TRÀ NGON KHÔNG THIẾU, CHỈ THIẾU NGƯỜI UỐNG CÙNG...
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

TRÀ NGON KHÔNG THIẾU, CHỈ THIẾU NGƯỜI UỐNG CÙNG...

Trà Thái NguyênTRÀ NGON KHÔNG THIẾU, CHỈ THIẾU NGƯỜI UỐNG CÙNG...

Cuối tuần lại đến...
Và có những ngày … Sài Gòn se lạnh. Người Sài Gòn quanh năm hai mùa mưa nắng bỗng chốc thích thú với không khí mùa cuối năm. Những chiếc áo len, áo khoác đủ sắc màu ít dùng nay được dịp xuất hiện quanh phố phường trong sương buổi sớm mai.

Đến tận buổi trưa rồi mà không khí lạnh vẫn quẩn quanh. Buổi trưa vốn yên ắng hơn các buổi trong ngày nay lại càng yên ắng. Nhộn nhịp hơn chỉ có ở các quán cơm, quán cà phê, (trà) chè Thái Nguyên. Sau nửa ngày mệt nhoài, anh xe ôm, chị bán bánh, cô nhân viên văn phòng hay em học sinh, sinh viên … đều tìm chỗ để nạp thêm năng lượng. Trên những vỉa hè quanh các khu mua sắm sầm uất, lộng lẫy, những chị gánh hàng rong không kịp ăn trưa vì mải phục vụ khách hàng. Phải sau khi đã hết giờ nghỉ trưa, khách vãng rồi, các chị mới tranh thủ ăn trưa. Có khi chỉ là một chiếc bánh mì cùng trái chuối già. Có khi là phần cơm mang theo từ sáng. Lại cũng có khi là bát bún ăn tạm – được múc ra từ chính gánh hàng mưu sinh của mình. Rồi sẽ không thể nào thiếu đi một ly trà Tân Cương Thái Nguyên… Thế là đủ một bữa trưa.

ch_tn_cng_thi_nguyn_10

 

Ngoài chợ nhỏ, mấy chị tiểu thương vơ vội vài ba tấm bìa carton để đậy hàng hóa khỏi cái nắng trưa hơi khó chịu. Nhiều bạn trẻ có cách “trốn nắng” mới: đi dạo trong các siêu thị, trung tâm mua sắm, vừa mát mẻ vừa tránh khói bụi, kẹt xe.

Nếu là mùa nóng, thể nào ở một vài con đường trong thành phố cũng xuất hiện vài thùng nước trà đá mát lạnh – dưới bóng cây – hay đơn giản hơn là ở ngay trên vỉa hè chỗ đông người lại qua … Cái nóng oi oi dường dịu lại và đỡ đần cho những cuộc mưu sinh. Còn lành lạnh như những ngày này, nhiệt độ xuống thấp vào sáng sớm, nhưng những cuộc mưu sinh không vì thế mà dừng lại. Đó đây trên những con đường quen thuộc, những chiếc áo khoác cũ mèm không đủ che chắn gió lạnh sớm mai … Người đàn ông bỏ mối nước đá cho những quán nước, hàng ăn vẫn phong phanh trang phục thường ngày, chở những cây, những bao nước đá trên xe đến cho khách.

Đó đây, những hàng ăn chiều khách, luôn có bình trà ủ nóng sớm mai. Loại trà ướp hoa lài quen thuộc quanh năm … khách uống một chén nhỏ rồi, lại xoa hai tay vào nhau cho ấm, áp lên má … rồi lại rót chén thứ hai … Một cô gái dễ thương trong chiếc áo len màu xanh biển thốt lên đầy ngạc nhiên với bạn mình: này, sao uống chén trà nóng thấy đã khát hơn cả uống trà lạnh vậy? Bạn cô mỉm cười, giọng rộn ràng: hôm nào trời ấm lên, bạn vẫn cứ uống trà nóng đi, rồi sẽ nghe được tiếng thầm thì của dòng suối mát lành chảy qua …

Như sáng sớm nay, được bác hàng xóm gọi sang uống trà. Chiếc ấm tích luôn nóng hổi … ngay đây thôi - giữa lòng Sài Gòn này … đủ để mời khách và uống lai rai cả ngày.

Giờ thì bao nhiêu ấm pha trà đẹp, rồi đủ loại trà ngon … không thiếu. Có chăng, là thỉnh thoảng lại thiếu người cùng uống trà … cùng kể chuyện những ngày qua, cùng sẻ chia tình yêu đối với cuộc sống hiện tại … và cùng nghĩ về tương lai …Nhớ về quá khứ, để biết yêu hiện tại và tin tưởng ở ngày mai...

CÂU CHUYỆN...”THÍCH TRÀ...NHƯNG KHÔNG UỐNG ĐƯỢC TRÀ” hay “BÍ MẬT CỦA NHỮNG CÁNH TRÀ”

Buổi mai, Người kể chuyện trà thường có thói quen pha một ấm trà trên cái bàn gỗ cũ dưới hiên nhà. Mấy hôm nay, trời se lạnh, cái làn khói trà bay lãng đãng với hương thơm thoang thoảng, lại cộng thêm chút ấm nóng của tách trà cầm trên tay...thật khiến người ta dễ chịu. Cô bé sinh viên thuê phòng trọ cạnh bên hàng rào cũng đang chuẩn bị cho buổi lên giảng đường sớm. Thấy người kể chuyện trà, cô bé cuối đầu chào rồi cất giọng thật dễ thương:
- Cháu học trường Đại học khoa học nhân văn, thấy chú sáng nào cũng pha trà, uống trà, nhìn thích lắm, nhưng cháu không uống được trà...!
- Vì sao thế cháu ?
- Vì nó đắng và chát quá, cháu thích trà sữa hơn... vì nó ngọt...(cười...hihi!)
- Vậy bây giờ chú mời cháu một ly trà chú mới pha nhé, cháu dùng thử xem có đắng và chát hay không nha?

