Kẹo lạc trà xanh Thái Nguyên là một món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc của Việt Nam là lạc và trà xanh. Món ăn này có nguồn gốc từ vùng đất Thái Nguyên, nơi nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn.
Có nhiều lý do khiến nhiều người thích mua kẹo lạc trà xanh Thái Nguyên vào dịp Tết. Một trong những lý do quan trọng nhất là kẹo có hương vị thơm ngon, béo ngậy của lạc, hòa quyện với vị chát dịu của trà xanh tạo nên một hương vị đặc trưng, khó quên. Kẹo lạc trà xanh cũng là một món ăn bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho sức khỏe.
Kẹo lạc trà xanh - Bảo Ngọc Thái Nguyên
Ngoài ra, kẹo lạc trà xanh còn là một món quà tặng ý nghĩa, thể hiện sự tinh tế và tấm lòng của người tặng. Kẹo được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt, rất thích hợp để biếu tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp,...
Dưới đây là một số lý do cụ thể khiến nhiều người thích mua kẹo lạc trà xanh Thái Nguyên vào dịp Tết:
Nhìn chung, kẹo lạc trà xanh Thái Nguyên là một món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng, có ý nghĩa văn hóa. Đây là một món quà tặng ý nghĩa, được nhiều người lựa chọn vào dịp Tết.
Kẹo lạc trà xanh Tân Cương
Kẹo lạc trà xanh Tân Cương là một loại kẹo truyền thống của Việt Nam, được làm từ những hạt lạc tươi ngon, được rang giòn và phủ lớp vỏ kẹo bên ngoài. Hương vị đặc trưng của sản phẩm đến từ sự kết hợp giữa vị đậm đà của hạt lạc và hương thơm dịu nhẹ của trà xanh, tạo nên một hương vị tinh tế và hấp dẫn.
Kẹo lạc trà xanh Tân Cương được làm từ những nguyên liệu chính là:
Ngoài ra, kẹo lạc trà xanh còn có thể được thêm các nguyên liệu khác như vừng, đường, mạch nha,... để tạo nên hương vị và màu sắc đa dạng hơn.
Kẹo lạc trà xanh Tân Cương có thể được thưởng thức như một món ăn vặt hoặc dùng để làm quà tặng. Kẹo có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, rất thích hợp để nhâm nhi cùng trà xanh hoặc cà phê.
Dưới đây là cách làm kẹo lạc trà xanh Tân Cương tại nhà:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Lưu ý:
Chúc bạn thành công với cách làm kẹo lạc trà xanh Tân Cương này!
Kẹo lạc trà xanh – Thức quà của người Tân Cương
Mảnh đất Tân Cương (Thái Nguyên) được mọi người biết đến không chỉ bởi nơi đây có sản phẩm trà nức tiếng gần xa, một thứ đồ uống mang đậm nét văn hóa của người Việt mà còn là một điểm đến trải nghiệm về văn hóa trà, kết hợp du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Các cụ ta xưa, khi uống trà thường kết hợp nhâm nhi với kẹo lạc truyền thống, một thú ăn uống rất tao nhã, để lại hương vị lưu luyến cùng thời gian. Hiện nay, chúng ta vẫn thường bắt gặp những hình ảnh này ở các quán thưởng trà hay thậm chí là những bàn trà vỉa hè. Nắm bắt được nhu cầu của khách cùng với kinh nghiệm và sự sáng tạo của người Tân Cương, giờ đây đến với mảnh đất này ngoài mua sản phẩm chè búp về làm quà thì còn có nhiều sản phẩm quà tặng khác được chế biến từ trà xanh để du khách lựa chọn như: Bột trà xanh matcha, kẹo lạc trà xanh... Đặc biệt kẹo lạc trà xanh đã trở thành một thức quà được nhiều du khách lựa chọn khi đến với mảnh đất này.
Qua khảo sát tại vùng chè Tân Cương, nhận thấy những hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình kết hợp sản xuất chè và làm du lịch cộng đồng thì đều có sản phẩm kẹo lạc trà xanh. Ta có thể điểm qua một vài cơ sở như: Cơ sở sản xuất chè Tiến Yên, Hợp tác xã Tâm Trà Thái, hợp tác xã chè Hảo Đạt... mỗi một cơ sở có một cách thức làm kẹo khác nhau, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm có thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều rất ngon và mang đặc trưng riêng của vùng đất Tân Cương.
Đến thăm hợp tác xã chè Hảo Đạt vào một ngày cuối tuần, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng bà con và rồi vào khu vực thưởng trà để thưởng thức những chén trà thơm ngon của cơ sở, được mời chiếc kẹo lạc trà xanh, quả thật là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Quan sát, tôi thấy lượng khách đến thăm và trải nghiệm tại cơ sở rất đông, ai nấy khi ra về đều mua cho mình một sản phẩm về làm quà cho bạn bè và người thân. Ngoài việc mọi người lựa chọn các sản phẩm chè búp thì kẹo lạc trà xanh là một món đồ được khá nhiều du khách lựa chọn bởi nó phù hợp với nhiều đối tượng, hơn nữa sản phẩm này dùng kèm với uống trà thì thật tuyệt vời.
Qua trao đổi với bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, được biết: Vài năm gần đây do nắm bắt được thị yếu của khách, cũng như nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nơi đây, Hợp tác xã đã cho ra sản phẩm kẹo lạc trà xanh. Gọi là Kẹo lạc trà xanh bởi ngoài các thành phần như: Lạc, mạch nha, đường thì ở đó còn có thành phần bột trà xanh. Để có được sản phẩm kẹo ngon đòi hỏi sự khắt khe ngay ở khâu chọn nguyên liệu. Lạc để lựa chọn làm kẹo phải là loại lạc chiêm, hạt căng tròn, mẩy chứ không phải là lạc mùa trồng chính vụ, bởi lạc chiêm sẽ có vị thơm, bùi và ngọt hơn rất nhiều. Về bột trà xanh cũng phải được lựa chọn từ những búp chè xanh non, đang chứa trong mình độ tinh túy nhất có như vậy bột trà xanh mới đảm bảo. Có một điều mà không phải ai cũng biết, để hiểu rõ thì phải có sự trải nghiệm đó là bột trà xanh làm từ giống chè cành mới sẽ cho ra màu sắc xanh đậm hơn là giống chè trung du truyền thống. Bột trà xanh sau quá trình sơ chế sẽ được mang đi làm kẹo và cho ra thành phẩm kẹo lạc trà xanh mang thương hiệu của từng cơ sở. Thứ kẹo lạc ăn vào giòn tan, ngọt thanh thanh, thơm, bùi, béo, có vị hơi chát của trà và có màu xanh bắt mắt của bột trà xanh. Đây có lẽ là nét phân biệt cơ bản với các sản phẩm kẹo lạc khác trên thị trường.
