Các tên gọi khác của trà và truyền thuyết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Các tên gọi khác của trà và truyền thuyết

Chè Thái Nguyên - Các tên gọi khác của trà và truyền thuyết


 

Suyễn 荈 là loại trà Thái Nguyên hái muộn, theo Ngọc Thiên, nhưng Nhĩ Nhã lại ghi nghĩa hơi khác hơn(hái sớm là đồ, trễ là mính – nhưng đều gọi là suyễn). Theo Đường Tân Thư Bản Thảo, gọi tắt là Bản Thảo soạn vào đầu thời Đường, có ghi nhận tuyển (選 xuăn BK) là một tên gọi của đồ – đây có thể là một dạng của suyễn (biến âm s-t). Tương tự như vậy, một số tài liệu như Phương Ngôn, Quốc San Thuấn Trà 国山蕣茶 (một truyện cổ Giang Nam nổi tiếng), cũng ghi một tên gọi trà là thuấn (shùn BK, Unicode 8563) cũng có một thành phần hài thanh là suyễn 舛

《玉篇》 槚,苦荼 – 《爾雅》。晉·郭璞:“早采者爲荼,晚取者爲茗,一名荈蜀人名 之苦茶”

“Ngọc Thiên” mính, khổ đồ . “Nhĩ Nhã” . Tấn – Quách Phác : “tảo thải giả vi đồ, vãn thủ giả vi mính, nhất danh suyễn. Thục nhân danh chi khổ trà” . Quách Phác (276-324) là học giả và sử gia nổi tiếng đời Tấn; Để ý câu cuối của ông ghi chú ‘ … Người Thục gọi là khổ trà …’.

Một nhận xét thêm về thuấn : thường chỉ chi dâm (râm) bụt hay phù dung (thuộc chi Hibiscus). Có loại cây thuộc chi này được dùng làm thức uống, rau ăn, thuốc trị bệnh táo bón, nôn mửa … Thành ra thuấn có thể từng là một loại trà như truyền thuyết ở trên và phù hợp với cách dùng trà như dược thảo vào thời cổ đại ở TQ.

Thiết  theo Ngọc Thiên là hương thảo – một loại bông lan (orchid) có hoa thơm và ăn được – dùng làm cho thêm vị trong thức uống (vị vanilla). Thiết cũng là một biệt danh của trà; Ngoài ra “Phương Ngôn” còn ghi rằng ‘ … Người Tây Nam đất Thục gọi trà là thiết …’

 

unnamed3

Theo Bản Thảo thì trà còn có một tên nữa là Du Đông 遊冬 (ý nói loài cây sống qua mùa đông ?).

Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN là cuốn từ điển cổ, viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, còn ghi loại rao đắng Du Long, theo thiển ý là một dạng của Du Đông (phụ âm đầu đ ~ l) :

“Du Long rau đắng một ao”

CNNAGN – Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải – NXB Khoa Học Xã Hội (1985 – Hà Nội)

Theo Trà Kinh thì lá trà như lá Chi Tử 支 子, mà Paulus Của trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895) gọi là cây dành dành :’…Thứ cây nhỏ, bông thơm có trái mà trong ruột vàng tươi, màu lót đó, cũng là vị thuốc mát, sách thuốc gọi là Chi Tử …’. Chữ Nôm dành dùng chữ đình HV 亭 làm thành phần hài thanh với khả năng ngạc cứng hoá thành các dạng dong dỏng (cao như cái đình), dừng (停 đình, đứng, ngừng). Xem lại chữ mính 茗 (một tên gọi của trà) ta thấy thành phần hài thanh là danh , cho nên có thể cây dành dành cũng chính là cây mính đã được TVGT ghi là đồ nha – tòng thảo danh thanh vậy. Những ai từng ‘ghiền’ trà chắc không tránh khỏi một nhận xét là ly tách … uống trà đều trở nên vàng ố và ngay cả răng của mình: đây là hậu quả nhuộm vàng của chất catechin C15H16O6 (dùng cho thuốc nhuộm, một loại antioxidant) trong trà. Chính vì thế mà cây dành dành cũng dùng để nhuộm màu vàng, đỏ … Cây dành còn chỉ các là một loài cây có bông như hoa Hướng Dương, hoa Hồng … “cây dành nam, dành tàu”.

Tư Mã Tương Như (179 TCN-117 TCN) – người Thành Đô/Thục Quận, bây giờ là tỉnh Tứ Xuyên – trong “Phàm Tương Thiên” liệt kê các cách gọi trà : để ý thường là các từ ghép như ‘ ô trác, kết ngạnh, nguyên hoa , khoản đông, bối mẫu, mộc nghiệt lâu , cầm thảo, thược dược quế, lậu lô , phỉ liêm, quán khuẩn, suyễn sá , bạch liễm, bạch chỉ, xương bồ , mang tiêu, hoàn tiêu, thù du …’ – trích từ chương 7 của Trà Kinh. Để ý là cũng từ vùng Tứ Xuyên ta có Vương Bao 王褒, năm 59 TCN, viết về việc buôn bán trà – xem chi tiết trong bài viết “Vương Bao đồng ước Vũ Dương mại trà” 王褒僮約武陽賣茶 theo TeaZJ

Thi nhân thời Tây Tấn Tôn Sở (293 SCN) có viết trong Tôn Sở Ca Cú 孫楚歌句 có ghi rằng(trích Trà Kinh)

….

