Chè Tân Cương Thái Nguyên phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch như thế nào?
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Chè Tân Cương Thái Nguyên phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch như thế nào?

 PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI CHÈ:

19.8.1. Các loại sâu hại búp:

Đây là nhóm sâu nguy hiểm nhất hại chè Thái Nguyên. Nhóm này có 1 số đối tượng chính như sau:

- Rầy xanh (Empsasca Flavescens Fabr): Rầy non và rầy trưởng thành hút nhựa ở búp non theo các đường gân làm cho mầm và lá non của búp cong queo và khô cháy.

- Bọ cánh tơ (Physothrips  Setiventris Bag): Bọ trưởng thành bám ở dưới mặt lá non khi còn gấp kín (tôm chè) để hút chất dinh dưỡng, sau đó lá non xoè ra và mặt dưới lá bị hại lộ rõ 2 đường mầu xám song song với gân chính lá chè. Những năm gần đây, bọ cánh tơ có biểu hiện kháng thuốc rõ rệt.

- Bọ xít muỗi (Helopeltis Theivora Wat): Bọ xít muỗi dùng vòi hút nhựa ở lá non, búp chè. các vết chân lúc đầu có mầu chì sau biến thành mầu nâu đậm, búp chè cong queo thui đen, không những không được thu hoạch mà còn ảnh hưởng đến các lứa chè tiếp theo.

19.8.2. Các loại nhện hại chè:

- Nhện sọc trắng (Calacarus Carinalus Green): Nhện sọc trắng chỉ gây hại lá non, lá bánh tẻ làm cho lá trở nên xám tím và phủ 1 lớp bụi mầu trắng (đó là xác lột của chúng), cây ngừng sinh trưởng, toàn bộ vườn chè có mầu xám nhạt.

- Nhện đỏ nâu (Metatetranychus bisculatus Wood Mason): Nhện đỏ nâu cắn biểu bì lá để hút nhựa trên lá bánh tẻ, lá già. Lá bị hại ở mặt trên có màu nâu đỏ (màu hung đồng) và chấm trắng. Khi bị hại chè ngừng sinh trưởng, lá rụng.

- Nhện đỏ tươi (Brevipalpus Califorinicus Bank): Loại nhện này luôn sinh sống ở mặt dưới và cuống lá. Khi bị hại cuống lá không trên có đốm trắng.

Sự phát sinh các loại nhện trong năm như sau:

- Nhện đỏ nâu:            Tháng 2 – 5 và tháng 9 – 11.

- Nhện đỏ tươi:            Tháng 8 – 12.

- Nhện sọc trắng:         Tháng 4 – 6 và tháng 9 – 11.

- Nhện vàng:               Tháng 5 – 7.

- Nhện hồng:   Tháng 8 – 10.

Biện pháp phòng trừ với các loài nhện chủ yếu là trồng cây bóng mát và dùng thuốc hoá học có phổ tác rộng như: Selecron, Bi 58, Dabutol theo liều lượng thuốc như dùng để trừ bọ cánh tơ. Có thể dùng các thuốc đặc hiệu như: Comite 73 EC lượng 0,5 lít thuốc/ha; Nissorun Orlus 5EC lượng 0,6kg thuốc/ha.

19.8.3. Bệnh phồng lá chè (Exobasidium Vexans Masse):

Bệnh phồng lá chè do mấm gây hại lá non, cành non.

Phòng trừ: Dùng thuốc có gốc đồng (Cu) phun ngay sau khi hái, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Nếu trời nắng liên tục trong 10 ngày thì hái chạy không cần phun thuốc.

19.8.4. Bệnh đốm nâu (Colletotrichum Camelliac Masse):

Bệnh đốm nâu còn gọi là khô lá che thai nguyen hình bánh xe, gây hại nặng vào các tháng mùa  mưa, nhất là tháng 8 – 9.

Phòng trị theo phương pháp IPM. Khi bệnh phát sinh thì phun các loại thuốc có gốc đồng (Cu). Sau phun từ 5 – 7 ngày mới được hái chè.

19.8.5. Bệnh thối búp chè (Colletotrichum theae Peteh):

Bệnh thường xuyên xuất hiện ở lá non, cuống lá và cành lá non. Gặp thời tiết nóng ẩm, lá bị bệnh dễ rụng, cây con trong vườn ươm bị bệnh nặng hơn ngoài nương chè hái búp.