Cô bé sinh viên đón lấy tách trà từ tay Người kể chuyện trà đưa sang phía hàng rào và cẩn thận nhấm môi, rồi hớp từng ngụm rất nhỏ, rất nhỏ. Đôi mắt cô bé chợt sáng lên như phát hiện ra một điều gì mới mẻ:
- Chú ơi, trà thơm vị ngọt mà lại không đắng chát, khác hẳn với trà cháu từng uống. Chắc chú dùng loại trà đắt tiền nên mới ngon thế ạ!
- Không cháu ạ, trà chú mua chỉ vài mươi ngàn một lạng thôi.
- Lẽ nào lại thế, sinh viên chúng cháu cũng không nhiều tiền, đôi khi mua vài lạng trà cũng vài chục ngàn để pha trà đá uống, nhưng uống chát lắm, không thích! Chắc phải có một bí mật gì đó...!

Người kể chuyện trà bật cười trước câu nói dồn dập của cô bé:”Vậy bây giờ cháu có thời gian không, chú xin mấy phút để kể cháu nghe về... Bí mật của những cánh trà”. Mắt cô bé sinh viên lại vụt sáng lên một lần nữa nhưng giọng nói chậm lại:”Dạ... cháu nghe ạ!”

Thế này nhé...
Khi những lá chè được sao lên thành trà cho chúng ta dùng hôm nay, đã trải qua biết bao khó nhọc, đắng cay của người làm trà. Khi pha trà uống...trà đắng...vì quý trọng sự cần lao ấy, người ta đã ví vị đắng của trà như kết tinh từ nỗi khó nhọc của người làm trà. Nhưng,...nào phải như thế,...người làm trà cũng như những lá chè nào muốn như vậy. Những giọt mồ hôi của họ, hãy cứ để mọi người nhìn nhận và trân trọng. Còn riêng họ, họ chỉ muốn đem đến cho đời những cánh trà thơm mát và dịu ngọt, chứ nào đâu muốn cái đắng chát pha lẫn vị trà đến vậy. Trách là trách ở người pha trà, vì thiếu đi một chút tinh tế mà làm hại cho trà, biến cái vị tinh tế của trà trở nên khó gần gũi và khó lan tỏa đến mọi người.

Cháu ạ,
Để pha (trà) chè Thái Nguyên không đắng chát, thì chỉ cần nhớ ba điều này thôi:

1. KHÔNG ĐƯỢC DÙNG NƯỚC SÔI CHẾ THẲNG VÀO TRÀ: Cháu thấy đó, bị bỏng nước sôi ta đau lắm, vì vậy đừng bắt trà phải chịu như thế. Những lá trà bị cháy đi khi gặp nước sôi 100 độ, mà theo lẽ tự nhiên thì những gì đã cháy, vị đắng là điều khó tránh khỏi. Trà chỉ chịu được nhiệt độ từ 75 đến 85 độ mà thôi. Cháu cứ để nước sôi rồi tắt lửa trong 5 phút sẽ vừa đạt nhiệt 85 độ, cháu nhé!

2. LƯỢNG TRÀ PHẢI VỪA ĐỦ: Lượng trà pha phải vừa đủ, nhiều trà khi ấm quá nhỏ sẽ làm trà sẽ giận dỗi vì ép trà vào một nơi chật chội, trà không đủ chỗ để vươn mình chào cháu. Trà dỗi thì nước chát mà thôi!

3. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NGÂM TRÀ TRONG ẤM: Khi chế nước nóng vào trà, mỗi loại trà đều có thời gian hãm trà khác nhau, tuy nhiên không được quá lâu, mức trung bình chỉ từ 10 đến 50 giây. Sau đó phải lập tức chế hết nước trà trong ấm sang chén chuyên (chén lớn, chén tống). Quá trình rót ra chén chuyên giúp ngừng ngay việc hãm trà hay ngâm trà. Sau đó, ta mới rót từ chén chuyên ra chén nhỏ để thưởng thức.
Trà cũng như người cháu ạ, tắm trong nước ấm thì thích thật, nhưng ngâm nước nóng lâu quá lại thành có hại. Có ai thích ngâm cả ngày trong nước nóng bao giờ đâu, phải không cháu!
Bí mật của những cánh trà chỉ có vậy, hôm nào cháu thử pha xem nhé, rồi cho chú biết thành quả của mình nha!

Cô bé sinh viên cảm ơn tôi mà trên môi dường như vẫn còn vương vấn mãi nụ cười. Người kể chuyện trà muốn nói nhiều lắm, muốn kể nhiều lắm, nhưng sợ trễ giờ lên giảng đường của cháu nên đành dừng câu chuyện.

Lá trà tinh tế lắm, cũng như vạn vật sinh ra từ mẹ thiên nhiên, đều cần có tình yêu thương, nâng niu và trân trọng. Chỉ cần ta một chút lắng lòng để nghe, lắng lòng để quan sát, để suy ngẫm và cảm nhận... thì có lẽ cuộc đời này sẽ ngọt ngào thơm mát như những cánh trà và nhất là... Không gì là không thể...”THÍCH TRÀ...THÌ PHẢI UỐNG ĐƯỢC TRÀ”

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 177
Trong ngày: 1001
Trong tuần: 3505
Lượt truy cập: 3788092
1
Bạn cần hỗ trợ?