các chất quý có tác dụng: phòng ung thư, giải độc nhẹ, tăng tuổi thọ và kéo dài vẻ đẹp tuổi xuân...

Tuyết Sơn Hồng Trà dù pha ở nước nóng hay nước ở nhiệt độ bình thường đều có thể cho ra một chất trà tinh tế nhất. Màu trà sóng sánh như hổ phách, vị trà thơm ngọt như mật ong rừng. Người lớn tuổi thích dùng nóng, người trẻ tuổi thích dùng lạnh, hay cả các cô cậu tuổi teen thích trà sữa, đều có thể sử dụng Tuyết Sơn Hồng Trà để làm nguyên liệu chế biến cho mình một ly trà sữa, hay trà chanh xả thơm ngon nhất.

Các bạn yêu quý của Người kể chuyện trà,
Các bạn thấy đó, ta đang có trong tay những sản vật quý giá từ thiên nhiên, chỉ ta cần lan tỏa câu chuyện để thêm người chung sức chung lòng góp phần gìn giữ nó. Người kể chuyện trà xin được lắng nghe ý kiến từ các bạn và sẽ hỗ trợ hết sức mình cho những bạn có tâm muốn bảo tồn, phát triển hay muốn khởi nghiệp với Trà Việt Nam ta. Được cùng các bạn, Người kể chuyện trà vui lắm thay!

CÂU CHUYỆN VỀ…NGƯỜI THẦY TRONG SỬ VIỆT

Ngày xưa, vào thời vua Trần Nghệ Tông, quan tể tướng lúc bấy giờ là Phạm Sư Mạnh. Trong một lần ông về thăm thầy dạy học của mình, gặp lúc chợ phiên, người mua kẻ bán tấp nập. Để dọn đường cho quan lớn đi qua, quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả một vùng. Quan chưa đến nhà thì người thầy đã biết chuyện. Lúc Phạm Sư Mạnh đến nơi, thầy ông đã chỉ thẳng vào mặt và trách rằng:” Về thăm ta mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ, diễu võ giương oai, thì sao ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu nhìn mọi người?”. Nói rồi, thầy phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh kinh sợ và ân hận, ông cứ quỳ gối mãi suốt bên giường 1 ngày 1 đêm để chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về.

Người thầy nghiêm khắc ấy không ai khác hơn chính là thầy giáo Chu Văn An, vị thầy đáng kính và chuẩn mực của lịch sử Việt Nam ta. Khi sinh thời, ông luôn tâm niệm “học không phải để làm quan mà để làm người”, muốn dạy bảo trò tốt, thầy phải nghiêm và là tấm gương sáng. Sau khi biết việc của quan tể tướng Phạm Sư Mạnh, học trò của ông làm quan trên khắp nước, mỗi khi về thăm ông chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình như dân thường để giữ đúng lễ thầy trò. Sự dạy bảo nghiêm khắc của ông thể hiện một tư tưởng và triết lý giáo dục sáng ngời: Cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời, còn đáng quý hơn giữ chức vụ lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2018, qua câu chuyện, với tách trà thơm quý nhất, Người kể chuyện trà xin kính lời tri ân đến các thầy cô giáo, những con người đã không tiếc công sức mình dìu dắt và dạy bảo cho thế hệ mai sau.

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 202
Trong ngày: 1048
Trong tuần: 3552
Lượt truy cập: 3788162
1
Bạn cần hỗ trợ?