Phòng trừ: Khi bị bệnh xuất hiện dùng các loại thuốc có gốc đồng (Cu) để phun. Bón tăng lượng phân kali, hái chạy bệnh đối với nương chè kinh doanh.

19.8.6. Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp tổng hợp:

Đảm bảo hợp lý về mặt kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

19.8.7. Biện pháp canh tác:

Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại trứng sâu, mềm bệnh.

19.8.8. Biện pháp sinh học, sinh thái:

Trồng loại cây bóng mát với mật độ thích  hợp đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.

19.8.9. Biện pháp hoá học:

Phun thuốc theo điều tra dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới cho thu hái búp chè. 

 

19.9. ĐỐN CHÈ:

- Đốn phớt: Hàng năm, tạo tán chè theo mặt bằng để tiện thu hoạch, chăm sóc.

- Đốn lửng: Khi mật độ cành trên tán quá dày, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng. Vết đốn cách mặt đất 60 – 65cm.

- Đốm đau: Khi đốn lửng nhiều lần nhưng nương chè vẫn phát triển kém thì đốn đau, đốn cách mặt đất 40 – 45cm, vết đốn phải phẳng, sát vào phía trong.

- Đốn trẻ lại: Đối với nương chè già, đã qua nhiều lần đốn đau, đốn cách mặt đất 10 – 15cm, nhằm thay thế toàn bộ khung tán cũ của cây.

- Thời vụ đốn: Từ trung tuần tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Các hộ nông dân vùng chè có điều kiện tưới nước đã sử dụng biện pháp đốn trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ đốn tháng  4 – 5. Đây là biện pháp kết hợp với tủ gốc, giữ ẩm. . . để tận dụng thu những lứa chè có chất lượng tốt và giá cao.

19.10. HÁI CHÈ:

Quá trình hái chè phụ thuộc vào mục tiêu và chế độ canh tác của người trồng chè để hái búp chế biến chè khô hay để uống chè tươi.

Việc hái chè để chế biến công nghiệp theo chỉ dẫn dưới đây:

 

Vụ chè

Tháng

Số lứa

Số ngày giữa 2 lứa

Kỹ thuật hái

Mức độ hái

Xuân

3 – 4

3 – 5

10 – 15

Chè xấu

T +(2-3 lá non)

C + (1 – 2)

Chè tốt

T +(2-3 lá non)

C + 1

Nhẹ

 

 

 

Vừa

Hè – Thu

5 – 10

15 – 20

7 – 10

T +(2-3 lá non)

C + 1

 

Vừa

Đông

9 - 12

3 - 4

10 - 20

T +(2-3 lá non)

C + 1

Đau

Ghi chú: T: tôm (búp); C: lá cá.

Phân loại phẩn chất che tan cuong thai nguyen búp tươi: (theo tiêu chuẩn Việt Nam 1075-71). Căn cứ vào tỷ lệ khối lượng, thành phần bánh tẻ trong búp chè để xác định phẩm chất chè:

- Chè loại A:                Từ  0 – 10% bánh tẻ.

- Chè loại B:                Từ  10 – 20% bánh tẻ.

- Chè loại C:                Từ  20 – 30% bánh tẻ.

- Chè loại D:                Trên 30 – 45% bánh tẻ.

            Bảo quản búp chè tươi sau khi hái: Sau khi hái chè xong cần đặc biệt chú ý bảo quản búp chè. Để chè ôi sẽ làm giảm chất lượng chè. Do vậy, sau khi hái chè xong phải vận chuyển về nhà máy nhanh nhất, không được vượt quá 6 giờ. Trong khi chờ vận chuyển hoặc chế biến phải rải chè trong nhà thoáng mát nền lát gạch hoặc xi măng. Rải một lớp dày 20 – 30cm, cách 2 – 3 giờ đảo 1 lần. Dùng sọt cứng hoặc thùng gỗ để vận chuyển búp chè. Khi vận chuyển tránh giập nát búp chè và cần chú ý che nắng. 

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 140
Trong ngày: 2328
Trong tuần: 2551
Lượt truy cập: 3374186
1
Bạn cần hỗ trợ?