Dự án được thực hiện tại các xóm: 4, 7, 9, Tân Tiến, Liên Cơ và Tân Lập, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) với tổng diện tích 50ha, có 150 hộ dân tham gia. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời, có sổ nhật ký ghi chép lại các hoạt động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
Kết quả, sau 3 năm thực hiện Dự án, bà con được hướng dẫn và đã chủ động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu sản xuất chè an toàn, giảm ½ số lần phun thuốc so với trước khi thực hiện Dự án. Đặc biệt, năng suất chè bình quân của các hộ dân đã tăng từ 8,6 tấn/ha/năm lên 11,4 tấn/ha/năm. Ngoài ra, bà con còn tăng cường sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có ở địa phương, hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, bà con cũng đã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên an toàn VietGAP với hợp tác xã chè Thịnh An, ở thị trấn Sông Cầu.
Sau khi kết thúc Dự án, bà con mong muốn được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm để có đầu ra tiêu thụ ổn định.
Tỷ lệ cây sống đạt 98% là kết quả sau gần 4 tháng thực hiện mô hình trồng chè giống mới chất lượng cao năm 2019 do Trung tâm Khuyến Nông phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ, UBND xã Văn Hán thực hiện.
Mô hình được thực hiện có diện tích trên 1ha ở xóm Hòa Khê 1, xã Văn Hán (Đồng Hỷ). Giống chè được đưa vào trồng là Hương Bắc Sơn. Đây là giống chè chất lượng cao được chọn lọc từ tổ hợp giữa giống chè Kim Tuyên và trung du tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc.
Các hộ dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ 100% giá giống chè, 50% phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh (Hà Gianh P3) theo quy trình. Đến nay, cây chè bắt đầu bén rễ, hồi xanh. Hiện, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục chỉ đạo các hộ chăm sóc chè sau trồng theo đúng quy trình, kỹ thuật; thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại, tính thích ứng, sinh trưởng của cây chè làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Đây là một trong những nội dung quan trọng của Dự án Liên kết sản xuất chè xanh an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì triển khai từ nay đến năm 2021.
Với mục tiêu xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản chè xanh an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP; chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, Dự án sẽ triển khai trên diện tích 50 ha, thuộc các xã Sơn Phú (25 ha/năm); Phú Đình (20 ha/năm); Thanh Định (5ha/năm). Theo đó, Dự án dự kiến xây dựng 03 mô hình chế biến chè xanh chất lượng cao; 03 mô hình liên kết hỗ trợ tổ chức quản lý sản xuất (thành lập các tổ nhóm liên kết, quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tập trung) liên kết với HTX, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chè.
Hiện nay, Dự án đang tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất chè an toàn cho các hộ dân; cấp phát vật tư và lắp biển báo mô hình
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<