Hiện nay, trong các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế, chúng tôi vẫn thường mang những sản phẩm của mảnh đất Tân Cương để giới thiệu, quảng bá tới du khách. Tôi thường hay nói vui với khách nhưng cũng là sự thật: “Chỉ có ở Thái Nguyên mới có sản phẩm kẹo lạc trà xanh thôi, các bác sẽ không tìm thấy ở tỉnh nào có sản phẩm này đâu ạ”, đó là thức quà rất độc đáo, đậm hương vị quê hương của người Tân Cương nói riêng và của người Thái Nguyên nói chung.
Tìm hiểu tại một số cơ sở du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương, được biết sản phẩm kẹo lạc trà xanh mới ra một vài năm nay nhưng lượng tiêu thụ khá lớn, khoảng từ 2 – 3 tạ/ tháng/ cơ sở. Tại hợp tác xã chè Hảo Đạt, dịp tết vừa qua cơ sở tiêu thụ khoảng 2-3 tấn kẹo lạc trà xanh, chủ yếu phục vụ nhu cầu thưởng thức và làm quà của du khách.
Ăn miếng kẹo lạc, uống một ngụm chè xanh vàng sóng sánh để cảm nhận vị ngọt thanh của kẹo lạc, vị chan chát nhưng ngọt hậu về sau của chè xanh, hàn huyên cùng bạn bè, người thân để rồi không muốn chia xa. Một phong cách ẩm thực tao nhã, giản dị nhưng góp phần gắn kết tình cảm con người, mang lại cảm nhận rất riêng, làm say lòng bao du khách khi thưởng thức.
Nếu có dịp đến với du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương, du khách sẽ cảm thấy sự thay đổi đầy mới lạ của mảnh đất và con người nơi đây. Phong cảnh hữu tình với những đồi chè xanh mướt mát, những người nông dân làm du lịch một cách mộc mạc nhưng đầy nhiệt tình và thân thiện. Đặc biệt trong hành trình du lịch mảnh đất này có rất nhiều thức quà để du khách lựa chọn trong đó bạn đừng quên sản phẩm kẹo lạc trà xanh nhé./.
Về Thái Nguyên xem bà con người Tày làm kẹo lạc, bánh khẩu si trà xanh thơm ngon, giòn rụm
Với phương thức và bí quyết gia truyền, bà con người Tày ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai đã làm ra món kẹo lạc và bánh khẩu si thơm ngon, giòn rụm, chỉ ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Sản phẩm kẹo lạc Phú Thượng được các hộ gia đình người dân tộc Tày ở xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai sản xuất theo công thức thủ công truyền thống, do đó mang những nét đặc trưng riêng cả về hình thức và chất lượng.
Quy trình làm kẹo lạc và bánh khẩu si của người Tày ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Clip: Hà Thanh
Hộ gia đình ông Hoàng Văn Hà, xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, thành viên HTX Trâu Vàng đã sản xuất và kinh doanh sản phẩm kẹo lạc từ nhiều năm nay với sản lượng tiêu thụ ổn định. Sau một quá trình sản xuất và đưa ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận, gia đình ông đã cùng với 13 hộ gia đình trong vùng kết hợp để sản xuất và tiêu thụ món kẹo lạc này.
Kẹo lạc có nguyên liệu chủ yếu từ lạc, khi ăn có vị ngậy, béo và hương thơm đặc trưng của lạc. Lạc được bà con mua của các hộ gia đình trồng trên địa bàn xã và một số địa phương lân cận.
Lạc được lựa chọn là những hạt lạc đạt tiêu chuẩn hạt tròn, bóng, vàng, hạt nhẵn, không bị sâu mọt, hạt lép, thuộc các giống đỗ như: đỗ cúc, đỗ nhật bóng.
Về Thái Nguyên xem bà con người Tày làm kẹo lạc, bánh khẩu Si trà xanh thơm ngon nức tiếng - Ảnh 2.
Sau khi chọn lọc những hạt lạc đạt tiêu chuẩn, lạc được rang trên chảo lửa đến khi chín giòn. Ảnh: Hà Thanh
Sau quá trình lựa chọn lạc, lạc sẽ được làm sạch rồi đưa lên chảo lửa rang chín. Sau đó, lạc được xay vỡ thành mảnh nhỏ, và lọc vỏ cho sạch. Tiếp đến, lạc được cho ra nong, nia cho nguội, rồi tiến hành thắng nước đường theo tỷ lệ phù hợp và đun sôi đến khi đạt rồi bắc chảo xuống cho lạc, gừng tươi, vừng vào trộn đều.
Khi các nguyên liệu đã hoà quyện đều với nhau sẽ đổ ra khuôn gỗ và ép thủ công trong thời gian từ 20 – 30 phút, cuối cùng lạc sẽ được trải trên giàn thành phẩm.
Về Thái Nguyên xem bà con người Tày làm kẹo lạc, bánh khẩu Si trà xanh thơm ngon nức tiếng - Ảnh 3.
Sau công đoạn thắng đường, sẽ đổ lạc đã được rang chín trước đó vào chảo đảo đều. Ảnh: Hà Thanh
Đặc trưng của sản phẩm kẹo lạc được gói thành thanh có khổ nhỏ màu vàng, không ngâm nước. Kẹo lạc Phú Thượng có mùi thơm, ngậy, thanh mát và giòn.
Về Thái Nguyên xem bà con người Tày làm kẹo lạc, bánh khẩu Si trà xanh thơm ngon nức tiếng - Ảnh 4.
Kẹo lạc Phú Thượng có mùi thơm, ngậy, thanh mát và giòn. Ảnh: Hà Thanh
Năm 2022, sản lượng kẹo lạc của gia đình ông Hà xuất bán ra thị trường khoảng 3,5 tấn, với giá bán 140.000đ/kg mang về doanh thu khoảng 490 triệu đồng. Dự kiến, năm 2023 sản lượng đạt khoảng 4 tấn mang về doanh thu khoảng 500 triệu đồng.
Hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm kẹo lạc Phú Thượng đã có mặt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Dự kiến trong thời gian tới, Hội Nông dân xã Phú Thượng sẽ quảng bá sản phẩm kẹo lạc đến thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đối với sản phẩm bánh khẩu si trà xanh được sản xuất từ gạo nếp cái hoa vàng theo quy trình truyền thống. Gạo được dùng để sản xuất bánh Khẩu si là gạo có màu trắng sáng, bóng, mẩy, không bị sâu mọt. Quy trình làm bánh khẩu si cũng tương tự như quy trình làm kẹo lạc.
Về Thái Nguyên xem bà con người Tày làm kẹo lạc, bánh khẩu Si trà xanh thơm ngon nức tiếng.
Gạo sau khi được lựa chọn và làm sạch sẽ được đưa vào chảo rang đến khi chín giòn và thơm. Sau đó, gạo được rải ra nong hoặc nia, rồi tiến hành thắng đường theo tỷ lệ thích hợp. Tiếp đến khi đường đã đạt sẽ bắc chảo xuống trộn gạo đã rang chín với đường, vừng, gừng tươi, bột trà xanh rồi đổ ra khuôn gỗ và ép thủ công trong thời gian từ 20 – 30 phút, cuối cùng tiến hành trải trên giàn thành phẩm.
Năm 2022, sản lượng bánh khẩu Si xuất bán ra thị trường đạt khoảng 3,5 tấn, mang về doanh thu khoảng 490 triệu đồng.
Năm 2023, sản phẩm kẹo lạc Phú Thượng và bánh khẩu si trà xanh của gia đình ông Hà được Hội Nông dân huyện Võ Nhai đề cử tham gia chương trình bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ 6. Đây sẽ là cơ hội để sản phẩm được quảng bá rộng rãi trên thị trường, giúp nhiều người tiêu dùng biết đến.
Với mô hình sản xuất kẹo lạc và bánh khẩu si như hiện nay, gia đình ông Hà đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 17 – 20 lao động với thu nhập bình quân từ 6 – 8 triệu đồng/người/tháng.
Đa dạng sản phẩm từ cây chè
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thời gian qua, nhiều công ty, hợp tác xã, người làm chè ở Thái Nguyên đã đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại, nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng từ cây chè.
Bưng khay kẹo lên mời mọi người, anh bạn tôi nói: - Uống trà mà nhấm nháp thanh kẹo lạc này mới thú vị.
Thưởng thức kẹo lạc trà xanh, chúng tôi cảm nhận được vị ngọt thanh, thơm dịu của lạc, mạch nha, đường và bột trà. So với kẹo lạc thông thường, cái chát ở bột trà xanh đã dịu đi phần ngọt của đường, khiến người ăn hài lòng hơn. Đây không phải lần đầu tiên tôi được ăn kẹo lạc trà xanh cùng với uống trà sớm.
Còn nhớ, dịp đầu năm, mấy người bạn tôi ở Hà Nội lên chơi, muốn đi thăm vùng chè Tân Cương và mua quà về tặng người thân. Tôi đã dẫn mọi người đi tham quan một vài hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình kết hợp sản xuất chè và làm du lịch cộng đồng, như: Cơ sở sản xuất chè Tiến Yên, Hợp tác xã Tâm Trà Thái, Hợp tác xã chè Hảo Đạt. Khi về, ngoài chè búp khô là những gói kẹo lạc trà xanh xứ Thái làm quà. Mỗi cơ sở đều có bí quyết riêng trong quá trình sản xuất chè cũng như làm kẹo; kiểu dáng, màu sắc, cách đóng gói bao bì khác nhau nhưng đều mang lại sự hài lòng cho khách hàng bởi khi ăn đều giòn tan, ngọt thanh, thơm, chát nhẹ với màu xanh dịu rất đặc trưng của vùng chè Thái Nguyên.
Có lần tôi phỏng vấn một doanh nghiệp làm chè ở Tân Cương về việc làm thế nào để giữ chân được khách hàng lâu dài, khiến họ sử dụng sản phẩm như một thói quen không thể thiếu. Chủ doanh nghiệp đó đã dứt khoát trả lời ngay: Mỗi người làm chè thông thái cần đa dạng hóa các sản phẩm từ chè, để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng. Và đây không chỉ là tư duy của riêng chủ doanh nghiệp đó. Năm năm trở lại đây, ngoài chú trọng sản xuất, nâng cao chất lượng các loại chè búp với mẫu mã đa dạng, nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại, nghiên cứu sản xuất thêm nhiều sản phẩm từ cây chè đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài kẹo lạc trà xanh, bột trà xanh matcha cũng được các cơ sở tập trung sản xuất. Khảo sát trên thị trường có thể thấy, bột trà xanh matcha là một trong những nguyên liệu được sử dụng trong các loại bánh ngọt của nhiều cửa hàng. Với mùi thơm và vị chát nhẹ đặc trưng của chè hòa quyện cùng các nguyên liệu giúp bánh tươi xốp, không bị ngấy, được giới trẻ rất ưa chuộng. So với những chiếc bánh ngọt truyền thống thì những loại bánh sử dụng nguyên liệu bột trà matcha có giá cao hơn song vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Ngoài làm bánh, làm kẹo, nhiều chị em đã sử dung bột trà matcha để đắp mặt làm đẹp hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này khá lớn.
Sự sáng tạo của mỗi hộ kinh doanh, đơn vị doanh nghiệp làm chè ở Thái Nguyên trong việc đa dạng hóa các sản phẩm từ chè đã mang lại sắc màu tươi mới trên thị trường chè trong nước. Điển hình là Công ty Cổ phần Nông sản Thái Nguyên (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên). Ông Đỗ Văn Cương, Giám đốc Công ty cho hay: Từ nguồn nguyên liệu đảm bảo, Công ty đang sản xuất ra 10 dòng sản phẩm chính, gồm Bạch Hạc trà, Thiết Quan Âm, Mộc trà, Bạch trà, Sen trà, Hòe trà, Sâm trà, trà tôm nõn trung du, bột ngâm chân trà xanh quế và túi lọc bột trà xanh tắm gội cho trẻ em. Các sản phẩm được đóng trong túi nhỏ, xếp trong hộp với giá bán niêm yết từ 85 nghìn đồng đến 1,3 triệu đồng/hộp. Trên mỗi sản phẩm đều có tem nhãn, mã vạch đầy đủ với logo Vua Trà Tân Cương.
Đối với mỗi dòng sản phẩm, Công ty đều nghiên cứu sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách hàng. Như dành riêng cho khách hàng thượng lưu, trong dòng sản phẩm bộ trà biếu cao cấp Tiến Vua, ngoài nguyên liệu chính là trà Tân Cương chính hiệu, Công ty còn bổ sung trà hoa vàng và đông trùng hạ thảo trong mỗi gói nhỏ đủ để pha 1 ấm trà với đủ vị chát, ngọt hậu và đậm hương cốm. Hay với sản phẩm Sâm trà, ngoài búp chè 1 tôm 2 lá còn được thêm nguyên liệu Hồng Đẳng sâm Kon Tum, tạo nên nước trà xanh dịu, ngọt hậu, giúp người dùng tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. Đối với các sản phẩm trà túi lọc như: Sen trà, Hòe trà, Mộc trà…đều được đựng trong túi lọc hữu cơ hút chân không, thân thiện với môi trường. Mặt trong túi được tráng màng nhôm giúp chống ẩm khi bảo quản và giữ nguyên hương vị.
Lướt trang web của Công ty, chúng tôi thấy thông tin một số sản phẩm như túi lọc ngâm chân trà xanh quế, túi lọc trà xanh tắm bé, hoặc hộp quà tổng hợp gồm kẹo trà xanh, gói trà trung du pha ấm truyền thống, bộ ngũ trà sen, sâm, hòe, bạch, mộc…với giá rất bình dân và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Điều này cũng lý giải vì sao sản phẩm của Công ty đến nay đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, được phân phối tại một số siêu thị như: Vinmart, Fuji… và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ngoài chè khô truyền thống, Công ty đã tận thu hầu hết các bộ phận trên cây chè để tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: Trà túi lọc, bột matcha, trà sữa hòa tan, trà thảo mộc… phục vụ nhu cầu của khách hàng từng lứa tuổi, hướng tới phát triển du lịch thực nghiệm chè. Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh được tổ chức chứng nhận quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM.
Hiện, toàn tỉnh Thái Nguyên có 22,6 nghìn ha chè, trong đó khoảng 18 nghìn ha chè kinh doanh. Cây chè đã trở thành cây trồng mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân. Để khai thác hết tiềm năng từ cây chè, các cơ sở sản xuất đã và đang chú trọng khâu chế biến, đa dạng nhiều sản phẩm. Ngoài sản phẩm chè búp truyền thống, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp đã không ngại “làm mới” mình với nhiều sản phẩm chè độc đáo như: Chè sen, chè nhài, chè hoa hồng, chè hoa tổng hợp, Hồng trà…Từ đó, không chỉ làm phong phú các sản phẩm từ chè, mà quan trọng hơn đã gia tăng giá trị kinh tế cho người làm chè./.
Phong phú các sản phẩm từ chè Thái Nguyên
Được mệnh danh “đệ nhất danh trà”, chè Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng trong nước mà được người yêu thích trà ở nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Thế nhưng, với những tác dụng hữu ích mà chè có thể mang lại cho sức khỏe con người, nếu chỉ sản xuất chè khô theo cách truyền thống thì sẽ là lãng phí. Bởi vậy, vài năm trở lại đây, trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều các sản phẩm có thành phần là trà xanh. Điều này không chỉ làm phong phú các sản phẩm từ chè mà quan trọng hơn đã giúp gia tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh sản phẩm trà.
Anh Tô Văn Khiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Hợp tác xã Chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương) đón tôi trong cái lạnh của ngày chớm Đông bằng một ấm trà nóng hổi và một đĩa kẹo lạc vừa quen lại vừa lạ. Quen là vì kẹo lạc thì ai cũng biết, nhưng lạ là kẹo có màu xanh cốm vô cùng bắt mắt, đặc biệt hơn là kẹo lạc nhưng có vị trà xanh. Vị trà không đủ để người ăn cảm thấy chát nhưng tạo ra được vị ngọt thanh vô cùng dễ chịu.
Cắn một miếng kẹo, nhấp kèm một ngụm trà, tôi chợt nghĩ và càng khâm phục người đã phát hiện ra sự hoàn hảo khi kết hợp hai thứ đồ ăn và thức uống ấy lại với nhau. Anh Khiêm bộc bạch, anh năm nay đã tròn 50 tuổi nhưng có đến 40 năm anh “ăn, ngủ” với chè. Theo ông bà, bố mẹ lên các nương chè từ bé cho đến tuổi trung niên nhưng anh Khiêm cũng không thấy người làng anh dùng chè để làm gì ngoài đồ uống. Anh có người họ hàng thân thiết sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, nhiều lần anh được nghe giới thiệu về các mặt hàng ở Nhật được làm từ trà xanh và tất nhiên giá bán của các mặt hàng đó cũng cao “ngất ngưởng’. Người ta làm được sao mình lại không, trong khi độ ngon của chè Thái Nguyên ít có nơi nào có được. Câu hỏi ấy cứ xoáy vào tâm trí anh khiến anh không thể “ngồi yên” được.
Cuộc sống bận rộn, không phải ai thích uống trà cũng có thời gian ngồi tráng ấm pha trà rồi đợi trà ngấm để thưởng thức. Để tiết kiệm thời gian, họ hay dùng các loại trà túi lọc. Anh Khiêm nghĩ, vậy tại sao lại không làm trà xanh theo dạng trà túi lọc? Trong khi đó, công đoạn lấy hương, chè bị gãy vụn một lượng đáng kể. Anh đã thử chọn lựa từ số búp chè gãy của một số dòng chè cao cấp đem đóng gói thì thấy chất lượng chè không hề bị giảm so với sản phẩm chính. Vậy là sản phẩm trà xanh túi lọc ra đời. Tiếp đó là sản phẩm bột trà matcha, thị trường bán mỗi kilogam giá vài trăm đến cả triệu bạc. Nguyên liệu thì mình có sẵn, tại sao không làm?
