Hợp tác xã Trà Xanh Thái Nguyên chuẩn bị trà Tân Cương đón tết 2020
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Hợp tác xã Trà Xanh Thái Nguyên chuẩn bị trà Tân Cương đón tết 2020

Trà Thái Nguyên chuẩn bị các sản phẩm chất lượng cao để phục vụ Tết 2020

Được biết, không khí sản xuất trà Thái Nguyên những ngày cuối năm tại làng Tiên Trường 1, xã Tiên Hội, Đại Từ đã nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Hiện, bà con đang khẩn trương thu hái, chế biến và đóng gói chè để kịp phục vụ Tết Nguyên đán. Người dân ở đây cho biết, nghề trồng và chế biến chè đã gắn bó với họ hơn nửa thế kỷ qua. Song, trước đây, bà con chủ yếu trồng giống chè trung du nên năng suất, giá trị kinh tế thấp; đời sống của người làm chè bao đời nay không sáng sủa được.

ch_tn_cng_thi_nguyn_2

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng chè trung du sang các loại chè lai năng suất cao. Do  vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đã có 30/ 40ha chè được thay thế bằng giống mới năng suất, chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, TRI 777, LDP1... Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, các hộ đã chủ động áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nên giá bán cao hơn, bạn hàng đến với địa phương ngày càng nhiều.

 

tr_tn_cng_thi_nguyn_2

Bà con HTX Trà Xanh Thái Nguyên sản xuất chè trên cánh đồng VietGAP.

Nếu như trước đây, chè Tiên Hội chỉ bán được 100.000-120.000 đồng/kg, thì nay đã có giá từ 150.000-200.000 đồng/kg. Chưa kể, nhiều hộ còn sản xuất được chè đặc sản với giá: 280 -350.000 đồng/kg, người dân không những thoát nghèo mà còn làm giàu bền vững.

Không riêng Đại Từ, bà con Thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), cũng là địa phương đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu giống chè; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là quy trình trồng và chế biến chè an toàn theo chuẩn VietGAP. Theo đó, xóm có 120/126 hộ dân gắn bó với nghề trồng chè; cả xóm có 100ha chè, song đã có 85ha trồng theo quy trình VietGAP.

Ông Vi Thanh Khoa, xóm 5 Thị trấn Sông Cầu, cho biết: “Chúng tôi đã dùng các loại phân bón sinh học, phân hữu cơ, thuốc trừ sâu thảo mộc thay thế phân hóa học. Nên chất lượng chè nâng lên rõ rệt, khách hàng tin tưởng và đến với chúng tôi ngày càng nhiều. Bình quân, mỗi năm tôi thu hái trên 2 tấn chè búp khô các loại, giá bán 250.000 đồng/kg (cao hơn trước 100.000 đồng/kg). Điều quan trọng là từ khi áp dụng quy trình VietGAP,chè của tôi làm ra đến đâu tư thương lây hết đến đó”.  

Được biết, Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng). Vì vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chính sách, nhằm khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất, chế biến chè theo hướng an toàn, chất lượng cao. Cụ thể: Chính sách hỗ trợ giá giống các loại chè lai giâm cành; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao cách trồng, chăm sóc, chế biến chè. Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản chè  như: máy tưới chè bằng van xoay, máy sao chè bằng gas, máy hút chân không...  

ch_tn_cng_thi_nguyn_7

  Nhờ vậy, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè vài năm trở lại đây tăng lên rõ rệt. Việc thu hoạch, bảo quản chè búp tươi cũng được chú trọng nên chất lượng chè búp khô ngày càng nâng cao. Hiện, chè Thái Nguyên không những được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước như: Pakistan, Trung Quốc; các tiểu Vương quốc Ả Rập... Đặc biệt, vài năm trở lại đây đã thâm nhập một số thị trường khó tính như: Đài Loan, Nga, Mỹ, Anh... Bình quân mỗi năm Thái Nguyên xuất khẩu trên 8 nghìn tấn chè các loại, đạt kim ngạch trên 11 triệu USD.   

