tra_thai_nguyen_1024x700

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Thực hiện nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết, nhu cầu đầu tư trên địa bàn lớn nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới bắt đầu phục hồi, tiêu thụ sản phẩm của nhiều đơn vị doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn, UBND huyện đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành. Huyện đã tập trung xây dựng kế hoạch, các giải pháp thực hiện, huy động mọi nguồn lực xây dựng đồng bộ hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội.

Cụ thể, Năm 2019 và những năm tiếp theo, Đồng Hỷ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tập trung huy động mọi nguồn lực, từng bước xây dựng, phát triển hạ tầng, đặc biệt là đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Được biết, về lĩnh vực kinh tế huyện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trà xanh thái nguyên, đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ví dụ, Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên đầu tư và đưa vào sản xuất dây chuyền luyện gang và dây chuyền luyện phôi thép, nâng công suất lên 100.000 tấn gang/năm. Nhà máy may TNG Đồng Hỷ tiếp tục đầu tư tăng từ 7 lên 12 dây chuyền sản xuất...

Về chăn nuôi, huyện đã thực hiện chăn nuôi trong khu quy hoạch, từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp, trang trại, gia trại…

Đặc biệt, đối với cây chè huyện tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng mới, trồng lại cây chè, phát triển diện tích chè theo quy trình VietGAP tại các xã, thị trấn. Đến nay, sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt sao thuộc chương trình OCOP gồm 7 sản phẩm của 04 xã, thị trấn, trong đó đa số là sản phẩm chè.  Năm 2019 toàn huyện xây dựng và công nhận mới 05 làng nghề chè, nâng tổng số lên 37 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề chè, 01 làng nghề miến, xã Văn Hán đạt 100% các xóm có làng nghề.

Chia sẻ về những kết quả tích cực trong giai đoạn vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuỷ, Chủ tịch UBND huyện cho biết giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 4.118 tỷ/4.070 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, bằng 109,29% so với cùng kỳ, trong đó phải kể đến thu ngân sách trong cân đối ước đạt 142,2 tỷ/131,8 tỷ đồng, bằng 107,9% dự toán huyện giao (tăng 19% so với năm 2018) và bằng 133,1% so với dự toán tỉnh giao.

Lãnh đạo tỉnh đến thăm mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ.

Lãnh đạo tỉnh đến thăm mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ.

Ưu tiên đầu tư thế mạnh địa phương

Theo Chủ tịch UBND huyện, phát triển công nghiệp gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Qua đó, tập trung vào các lợi thế của địa phương như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim; Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến nông, lâm sản… Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động và thân thiện với môi trường.

Huyện tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đặc biệt là hạ tầng về giao thông, xây dựng, tạo sự kết nối thuận lợi về giao thông giữa các vùng, miền trong huyện với Trung tâm hành chính mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề”, ông Thủy nói.

Ông Thủy cho biết thêm, huyện khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển  thương mại, dịch vụ gắn với đô thị Trung tâm hành chính mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn. Xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng thương hiệu hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm là thế mạnh của địa phương. Đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm trà xanh thái nguyên chủ lực có sức cạnh tranh, tham gia có hiệu quả trong các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, huyện tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhân rộng các mô hình về trồng trọt, từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa, phát triển các làng nghề trồng và chế biến chè chất lượng cao, gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa... tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh .