Sài Gòn một cuối tuần kỳ lạ
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Sài Gòn một cuối tuần kỳ lạ

Trà Thái NguyênSÀI GÒN, MỘT CUỐI TUẦN KỲ LẠ!

Tháng Chạp hây hẩy bên hiên nhà. Thông thường, giấc này thời tiết thường hanh khô, có năm cũng se se lạnh. Nhưng những trận mưa kỳ lạ, không biết gọi là mưa cuối mùa hay mưa trái mùa nữa, thỉnh thoảng cứ nhẹ nhàng đến gieo vào lòng những nghĩ suy, vơ vẩn.

Là mùa Xuân đã thấp thoáng đầu ngõ theo từng tiếng xe máy rộn rã chở hàng về chất đầy tiệm tạp hóa quen, bất chấp đầu phố cách đó không xa, hàng hóa lúc nào cũng đầy ắp trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

hop_tra_600x800bn


Mấy cô, mấy chị dẫu vẫn đến mua sắm nơi siêu thị sầm uất, mát lạnh, hiện đại nhưng vẫn không quên chợ nhỏ gần nhà. Có người nhất quyết phải chờ mua miếng thịt heo quay, mớ mướp hương trái nhỏ xíu của chị gái từ Hóc Môn xuống chợ nhỏ bán mỗi ngày, chớ không mua của những hàng mua từ chợ đầu mối về. Lý do là bởi họ lỡ mê cái hương vị miệt vườn ngoại thành đã nuôi lớn cây trái bao đời nay.

Là mùa Xuân e ấp đâu đó ngoài trung tâm thành phố, nơi các quán hàng thời thượng trang trí sinh động, nhạc mở rộn ràng cả ngày. Đâu đó trên tầng cao một chung cư cũ, đôi bạn trẻ lặng yên thưởng thức một ấm trà ngon khi nắng sớm mai vừa đến chưa lâu. Dưới đường, dòng người dòng xe vẫn hối hả ngược xuôi. Quán nhỏ mang tên "Sài Gòn ơi" bình dị giữa trung tâm thành phố, lưu dấu chân không biết bao thế hệ tìm đến nơi này, để có thể ngắm Sài Gòn từ trên cao, nghe hương đất trời hòa quyện …
Là mùa Xuân rộn ràng rưng rưng niềm thương mến, khi bên ngoài biên giới nước Việt, những chàng trai trẻ chiến đấu dũng cảm trong một trận cầu tuyết rơi trắng xóa trên sân. Dẫu không thể giành được chiến thắng cuối cùng nhưng thế cũng đủ cho một chiều Sài Gòn bao yêu thương dõi theo từng đường bóng lăn, từng gương mặt đỏ ửng vì nhiệt độ xuống thấp, từng ngón tay cào tuyết để bóng lăn đúng con đường …

Trước đó, bạn gởi cho một tấm hình những phút giây gần tới giờ bóng lăn: những con đường Sài Gòn vắng lặng đến không ngờ trong một chiều cuối tuần vốn vẫn thường sôi động.
Theo từng tiếng tích tắc của đồng hồ báo giờ, bao tuần trà cứ đầy rồi lại vơi, vơi rồi lại đầy. Bao nhiêu rộn ràng để dành cho mùa Xuân dường đã tạm trút cạn theo từng khoảnh khắc diệu kỳ khi trái bóng lăn.

Thoáng chốc, Sài Gòn rưng rưng bởi những trái tim mùa Xuân rủ nhau hòa cùng một nhịp.
Ngoài kia, Sài Gòn còn rộn rã những yêu thương...

CÂU CHUYỆN TRÊN ĐƯỜNG VÀ LÒNG TỬ TẾ.

Cuộc sống bình dị, xuân hạ thu đông hay hai mùa mưa nắng trải qua đều đặn. Vui có. Buồn có. Lại lắm khi không vui không buồn. Nhưng có lẽ "bất an" mới là một từ không dễ chịu với mỗi người chúng ta.

Bất an không hẳn chỉ vì một sáng bước chân ra đường đã bắt gặp những gương mặt cau có, những ca vượt đèn đỏ, những cú lạng lách đánh võng.

Bất an cũng không hẳn vì những chuyến xe quay đầu ngay khi trả khách để quay về lại thành phố, tiếp tục những chuyến xe tốc hành cuối năm khi người người nhà nhà mong ngóng được đoàn viên sau bao nhiêu người cơm áo gạo tiền phố thị.

Bất an không chỉ vì đũa gắp một cọng rau, một lát thịt mà lòng âu lo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bất an, còn bởi vì sự lạnh lùng, thờ ơ lên ngôi khi mà đã có biết bao nhiêu là câu chuyện về những cái kết đau lòng khi giúp đỡ người nọ người kia.