Theo đó, tính đến tháng 11-2019, diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 21,3 nghìn ha. Trong đó, chè giống mới: 14,4 nghìn ha, chiếm 67,5% tổng diện tích; năng suất bình quân: 112,6 tạ/ha/năm, tăng 1,7 tạ/ha so cùng kỳ 2016.  Chè búp tươi đạt trên 211 nghìn tấn/năm, tăng 9.200 tấn so năm 2016.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, ông Ngô Xuân Hải, cho biết: “Hiện, toàn tỉnh có 63 cơ sở sản xuất chè VietGAP với trên 2.100 hộ tham gia, diện tích được chứng nhận 735ha. Sản lượng chè búp tươi đạt chuẩn VietGAP trên 8.000 tấn, sản xuất theo quy trình VietGAP cao hơn 15-20% so với thông thường. Giá  tiêu thụ trong nước và xuất khẩu luôn cao hơn các vùng khác, chè búp khô bình quân 120-220 nghìn đồng/kg, chè đặc sản 280.000-450.000 đồng/kg. Đặc biệt, còn có loại cao cấp lên đến 2,5-3 triệu đồng/kg. Tính đến nay, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng chè đạt 120 triệu đồng/năm, tăng 38 triệu đồng/ha so thời kỳ 2019”.

Về Tân Cương - nơi được xem là đệ nhất trà Thái Nguyên để chứng kiến cuộc sống ấm no của bà con, để tin hơn nhận định “làm giàu từ chè” là có thật. Người trồng chè ở đây giờ lái ô tô, xây nhà lầu, giao dịch thương mại không chỉ với bạn trong nước mà vươn ra cả thế giới.

Điển hình là bà bà Đặng Thị Hồng Vân, Chủ nhiệm HTX Trà Xanh Thái Nguyên  là một trong những nông dân tiêu biểu, bắt tay vào làm chè sạch với hơn 40 hội viên trên diện tích hơn 22ha chè được trồng theo tiêu chuẩn UTZ. Giờ đây, chè sạch Tân Hương đã mang thương hiệu quốc tế, xuất khẩu đi nhiều nước khó tính như Nhật Bản, Hà Lan, Canada... Trung bình thu nhập các hội viên đạt gần 368 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình có diện tích trên 5ha cho thu nhập cả tỷ đồng/năm.

Gia đình chị Đào Thị Hảo, xóm Nam Tân (Tân Cương, TP. Thái Nguyên) là doanh nghiệp lớn có tiếng trong xã. Ngoài trồng 3ha chè của gia đình, chị còn thu mua chè sạch trong vùng về gia công, chế biến và mạnh dạn đầu tư 2 khu sản xuất, đóng gói chè rộng khoảng hơn 200m2, với máy móc chế biến, đóng gói và bảo quản chè hiện đại. Chè của HTX Trà Xanh Thái Nguyên có mặt trên thị trường trong cả nước. Thu nhập hàng năm của HTX Trà Xanh Thái Nguyên phải tính đến con số chục tỷ đồng.

ch_tn_cng_thi_nguyn_13

Cùng ở xã Tân Cương, gia đình ông Lê Quang Nghìn, xóm Hồng Thái 2 có 8.000m2 chè được trồng và chăm bón theo quy trình VietGAP. Ông Nghìn tâm sự: “Ngoài trồng và chế biến chè, gia đình tôi còn tham gia làm du lịch cộng đồng, đón khách đến trải nghiệm, tham quan vườn chè. Tính tổng thu nhập năm 2017 gia đình thu về ngót 2 tỷ đồng. Nhiều năm làm ăn thắng lợi gia đình đã xây nhà cửa khang trang, sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, mua được cả ô tô”.