Theo kinh nghiệm của anh Khiêm, lứa chè Đông cuối cùng và lứa chè Xuân đầu tiên sẽ thích hợp làm bột trà matcha nhất, bởi thời điểm này gần như không có nắng. Hiện, anh Khiêm đang sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm bột trà khác nhau và có giá trung bình từ 6 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng/1kg. Chưa dùng lại ở đó, từ bột trà matcha, anh Khiêm quyết định bắt tay vào học hỏi và sản xuất kẹo lạc có thành phần từ trà xanh.
Lý giải cho việc dùng bột trà xanh làm kẹo lạc chứ không phải loại kẹo gì cao cấp khác, anh chia sẻ: Kẹo lạc là món ăn gần gũi với tất cả người Việt Nam, chính vì vậy nó mang tính truyền thống, hơn nữa giá thành lại rẻ có thể phù hợp với tất cả mọi người. Với giá bán tại xưởng là 55 nghìn đồng/hộp có trọng lượng 500gam, 2 năm nay, kẹo lạc trà xanh đã trở thành món quà biếu được nhiều người lựa chọn. Anh Khiêm cũng bật mí, anh đang thử nghiệm để sản xuất “tửu hoa trà” và thấy rất khả thi. Tức là hoa chè sau khi hái về được sấy khô rồi đem ngâm rượu. Rượu này khi uống thử cho vị ngọt nhẹ và có mùi thơm đặc trưng của hoa chè.
Nói đến việc dùng bột trà matcha làm nguyên liệu chế biến đồ ăn, tôi chợt nhớ đến dạo gần đây trên địa bàn T.P Thái Nguyên, nhiều người trẻ tuổi hay mách nhau đặt bánh cho các bữa tiệc sinh nhật lại tiệm bánh MoKa nằm trên đường Lương Ngọc Quyến. Có lần tôi đã từng tò mò hỏi về đặc điểm thu hút các bạn trẻ của loại bánh đó và được biết. Đó là loại bánh có màu xanh cốm, trên bề mặt bánh được trang trí như những bông tuyết xanh phủ lên.
Tìm hiểu về điều các bạn trẻ kháo nhau, tôi được chị Phạm Thị Thu Thanh, chủ tiệm bánh MoKa cho biết: Thứ các bạn trẻ hay ví như bông tuyết xanh đó chính là bột trà matcha đặc biệt, được kiểm định khắt khe về độ an toàn và đặc biệt là không thấm nước nên luôn tơi xốp. Thời gian gần đây, giới trẻ rất ưa chuộng loại bánh được trang trí như vậy. Ngoài trang trí bên ngoài, bột trà còn được sử dụng làm một thành phần của cốt bánh. Với loại bánh này, 90% thành phần của bánh là trà xanh. So với những chiếc bánh cùng loại được làm bằng vani, cacao và bột socola truyền thống, giá của một chiếc bánh làm bằng bột trà matcha thường cao hơn khoảng 50 nghìn đồng (một chiếc bánh kem tại MoKa có giá dao động từ 150 - 200 nghìn đồng). Những người ở độ tuổi từ 18 đến 25 lựa chọn bánh trà xanh nhiều hơn cả. Nếu như 3 năm trước mới có một vài khách hàng biết tới bánh kem trà xanh thì đến nay lượng bánh làm từ bột trà đã chiếm khoảng 20% trong tổng số lượng bánh được bán ra của cửa hàng.
Bột được làm từ trà xanh ngày cành trở thành nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm như: Trà sữa, trà xanh không độ, chè giải khát, thạch rau câu, mỳ tôm… Không chỉ có vậy, trên thị trường cũng ngày càng xuất hiện nhiều các mặt hàng tiêu dùng có thành phần từ cây chè như nước rửa chén, bát; kem đánh răng; sữa tắm; sữa rửa tay…
Đa dạng hóa các sản phẩm từ chè là xu thế tất yếu, điều này không chỉ giúp người sản xuất và kinh doanh chè có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Tôi cảm thấy thích thú trước những phát hiện của anh Khiêm và cho rằng những liên tưởng, dự liệu của anh trong tương lai không phải là điều gì quá xa vời.
Anh kể, có lần anh đem đổ bã chè vào cái bát đầy dầu mỡ và phát hiện ra bã chè có thể loại bỏ được hết dầu mỡ bám trên đĩa. Lại có lần tiện nồi nước trà xanh uống còn dư, đem ra tráng bát, kết quả chẳng những bát đĩa sạch “kin kít” mà nước chè còn khử sạch được cả mùi tanh của thức ăn. Trong tương lai, anh nghĩ có thể chiết xuất ra một loại nước rửa bát từ phụ phẩm của cây chè và thị trường của những sản phẩm thiên nhiên đó sẽ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước. Muốn vậy anh và 29 hộ gia đình thành viên khác trong Câu lạc bộ Sản xuất chè hữu cơ ở Khe Cốc đã tạo ra được vùng nguyên liệu rộng 10ha. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu an toàn cho tất cả các sản phẩm mà anh Khiêm và người dân Khe Cốc đang hướng đến.
Kẹo lạc trà xanh - Đặc sản một miền quê
LNV - Từ xưa đến nay, món kẹo lạc như một món ăn không thể thiếu bên ấm trà của người Việt. Một sản phẩm có sự hòa quyện của kẹo lạc và bột trà xanh thơm ngon khó tả đã được tạo ra.
|
Kẹo lạc trà xanh được làm từ những hạt lạc tuyển chọn kĩ lưỡng, loại bỏ những hạt lép và sâu rồi đem đi rang chín bỏ lớp áo lụa để lộ ra lớp thịt hạt vàng đều giòn tan, sau đó đem đun nóng đường rồi đổ lạc thêm bột trà xanh vào chảo sau đó nhanh tay đảo đều để lớp đường và trà xanh quyện vào hạt lạc rồi đổ ra khuôn cán đều, đợi kẹo lạc nguội cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn. Kẹo nguội được đóng gói để giữ vệ sinh và bảo quản kẹo được lâu hơn.
Những lợi ích tuyệt vời từ kẹo lạc trà xanh: Kẹo được làm từ 2 thành phần chính là lạc và trà xanh nên có tác dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe.