Lòng người âu lo, đắn đo trước một việc cần giúp. Lòng người buộc phải "đóng băng" trước bao nhiêu phiền phức ập đến chỉ vì "lỡ tử tế".
Hai tiếng "tử tế" bỗng trở nên xa xỉ, chừng lùi dần vào quá khứ …

Cho đến một ngày …
Mẹ gọi nhờ mang biếu người quen một ít (trà) chè Thái Nguyên ngon. Dĩ nhiên với thời đại @, có rất nhiều cách để quà đến tay người nhận mà mình không cần phải nhọc công tốn sức. Nhưng, cái tình quan trọng lắm, nên dù bận bịu công việc tôi vẫn thu xếp làm việc mẹ giao. Dù đã cẩn thận tìm đường, hỏi đường trước khi đi và tự tin bản đồ đã được in vào đầu, nhưng cái smart-phone hết pin giữa chừng khiến công cuộc tìm đường trở nên khó khăn. Vượt bao nhiêu kilomet đường bụi, xe tải … trên xa lộ Đại hàn, không ngán, nhưng hỏi tên đường ai cũng lắc đầu … tôi đâm nản. Tấp vào một chợ nhỏ ven đường, tôi hỏi một anh bạn cùng cây đàn bên sạp chợ, chiếc hon-da cũ cũ dựng kế bên.

- Anh ơi, đường … có gần đây không và đi như thế nào ạ?

Anh ngồi bật dậy, giọng to thật to trong nắng chiều:

- Đi tới chút xíu, thấy quán cơm, quẹo trái chạy thẳng ….. bọc sau lưng tòa nhà cao cao … rồi hỏi người ta tiếp nhé anh …

Gương mặt anh không có nụ cười, chỉ giãn ra một chút so với khi còn đang thả lòng theo những thanh âm của đàn. Ấy vậy mà, lời chỉ dẫn nghe ấm áp hết biết!

Tôi cảm ơn rồi lên xe đi tiếp. Vừa mới chạy được chút xíu đã nghe tiếng anh ầm ĩ sau lưng: - Đó đó, quán cơm kìa, quẹo trái đi …
Ngoảnh đầu nhìn lại, thấy anh bỏ cây đàn ra đứng dõi theo xe. Khi thấy tôi vừa chạy lố qua khỏi quán cơm, anh đã kêu nhắc ngay …

Chỉ nhiêu đó thôi, mà thấy thương hết biết. Tôi quay người, gật đầu cảm ơn anh mà thấy mấy cơn bực dọc smart-phone hết pin đã bay ngay lập tức. Bởi vì "sự tử tế" lên ngôi.
Dẫu sau đó tôi còn phải hỏi đường thêm 5 - 7 lần mới tìm đến được nơi cần đến, nhưng từng câu chữ ấm áp và dáng đứng dõi theo xe của anh bên chợ đã khiến tôi vui suốt cả đường về, đến tận bây giờ.

Mẹ đón tôi bằng nụ cười hiền hậu, đưa cho tôi ly trà giải khát rồi hỏi đường có khó tìm không?
Đón ly trà thơm yêu thương từ tay mẹ, tôi nói với mẹ rằng: đường cũng khó tìm thật, nhưng con lại tìm được điều mà bấy lâu tìm còn khó hơn tìm đường, mẹ ơi! Ấy là sự tử tế.
Sự tử tế - không phải là quá khó để kiếm tìm. Thế nhưng, khi nó còn le lói nhóm lên thì những sự bất an sẽ dần dần lùi lại, phải không bạn của tôi ơi!

NHỮNG CÂU CHUYỆN TRÀ ĐÔNG TÂY KIM CỔ.

Nói về “biệt danh” đặc biệt dành cho một quốc gia, có thể kể đến “Đất nước triệu voi” (hay “Đất nước vạn tượng”) là tên gọi để chỉ nước Lào; “Xứ sở Chùa tháp”với Thái Lan, “Xứ vạn đảo” (Indonesia), “Xứ sở mặt trời mọc” với Nhật Bản, “Xứ kim chi” (Hàn Quốc), “Xứ sở Bạch dương” (nước Nga), Hà Lan với “đất nước hoa tulip”, hay Bulgari được xem là “xứ sở của hoa hồng và rượu vang”. Thế nhưng, có người sống lâu năm ở Hà Lan cho rằng Hà Lan cũng là quốc gia trồng hoa hồng nhiều và đẹp không kém gì Bulgari, và xứ sở cối xay gió (Hà Lan) mới xứng đáng được gọi là xứ sở của hoa hồng!

Và câu chuyện về “trà” cũng vậy. Dường như loại cây với lá được chế biến làm thức uống được ưa chuộng này đã là nguồn gốc cho rất nhiều câu chuyện về trà, thậm chí có thể được xem là “huyền thoại trà”. Bởi đến tận bây giờ, khi trà đã trở thành một thức uống khá phổ biến và việc uống trà Tân Cương Thái Nguyên không chỉ là một thú vui tao nhã thì “nguồn gốc” của trà vẫn còn được tiếp tục luận bàn cả trong sách vở lẫn chính bên những lúc người ta thưởng thức trà ở đâu đó trên trái đất này, từ phương Tây xa xôi cho đến phương Đông huyền bí.

Với trà, có hai giai thoại mà người Trung Hoa bàn luận, một là của người Hoa Bắc với nhân vật “Thần Nông” từ những năm 2000 trước Công Nguyên, một của người Hoa Nam về việc du nhập cây trà vào đất nước Trung Hoa từ Ấn Độ bởi Đức Bồ Đề Đạt Ma ở những năm 500 sau Công Nguyên. Và có lẽ những ai đã từng đọc truyện “Hán Sở tranh hùng” hay Tam Quốc Chí ắt hẳn cũng để ý đến việc uống trà được kể lại trong truyện. Và có bao nhiêu người đã nghĩ rằng “trà đã có mặt ở xứ sở này từ thời Hán Cao Tổ?

Người rành sử cho rằng vì những tác phẩm ấy được viết thời nhà Minh - thời hoàng kim của trà Trung Hoa, thế nên việc mang những chi tiết về thưởng trà vào những tác phẩm để đời ấy cũng rất thường tình, chứ không thể vin vào đó để khẳng định chắc chắn rằng từ đời Hán đã có trà xuất hiện.

Ở một quốc gia khác - đất nước hình tam giác nằm về phía Nam Á - Ấn Độ, giai thoại về trà được người dân ghi lại căn cứ vào tài liệu của một thương gia - sử gia người Hà Lan là ông Jan Huijgen van Linschoten - người đã có nhiều năm đi khám phá dọc theo vùng Đông Ấn, với nhiều hiểu biết về dòng chảy, bờ cát và đảo vùng này. Theo đó, người dân Ấn đã dùng một loại lá trộn cùng với dầu và tỏi để làm rau ghém ăn trong các bữa ăn; đặc biệt loại lá ấy còn được họ nấu làm nước uống.

Với Nhật Bản - quốc gia được biết đến nhiều qua câu chuyện về những vị Samurai, những cô Geisa và cả “trà đạo” khá nổi tiếng, ngoài con đường ngoại giao thì trà còn du nhập vào quốc gia này theo một con đường khá đặc biệt: truyền bá về Thiền học của Trung Hoa.

Và Hàn Quốc - đất nước Đông Á xinh đẹp cũng có con đường du nhập trà khoảng vào thế kỷ 6 - 7 sau khi các tăng sĩ của họ sang Trung Hoa để học đạo.

Trở về với đất Việt thân yêu với chiều dài lịch sử, nếu đã từng đọc truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương hay nghe bài hát Chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương qua giọng ca ngâm lay động lòng người của ca sĩ Hoàng Oanh, ắt hẳn bạn sẽ nhớ đến hình ảnh “chung trà”:

“... Tủi thân Trương Chi số vô duyên/ Tim anh chết đi rồi biến thành Ngọc Châu/ Xót thương tim kia nay Mỵ Nương/ Bèn tìm viên ngọc quý tiện chung dùng trà ...”

Và bởi vì câu chuyện ấy đã xảy ra vào thời Vua Hùng nên người Việt Nam cũng có thể khẳng định văn hóa uống trà của người Việt đã có từ lâu lắm vậy.

Có lẽ, bởi vì những “tranh luận” bất tận đến bây giờ về nguồn gốc của trà mà loại thức uống này được cả Đông Tây Kim Cổ ưa chuộng đến vậy. Ngay cả chữ “thưởng trà” cũng đã khiến ta nghĩ đến những gì được “rèn luyện”. Luyện tâm, luyện thần trong từng giai đoạn từ pha trà cho đến thưởng thức, quả thật là đáng để giữ thành nếp quen.

Còn với tôi, cho đến lúc nào mà còn có người nhớ đến những câu thơ:

“Nửa đêm ba chén rượu/ Sáng sớm một tuần trà/ Ngày nào cũng như thế/ Thầy thuốc không đến nhà”

thì trà vẫn còn là người bạn tri âm tri kỷ - song hành kể những câu chuyện đời đầy thi vị.

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 226
Trong ngày: 261
Trong tuần: 512
Lượt truy cập: 3968183
1
Bạn cần hỗ trợ?