Đến xóm Hồng Thái, không thể bỏ qua đồi chè của gia đình anh Trần Văn Thắng. Ở đây, bà con hay gọi anh là “đại gia chân đất”. Anh Thắng tâm sự, gia đình có 9.000m2 đất chè, chủ yếu trồng và chế biến chè cao cấp như: Chè móc câu, chè nõn, chè đinh. Riêng năm 2017, gia đình anh đạt doanh thu khoảng 2 tỷ đồng. Có được kết quả nói trên phần lớn nhờ sự hỗ trợ của các chương trình nông thôn mới, dự án thúc đẩy phát triển, làm giàu từ cây chè.

tr_thi_nguyn_5

Tết về với hương sắc trà xuân

Nhắc đến Thái Nguyên người ta nghĩ ngay đến chè, người Việt chúng ta trong mỗi dịp Tết đến xuân về đều có ấm chè mời nhau giữa tiết trời mưa lạnh. Vào ngày đầu xuân, khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ, người Việt đều không quên ấm chè dâng niệm kính chư Phật. Ấm chè với những hương thơm phảng phất, ấm nồng, đắng mà ngọt mãi nơi cổ họng luôn níu chân kẻ sĩ.

Ở nước ta có nhiều vùng chè nổi tiếng như: Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng,… nhưng ngon hơn hết là chè Thái Nguyên, chẳng thế mà dân gian vẫn lưu truyền câu cửa miệng “chè Thái, gái Tuyên”. Chè Thái Nguyên có hương vị đậm đà của rừng núi, có vị chát của nắng và vị ngọt hậu của tình xứ Thái.

Vùng đất Tân Cương được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Nhằm tôn vinh cây chè và nghề trồng chè truyền thống, các sản phẩm trà Thái Nguyên, Lễ hội “Hương sắc Trà Xuân” vùng chè đặc sản Tân Cương đã được tổ chức vào ngày 11/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đã diễn ra tại không gian văn hóa trà thuộc địa bàn xã Tân Cương với nhiều hoạt động phong phú, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Trong chiến lược phát triển và hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cây chè được xem là thế mạnh của thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tiêu chí thu nhập trong chương trình được các cấp lãnh đạo đánh giá là tiêu chí quan trọng quyết định đến thành công của nông thôn mới.

Hiện nay, diện tích trồng chè của toàn vùng đạt 1.500ha, sản lượng chè búp đạt gần 20.000 tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2010. “Thu nhập bình quân trên địa bàn thành phố người trồng chè đạt 250 triệu đồng/ha, đặc biệt, vùng chè Tân Cương đã đạt thu nhập từ 600-800 triệu đồng/ha. Thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện đề án về phát triển vùng chè Tân Cương, áp dụng quy trình VietGAP, UTZ cho sản xuất, chế biến cây chè để nâng cao chất lượng, đảm bảo chè sạch, chè an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng chè Tân Cương”. 

ch_tn_cng_thi_nguyn_18

Dự lễ hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã tham quan các gian hàng trưng bày, chứng kiến các công đoạn sản xuất thủ công của nghệ nhân từ hái chè, sao chè. Bộ trưởng nhận định, Tân Cương là một vùng trời phú với tiểu khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt. Thái Nguyên rất biết cách duy trì nhãn hàng truyền thống là sản phẩm trà, giúp chè Thái nổi tiếng cả nước và trên thế giới. 

Hiện nay, toàn quốc có khoảng 130.000ha chè, thì riêng Thái Nguyên là trên 21.000ha. “Cùng với chăm lo xây dựng vùng nguyên liệu, tỉnh Thái Nguyên đã chú ý tới liên kết chuỗi sản xuất từ vùng sản xuất, công nghệ chế biến, chăm lo phát triển thị trường do đó thương hiệu chè của Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng ở đất nước Việt Nam mà còn tham gia góp phần xuất khẩu đi thế giới. Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản xuất chè và chúng ta xuất khẩu đi 64 nước trên thế giới với kim ngạch gần 250 triệu USD”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Đến nay, chè Thái Nguyên vang dội không chỉ trong nước mà còn được đánh giá có những thương hiệu rất cao trên thế giới. Trà Thái Nguyên là 1 trong 8 quà tặng Việt Nam đạt kỷ lục châu Á. Mẫu trà Đinh Phương Phẩm của Công ty CP chè Tân Cương Hoàng Bình đạt giải đặc biệt tại cuộc thi trà Bắc Mỹ do Hiệp hội trà Mỹ - Canada tổ chức vào tháng 9/2017. Sản phẩm của HTX Trà Xanh Thái Nguyên đạt giải sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu.

