Hiện nay, toàn tỉnh có trên 21 nghìn ha chè, sản lượng chè búp tươi bình quân đạt khoảng 220 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, những năm qua, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chưa cao do sản phẩm chè Thái Nguyên còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã; búp chè nguyên liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao; các hộ dân chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, mức đầu tư thấp… Do đó, sản xuất theo chè theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cho cây chè Thái Nguyên.
Các đại biểu tham quan mô hình cải tạo nương chè trung du của hộ gia đình ông Lê Quang Nghìn, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). |
Dự án cải tạo nương chè giống trung du theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng bền vững trên địa bàn T.P Thái Nguyên được thực hiện từ tháng 2-2015 đến tháng 6-2017 tại các xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu với quy mô 6ha. Các hộ dân được chọn (23 hộ) tham gia Dự án đều là những hộ có vườn chè giống trung du trồng bằng hạt (đã trồng được từ 25-30 năm). Diện tích chè cải tạo được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như đốn, hái hợp lý, bón phân bằng phương pháp rạch hàng giữa các luống chè hoặc cuốc hố sâu từ 6-8cm; trộn đều các loại phân để bón, sau đó lấp kín đất nên cây chè sử dụng phân một cách tối ưu hơn, hạn chế được tình trạng bốc hơi, rửa trôi. Do vậy, nương chè cải tạo có mật độ búp dày hơn, khối lượng búp lớn hơn, năng suất đạt khoảng 595kg búp tươi/ sào, cao hơn hẳn nương chè không được cải tạo 119kg búp tươi/ sào.
Sau khi tham quan mô hình và thấy hiệu quả kinh tế của việc cải tạo nương chè, bà con đều mong muốn được thành phố tạo điều kiện để mở rộng quy mô cải tạo nương chè giống trung du, đáp ứng yêu cầu của thị trường..
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<