Thứ nhất tốt cho tim mạch : Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lạc có chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp bảo vệ hệ tim tim mạch, ngoài ra trong lạc còn chứa chất oxy hóa mạn, điển hình là axit oleic. Do có tác dụng làm giảm cholesterol nên trà xanh giúp giảm các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Thứ hai giúp tăng cường trí nhớ: Bởi vì trong lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn được gọi là niacin, đây là chất giúp não tăng cường trí nhớ và hoạt động bình thường.
Thứ 3 là tăng sức đề kháng cho cơ thể: Thanh kẹo giòn tan, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng với độ ngọt thanh vừa phải là thứ đồ ăn vặt tuyệt vời, nhất là khi dùng kèm với tách trà nóng trong tiết trời mùa đông giá lạnh.
Người Việt ta xưa nay rất tinh tế trong cách thưởng thức từ những món ăn bình dân nhất. Uống trà xanh, ăn kẹo lạc cũng vậy giản dị và nhẹ nhàng như thưởng thức các món ăn khác, trầm tĩnh chứ không ồn ào luôn yên lặng, chậm dãi lắng nghe câu chuyện của những người xung quanh.
Đặc biệt, không cần phải là người quen biết hay thân thiết, cũng có thể cùng gọi cốc trà xanh và thanh kẹo lạc, tự khắc sẽ dễ đồng cảm và sẻ chia với nhau. Kẹo lạc trà xanh – mang hương vị đặc trưng của vùng chè Thái Nguyên. Kẹo lạc trà xanh và trà xanh được tạo nên từ những búp chè tươi, mang lại hương vị đặc trưng của một vùng quê vốn nổi tiếng với những đồi chè xanh ngút ngàn.
Nếu có dịp đến Thái Nguyên đừng nên bỏ qua vùng đất chè Tân Cương, bởi lẽ vì sự thay đổi đầy mới lạ của mảnh đất và con người nơi đây. Khi đến thăm bạn sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và lòng mến khách ngay từ lần đầu tiên. Bởi cũng được thiên nhiên ban tặng cho một không gian có phong cảnh hữu tình với những đồi chè xanh bát ngát, những ngọn núi cao nơi phía xa, có những người nông dân chân chất, mộc mạc nhưng lại đầy nhiệt huyết và thân thiện. Đặc biệt nếu có điều kiện khám phá mảnh đất này bạn có thể lựa chọn trong rất nhiều món đặc sản nơi đây, bạn đừng quên thưởng thức sản phẩm kẹo lạc trà xanh.
Đa dạng các sản phẩm từ trà xanh
Đa dạng hóa các sản phẩm từ trà là xu thế tất yếu, không chỉ giúp người sản xuất và kinh doanh chè có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị kinh tế mà còn giúp ngành chè phát triển bền vững.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều công ty, hợp tác xã, người làm chè ở Thái Nguyên đã đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại, nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng từ cây chè.
Gọi là Kẹo lạc trà xanh bởi ngoài các thành phần như: Lạc, mạch nha, đường thì ở đó còn có thành phần bột trà xanh. Vị ngọt thanh, thơm dịu của lạc, mạch nha, đường và bột trà. So với kẹo lạc thông thường, cái chát ở bột trà xanh đã dịu đi phần ngọt của đường, khiến người ăn hài lòng hơn. Để có được sản phẩm kẹo ngon đòi hỏi sự khắt khe ngay ở khâu chọn nguyên liệu. Lạc để lựa chọn làm kẹo phải là loại lạc chiêm, hạt căng tròn, mẩy chứ không phải là lạc mùa trồng chính vụ, bởi lạc chiêm sẽ có vị thơm, bùi và ngọt hơn rất nhiều. Thứ kẹo lạc ăn vào giòn tan, ngọt thanh thanh, thơm, bùi, béo, có vị hơi chát của trà và có màu xanh bắt mắt của bột trà xanh. Đây có lẽ là nét phân biệt cơ bản với các sản phẩm kẹo lạc khác trên thị trường.
Ăn miếng kẹo lạc, uống một ngụm chè xanh vàng sóng sánh để cảm nhận vị ngọt thanh của kẹo lạc, vị chan chát nhưng ngọt hậu về sau của chè xanh, hàn huyên cùng bạn bè, người thân để rồi không muốn chia xa. Một phong cách ẩm thực tao nhã, giản dị nhưng góp phần gắn kết tình cảm con người, mang lại cảm nhận rất riêng, làm say lòng bao du khách khi thưởng thức.
Bột trà xanh matcha là một trong những nguyên liệu được sử dụng trong các loại bánh ngọt của nhiều cửa hàng. Với mùi thơm và vị chát nhẹ đặc trưng của chè hòa quyện cùng các nguyên liệu giúp bánh tươi xốp, không bị ngấy, được giới trẻ rất ưa chuộng. So với những chiếc bánh ngọt truyền thống thì những loại bánh sử dụng nguyên liệu bột trà matcha có giá cao hơn song vẫn được người tiêu dùng lựa chọn.
Bột trà xanh phải được lựa chọn từ những búp chè xanh non, đang chứa trong mình độ tinh túy nhất có như vậy bột trà xanh mới đảm bảo. Có một điều mà không phải ai cũng biết, để hiểu rõ thì phải có sự trải nghiệm đó là bột trà xanh làm từ giống chè cành mới sẽ cho ra màu sắc xanh đậm hơn là giống chè trung du truyền thống. Bột trà xanh sau quá trình sơ chế sẽ được mang đi làm kẹo và cho ra thành phẩm kẹo lạc trà xanh mang thương hiệu của từng cơ sở. Ngoài làm bánh, làm kẹo, nhiều chị em đã sử dung bột trà matcha để đắp mặt làm đẹp hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này khá lớn.
Hướng dẫn cách làm kẹo lạc truyền thống giòn tan, ngon tại nhà
Kẹo lạc hay còn gọi là kẹo đậu phộng là một món ăn ngon, rất phù hợp cho các bữa trò chuyện, những giây phút thư giãn bên nhau. Nếu bạn chưa biết cách làm món kẹo lạc ngon, giòn thì hãy để bài viết sau mách bạn nhé. Cùng vào bếp với hướng dẫn cách làm kẹo lạc truyền thống giòn tan, ngon như ngoài tiệm nhé!