Tuy đánh giá cao về những kết quả đạt được, nhưng Bộ trưởng cũng nêu ví dụ về giá trị của chè Tân Cương: Một cân chè “đinh” ở Tân Cương, TP. Thái Nguyên bán giá cao nhất được 5 triệu đồng trong khi 1 cân chè loại đặc biệt ở Trung Quốc bán giá 120 triệu đồng. “Bao bì thậm chí nhiều tiền, bắt mắt hơn sản lõi bên trong”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Qua thông tin này, Bộ trưởng mong muốn chè Tân Cương cần được chế biến sâu để đa dạng sản phẩm và có giá bán cao hơn. “Chúng tôi đã kiến nghị tỉnh Thái Nguyên nói chung, đặc biệt là thành phố Thái Nguyên và các công ty kinh doanh khai thác chè cùng với bà con ở vùng Tân Cương tập trung khai thác lợi thế là có một vùng nguyên liệu tự nhiên rất tốt. Chúng ta phải nghiên cứu làm sao cho khâu tổ chức, chế biến áp dụng khoa học công nghệ để cho ra rất nhiều sản phẩm với chuỗi giá trị dài. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tổ chức tốt các hình thức thương mại, phân phối, bán không chỉ thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế, làm thế nào để có thể cho ra được hiệu quả sản xuất chuỗi cây chè cao nhất, trên cơ sở đó đảm bảo lợi ích của người nông dân tham gia trồng chè và các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi sản xuất chế biến và phân phối chè”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

ch_tn_cng_thi_nguyn_1

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, nhắc đến Thái Nguyên thì người ta hay nhớ tới gang thép, chè Thái Nguyên thì nay còn có khu công nghệ cao quy mô lớn. Vậy Thái Nguyên, “thủ đô gió ngàn”, làm thế nào để vận dụng cách mạng công nghiệp 4.0? Làm sao chè không chỉ bỏ vào bình, pha nước sôi để uống mà phải chế biến thành các dạng sản phẩm giá trị gia tăng cao? Làm sao Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo của cả nước?

Góp ý cho Thái Nguyên, các thành viên đoàn công tác Chính phủ cho rằng, tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện nền kinh tế, cả về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ... Không chỉ nổi tiếng về sản phẩm chè, tỉnh còn là trung tâm dịch vụ lớn về giáo dục, y tế. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tỉnh cần rà soát lại quy hoạch để làm cơ sở cho hoạch định chính sách, thu hút đầu tư. Về nông nghiệp, với lợi thế về cây chè, tỉnh cần phát triển thành đặc sản của Việt Nam. Đồng thời, tỉnh cần khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của Hồ Núi Cốc.

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết, sau nửa nhiệm kỳ 2015 – 2020, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2016, 2017 đạt 14%; năm 2017 đạt 12,75% (cao nhất trong vùng và cao gấp gần hai lần mức hình quân chung cả nước). Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn ước đạt 9,85%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2015, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2017 thu ngân sách đạt 12.643 tỷ đồng và Thái Nguyên phấn đấu có thể tự cân đối thu - chi ngân sách trước năm 2020.

