Trà Thái Nguyên - Một nét văn hóa Việt Nam
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Trà Thái Nguyên - Một nét văn hóa Việt Nam

Trà Thái Nguyên và nét văn hóa của người Việt

Văn hóa trà Thái Nguyên tại Việt từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng và tinh tế của người Việt Nam. Không quá cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, không huyền bí như trà Trung Hoa, thói quen uống trà của người Việt đã có từ lâu đời, giản đơn, mộc mạc và chứa đầy nghĩa tình. Trà Việt thường được chia làm ba loại là: trà hương, trà mạn và trà tươi.

Một nét văn hóa Trà Việt Nam

Trà hương là loại trà đặc trưng của Việt Nam, thưởng thức chén trà thấm đượm hương hoa mang lại cho người uống cảm giác thư thái, dễ chịu vô cùng. Nó vừa thể hiện sự sang trọng, lịch lãm, vừa thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Trong trà Việt, sáu loại hoa bắt hương nhất thường được dùng để ướp trà là: nhài, cúc, ngâu, sói, mộc và sen. Thưởng thức một chén trà Việt với màu nước trà vàng – sáng – trong – xanh, hương trà và hương hoa hòa quyện vào nhau tạo nên bao ý nghĩa sâu xa. Này nhé… vị đắng chát của trà như gợi lên nỗi vất vả, cần cù của người Việt thì vị dịu ngọt của hương hoa lại gợi đến tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa. Có thế mà việc uống trà tưởng như giản đơn nhưng lại có thể kết nối con người ta gần nhau hơn.

tr_thi_nguyn_117

Trong các loại trà hương, phổ biến nhất có lẽ là trà ướp hương nhài, loại hoa dễ trồng, có hương thơm ngào ngạt. Hương nhài thường rất “bén” với trà xanh, đặc biệt là trà Thái Nguyên, tạo nên một vị trà rất đặc trưng. Hoa cúc thường được hái vào mùa thu, phơi héo rồi cho trực tiếp vào ấm trà nóng để hương hoa quyện vào trà. Hoa ngâu cánh mỏng như giấy, mang lại cho vị trà hương thơm thoang thoảng, dìu dặt. Hoa sói lại mang hương thơm dịu và ngọt hơn.

Hoa mộc li ti có mùi nồng đượm và lan xa. Mỗi dịp Tết đến, người Việt xưa thường thưởng thức thứ trà ngũ hương được chuẩn bị khá cầu kỳ. Năm loại hoa nhài, sói, ngâu, mộc, cúc được đặt trên một chiếc khay đặc biệt với năm ô trũng chứa từng loại hoa. Chén trà Thái Nguyên nhỏ sau khi tráng qua nước sôi cho nóng được úp lên từng cụm hoa, giữ khoảng ba phút cho hương hoa quyện vào. Trà nóng bỗng trở nên thơm hương lạ lùng. Có người thích rót trà với chén ướp từng loại hương riêng, nhưng có người lại chuộng uống trà có sự tổng hòa của ngũ hương.

Trà hương sen lại là một sản phẩm độc đáo của văn hóa trà Việt, với cách cho trà vào ủ giữa từng cánh sen rồi cột chặt lại và hương sen nhẹ nhàng cứ thế thấm đượm vào từng lá trà.

Trà hương và trà mạn đều là những loại trà phổ biến, độc đáo của người Việt nhưng cổ xưa nhất thì phải kể tới trà tươi. Lá chè tươi được vò nhẹ, cho vào nồi nấu, sau đó thưởng thức bằng bát sành lớn. Tại những làng cổ, các gia đình trong làng thường luân phiên nấu trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Người ta cũng có thể dùng lá chè tươi rửa sạch rồi đem hãm giống như cách pha trà khô. Tức là đun nước sôi rồi chế vào ấm có bỏ sẵn lá trà. Sau 3-5 phút là có thể có chén trà ngon. Qua đó, ta có thể thấy rằng trà tươi chính là cách thưởng trà hun đúc tình làng nghĩa xóm, làm con người thân thiện và gần gũi nhau hơn.

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 36
Trong tuần: 2107
Lượt truy cập: 3382201
1
Bạn cần hỗ trợ?