Xem nhanh
Kẹo lạc là món ăn đơn giản nhưng rất ngon. Cách thực hiện của món này thì hết sức đơn giản. Chỉ với vài thao tác, bạn đã có ngay một đĩa kẹo thơm lừng mùi mè, giòn tan và béo béo của đậu. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách làm kẹo lạc bằng mạch nha. Bạn đã sẵn sàng để vào bếp hay chưa? Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
30 phút
Dành cho
3 - 4 người
Nguyên liệu làm món kẹo lạc
Nguyên liệu làm kẹo lạc
400g đậu phộng 125ml nước
170g đường
40g gừng
2 thìa cafe
nước cốt chanh
100g mạch nha
110g mè trắng
Cách làm món kẹo lạc
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Mè rang
Mè sau khi rang xong bạn chia làm 2 phần riêng biệt. Phần thứ nhất 40g bạn để riêng để cho vào phần kẹo, phần còn lại 70g bạn rải đều ở khuôn đổ kẹo để tạo lớp mặt cho đẹp.
Lạc rang
Đậu phộng bạn rang cho chín. Lưu ý khi rang đậu bạn nhớ đảo đều tay, và nhớ để lửa trung bình. Sau khi rang xong, bạn để nguội và bỏ hết phần vỏ đậu. Lưu ý kẹo sẽ đẹp mắt hơn nếu bạn bỏ sạch phần vỏ đậu nhé!
Bước 2 Nấu kẹo
Nấu đường, cho gừng
Bạn cho nước vào nồi, mở lửa trung bình để nước sôi. Tiếp theo bạn cho toàn bộ phần đường vào và lắc đều. Khi nước sôi trở lại thì cho toàn bộ phần gừng băm nhuyễn vào. Và lắc đều cho gừng hòa với kẹo.
Bạn đun đến khi gừng trong thì cho nước cốt chanh vào. Bạn nấu thêm khoảng 5 phút nữa. Lưu ý khi nấu kẹo bạn tuyệt đối không được khuấy, vì nếu bạn khuấy sẽ rất dễ bị lại đường, kẹo sẽ không ngon. Tiếp theo cho toàn bộ lượng mạch nha vào.
Cho mạch nha vào
Sau khi cho mạch nha vào thì hạ lửa thật nhỏ. Khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián, bạn chuẩn bị 1 chén nước để thử đường. Bạn múc đường nhỏ vào chén đường, nếu đường không tan, và bẻ giòn thì đường đã đạt.
Thử đường
Khi đường đã tới, bạn cho phần đậu phộng rang vào, đảo đều cho đường áo xung quanh đậu. Và cho 40g mè vào và đảo đều. Đến khi đường kéo sợi thì cho ra khuôn đã rắc sẵn mè.
Cho đậu phộng
Bạn dùng ly hoặc chày gỗ để cán cho phần kẹo chặt và liền mặt. Bạn để khoảng 3 phút là có thể cắt chứ đừng để cứng quá sẽ rất khó cắt kẹo. Bạn dùng dao thoa một ít dầu ăn và bắt đầu cắt kẹo thành từng khúc vừa ăn.
Cắt kẹo
Bước 3 Thành phẩm
Kẹo lạc truyền thống
Kẹo giòn, không quá ngọt. Một chút vị cay nhẹ của gừng và thơm của mè. Dùng chung với một ít trà ấm nữa thì tuyệt vời lắm luôn ấy. Bạn có thể ăn kèm với kẹo Dynamite sẽ rất ngon đấy nhé!
2 Cách làm kẹo lạc bằng đường trắng
Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
30 phút
Dành cho
3 - 4 người
Kẹo lạc thành phẩm phải có độ giòn tan trong miệng, bạn sẽ cảm thấy được mùi bơ thoang thoảng cùng vị béo thơm của đậu phộng, vừng. Khi nhai sẽ thấy giòn rụm đã tai.
Cách Làm Kẹo Lạc (Kẹo Đậu Phộng) Truyền Thống Giòn Thơm Ngon
Kẹo lạc (kẹo đậu phộng) là món ăn quen thuộc của nhiều người. Hương Vị ngọt ngào của kẹo quyện cùng vị béo ngậy và bùi bùi của lạc khiến món ăn này trở nên cực kỳ hấp dẫn. Cách chế biến món kẹo lạc lại vô cùng đơn giản, bạn đã biết chưa? Hôm nay chúng mình sẽ hướng dẫn bạn một vài cách làm kẹo lạc nhé.
Cách làm kẹo lạc truyền thống bằng đường1. Nguyên liệu
Để làm ra những miếng kẹo lạc thơm ngon bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
500g lạc (đậu phộng)
100g vừng (mè)
400g đường trắng
50g bơ
150g nước lọc
Bước 1: Cho lạc vào chảo rang, đến khi nghe thấy tiếng nổ lách tách thì tắt bếp rồi tiếp tục đảo tiếp 2 đến 5 phút để lạc có thể chín đều và không bị cháy. Sau đó chờ cho lạc đỡ nóng rồi đem xát vỏ.
*Ở bước này bạn có thể rang lạc bằng nồi chiên không dầu hay chảo chống dính đều được.
Cách làm kẹo lạc truyền thống bằng đường
Bước 2: Bạn cho vừng vào chảo và rang cho tới khi dậy mùi thơm thì cho ra để nguội. Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc khay có quét 1 lớp dầu mỏng và rải lên 1 lớp vừng (Lưu ý: Nên chuẩn bị khay trước khi nấu đường vì khi đường được nấu xong sẽ phải đổ ra khay ngay).
Bước 3: Cho nước lọc và đường vào nồi, khuấy đều để tan hết đường. Tiếp đến cho nồi lên bếp nấu sôi. Khi nước đường bắt đầu nóng và sủi bọt lên thì cho bơ vào và tiếp tục nấu với lửa nhỏ đến khi đường chuyển thành màu vàng nâu thì nhanh tay cho lạc rang đã xát vỏ vào rồi tắt bếp. Sau đó trộn đều lạc với đường rồi đổ ra chiếc khay đã chuẩn bị sẵn.
Cho nước lọc và đường vào nồi, khuấy đều để tan hết đường để làm caramen
Đổ tất cả đậu phộng vào nồi rồi trộn đều
Bước 4: Dàn đều lạc ra khay rồi rắc một lớp vừng lên trên.