Tỉnh kiến nghị điều chỉnh lại nhiệm vụ của Hồ Núi Cốc (đã được quy định tại Quyết định số 324/TTg-QĐ năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ là: Cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, đồ thị, công nghiệp, phòng chống lũ và kết hợp du lịch và nuôi trồng thủy sản) thành “Du lịch, nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ” để hỗ trợ tỉnh xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc thành tuyến du lịch liên kết các tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Lắng nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận tỉnh không chỉ tăng trưởng cao mà thu nhập bình quân đầu người cũng tăng mạnh. Thái Nguyên còn là điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài. Chương trình xây dựng nông thôn mới của “thủ đô kháng chiến” đạt kết quả ấn tượng với gần 50% số xã đạt chuẩn.

Bày tỏ vui mừng trước quyết tâm của Thái Nguyên về việc tự cân đối được ngân sách trước năm 2020, Thủ tướng tin tưởng mục tiêu này hoàn toàn khả thi và mong Thái Nguyên về đích sớm hơn, chậm nhất là vào năm 2019.

Thủ tướng đánh giá cao quy mô giáo dục đào tạo của Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước bởi để “giải quyết đời sống một cách căn cơ, lâu dài, bền vững thì chính là nguồn nhân lực, là nâng cao dân trí”.

Chỉ ra một số khó khăn, thách thức đối với tỉnh Thái Nguyên, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần tập trung nhìn nhận một cách nghiêm túc để có tầm nhìn lớn hơn, sâu rộng hơn trong phát triển để “chúng ta không những phát triển bền vững mà có bước phát triển tốc độ cao hơn”. Thái Nguyên phải trở thành địa phương mẫu mực về phát triển bền vững, cả kinh tế, xã hội và môi trường. Tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp dịch vụ và sáng tạo hàng đầu ở phía Bắc và cả nước với sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực dân doanh. Đặc biệt, tỉnh cần phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch, dịch vụ. “Tôi biết các đồng chí có các hình ảnh, thước phim giới thiệu Hồ Núi Cốc tuyệt với lắm nhưng không có đường vào thì cũng chịu. Cho nên, con đường trở thành vấn đề bức xúc mà chúng ta thấy cần phải quan tâm để mở nút thắt này trong phát triển”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng cần đa dạng hóa nền kinh tế với các trụ cột: Công nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. “Chè cần phát triển theo hướng này”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, cần đưa chè tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, làm sao thế giới biết đến, sử dụng chè Thái Nguyên.

tr_thi_nguyn_12

Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại bền vững, có độ mở cao, kết nối với các địa phương và quốc tế. Thủ tướng lấy ví dụ, Hồ Núi Cốc không chỉ phục vụ du lịch trong nước mà phải kết nối tour quan trọng, nếu chúng ta có điều kiện hạ tầng tốt. Đại học Thái Nguyên không chỉ đào tạo ở trong nước mà còn phải đào tạo quốc tế.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có khu sản xuất công nghệ cao của Samsung, Thủ tướng đề nghị tỉnh phân tích chi tiết ảnh hưởng của Samsung đối với kinh tế trong tỉnh để tìm nguyên nhân phát triển khu vực dân doanh địa phương, làm sao kết nối được với mạng lưới sản xuất của Samsung. Thủ tướng lưu ý tỉnh quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống của công nhân lao động tại các khu công nghiệp như nhà ở, giáo dục, y tế, giao thông, thiết chế công đoàn…

Đánh giá cao kết quả cải cách thủ tục hành chính của Thái Nguyên, Thủ tướng mong muốn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác này, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng chính quyền đối thoại ở mọi cấp.

Mặt khác Thái Nguyên cần chuyển bị tốt nguồn nhân lực cho phát triển du lịch du lịch, đây là yếu tố quan trọng, “từ người làm trong các quán ăn, nhà hàng đều cần đào tạo, các khách sạn cần được nâng cấp để thu hút du khách, để ai về Thái Nguyên cũng thấy chất lượng, sạch sẽ, vui vẻ, an toàn”.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ  đạo đối với các kiến nghị cụ thể của Thái Nguyên với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà ông Phạm Viết Đức, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.

 
In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 68
Trong ngày: 2066
Trong tuần: 4631
Lượt truy cập: 3393457
1
Bạn cần hỗ trợ?