Cách làm kẹo lạc giòn thơm, béo ngậy cho ngày Tết
Chỉ với 3 bước đơn giản như trên, bạn đã thành công làm ra mẻ kẹo lạc truyền thống thơm ngon bằng đường rồi nhé.
Ngoài kẹo đậu phộng thì còn rất nhiều loại bánh mứt Tết·như mứt vỏ cam, mứt xoài dẻo, mứt dừa,... cũng là những món ăn truyền thống thường được làm quà tặng hay trưng Tết.
Cách làm kẹo lạc bằng mật mía dẻo1. Nguyên liệu
200g lạc (đậu phộng)
1 ống vani
200g đường mật mía
50g vừng rang
150g nước lọc
20g bơ
20g gừng
Muối
Bước 1: Bạn rang lạc với muối sau khi thấy lạc chuyển màu nâu cánh gián, vàng đều thì tắt bếp. Chờ vài phút cho bớt nóng thì xát bỏ vỏ.
Rang lạc với muối đến khi vỏ vàng đậu giòn thơm
Bước 2: Cho 150ml nước, ¼ thìa muối khuấy tan và đường mía đã cắt lát vào nồi nấu. Sau đó, nấu với lửa nhỏ đến khi nước đường chuyển sang màu vàng đậm thì vắt nửa quả chanh vào. Đến khi đường đã đạt chuẩn thì cho đậu đã rang đã bỏ vỏ, vừng, vani và gừng vào đảo đều.
Cho 150ml nước, ¼ thìa muối khuấy tan và đường mía đã cắt lát vào nồi nấu
Bước 3: Đổ ra khay, dàn đều rồi cắt miếng vừa ăn.
Cách làm kẹo lạc bằng mật mía dẻo
Như vậy bạn đã biết cách làm kẹo lạc bằng mật mía dẻo, thật dễ dàng và nhanh chóng đúng không nào?
Cách làm kẹo lạc bằng mật ong1. Nguyên liệu
150g lạc (đậu phộng)
50g mè
2 muỗng cà phê mật ong
100g đường cát
2 muỗng cà phê cốt chanh
Dầu ăn
20g muối
Bước 1: Rang lạc với muối đến khi chín đều, đổ lạc ra, chờ nguội rồi chà sạch vỏ. Mè rang vàng đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp rồi trộn mè đậu phộng chung với nhau.
Rang lạc với muối đến khi chín đều rồi đổ ra chà sạch vỏ
Tiến hành rang mè để các hạt chuyển sang vàng đều
Bước 2: Sau đó lấy 50ml nước và 100g đường nấu lên cho đường tan.
Cho đường vào nồi rồi khuấy đều cho đường tan hết
Bước 2: Nấu đến khi đường chuyển màu vàng nâu. Khi đường đạt chuẩn thì cho nước cốt chanh vào rồi cầm cán chảo lắc đều. Sau đó cho mật ong vào, khuấy nhẹ. Tiếp đến, nhanh tay cho đậu phộng đã bóc vỏ và mè vào đảo đều rồi đổ ra giấy nến có thoa 1 lớp dầu ăn mỏng rồi dùng 1 miếng giấy nến khác đậy lên.
Nấu đường mạch nha đến khi màu chuyển sang vàng
Lấy giấy nến đặt lên mặt mâm đậu phộng
Bước 3: Dùng nắp nồi đè xuống và dàn đều ra. Sau đó gỡ giấy nến ra và dùng dao sắc cắt kẹo. Để nguội cho vào hộp hoặc có thể gói vào giấy kiếng bóng.
Dùng nắp nồi đè xuống và dàn đều ra
Cách làm kẹo lạc bằng mật ong ngon khó cưỡng
Sau 3 bước trên bạn đã thành công tạo ra những miếng kẹo lạc thơm ngon để thưởng thức cùng gia đình.
Cách làm kẹo lạc bằng mạch nha1. Nguyên liệu
250g lạc ( đậu phộng)
70g mạch nha
160g đường
50g nước lọc
135g mật ong
Khoảng 35g lòng trắng trứng
Bước 1: Cho lạc vào rang đến khi vàng đều thì đưa ra để nguội rồi xát sạch vỏ. Cho đường, mạch nha, mật ong và nước vào nồi đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết và sôi lên. Bạn nấu cho sôi thêm để hỗn hợp sệt lại.
Nấu mạch nha
Bước 2: Trong khi đun thì lấy lòng trắng trứng đã để ở nhiệt độ phòng, dùng máy đánh trứng để đánh bông cứng lòng trắng. Sau đó đổ từ từ siro đường đang nóng vào lòng trắng trứng và vẫn tiếp tục dùng máy đánh trứng để đánh cho siro và lòng trắng quyện lẫn vào nhau. Rồi cho lạc đã rang chín vào trộn chung.
Đánh đều lòng trắng trứng rồi cho mạch nha vào nồi
Bước 3: Trải miếng giấy nướng bánh xuống mặt bàn, lấy nhanh kẹo lạc đã trộn lên trên miếng giấy. Sau đó đặt tiếp một miếng giấy nến khác lên trên rồi dùng thanh cán mỏng kẹo. Chờ 1-2 phút rồi cắt miếng vừa ăn.
Cách làm kẹo lạc bằng mạch nha ăn là nghiện
Một số lưu ý
khi nấu đường mạch nha bạn nên lắc nhẹ nồi và không dùng đũa để khuấy lên.
Chờ khoảng vài phút sau khi đổ ra cho kẹo nguội thì có thể lấy kẹo ra cắt. Bạn không nên để kẹo quá lâu rồi mới cắt vì lúc đó kẹo sẽ giòn, khó cắt theo ý muốn và hình dáng kẹo tạo ra không còn đẹp mắt nữa.
Muốn biết đường đạt chuẩn hay chưa thì nhỏ đường vào nước, nếu thấy những giọt đường vẫn nguyên vẹn, không bị tan thì đường đã đạt chuẩn.
Nên rang lạc với lửa nhỏ để lạc được chín đều, tránh trường hợp vỏ ngoài bị cháy mà bên trong lạc thì lại chưa chín.
Sau khi rang lạc để vỏ có thể bong ra dễ dàng hơn thì bạn bỏ số lạc đó vào ủ trong 1 tờ giấy báo, bọc kín khoảng 20 phút rồi đem ra xát vỏ khi đó vỏ lạc sẽ bong ra dễ dàng hơn.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<