姜桂茶荈出巴蜀; 椒橘、木蘭出高山

Khương quế trà suyễn xuất Ba Thục ; Tiêu quất , mộc lan xuất Cao San

tra_thai_nguyen_4

Khá nhiều tài liệu cổ đại TQ liên hệ trà đến vùng (Ba) Thục, một nước cổ đại bị Tần xoá tên sau khi đánh bại vào năm 316 TCN. Nước Thục nằm giữa và phía tây tỉnh Tứ Xuyên TQ bây giờ, gồm các dân tộc thiểu số như Khương 羌, Lôlô hay Di 彝 … Phạm trù nghĩa của đồ, trà, chè tương ứng rất khăng khít với quá trình thu hẹp nghĩa của chúng qua thư tịch cổ TQ; So sánh với Thục Phán 蜀泮 An Dương Vương – tên vị vua duy nhất của Âu Lạc – ta có một cơ sở thành lập mối dây liên hệ giữa Thục Phán (con Thục Chế) và xứ sở của loài trà. Cũng từ khả năng xuất phát từ phương Nam mà có viện sĩ Nga (1976) từng đưa ra nhận xét về quá trình tiến hoá của trà uống là “… loài trà từ Việt (Nam) trước rồi trở thành cây trà có lá to của miền Nam TQ, sau đó là trà TQ và sau đó truyền sang Assam (Ấn Độ) …”; Xem thêm chi tiết. Từ các cách gọi tên trà, ta thấy vết tích của giao lưu ngôn ngữ đã có ngay từ thời cổ đại ở Bắc Việt Nam và Nam TQ. Các vấn đề Thục Phán và nước Cổ Thục, cùng nguồn gốc chính xác của trà đều là những chủ đề cần phải khảo cứu sâu xa hơn với những dữ kiện khảo cổ, lịch sử tương thích với dữ kiện ngôn ngữ trong vùng vào thời bấy giờ. Vì có những dữ kiện liên hệ trà đến nước Cổ Thục mà học giả Laurent Sagart (1999) đề nghị nguồn gốc âm trà (chá BK) có thể đến từ ngôn ngữ dân tộc Lô Lô; *la tiếng Lô Lô nghĩa là lá và cũng là trà. Tiếng tiền Lô Lô-Myanma (proto-Lolo-Burmese) có một dạng là *s-la, và phân bố rộng hơn như tiếng Choang/Tráng (Zhuang) 壯 cũng có la4 là trà, tiếng Miến Điện (Myanmasa) là la-hpe ?, tiếng Karen là la ?-hpa … So với tiếng tiền Nam Á (proto-Austroasiatic) lá có dạng *sla – theo GS Axel Schuessler trong cuốn “ABC Etymological Dictionary of Old Chinese” NXB University of Hawai’i (Honolulu, 2007).

 

tra-thai-nguyen_che-thai-nguyen_15

Lý do nhiều khách hàng thích sản phẩm Chè Tân Cương Thái Nguyên 500g:

  1. Hương vị thơm ngon đặc trưng:
  • Chè Tân Cương Thái Nguyên nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc trưng, khác biệt so với các loại chè khác.
  • Vị chát dịu đầu lưỡi, hậu vị ngọt thanh, cùng hương cốm thoang thoảng tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng.
  1. Chất lượng tốt:
  • Chè được sản xuất từ những búp chè tươi non được thu hái thủ công vào sáng sớm, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Quy trình sản xuất chè được thực hiện theo phương pháp truyền thống, giữ nguyên được hương vị tự nhiên của chè.
  1. Tốt cho sức khỏe:
  • Chè Tân Cương Thái Nguyên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
    • Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt cơ thể.
    • Chống lão hóa, giảm stress, giúp tinh thần tỉnh táo.
  1. Giá cả hợp lý:
  • So với các loại trà khác trên thị trường, giá cả của Chè Tân Cương Thái Nguyên được đánh giá là hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
  1. Món quà ý nghĩa:
  • Chè Tân Cương Thái Nguyên là một món quà ý nghĩa dành cho bạn bè, người thân hoặc để thưởng thức cùng gia đình.

Ngoài ra, một số lý do khác khiến khách hàng thích sản phẩm Chè Tân Cương Thái Nguyên 500g:

  • Đóng gói đẹp mắt: Chè được đóng gói trong hộp hoặc túi sang trọng, thích hợp để làm quà tặng.
  • Dễ dàng mua: Chè Tân Cương Thái Nguyên được bán rộng rãi trên thị trường, bạn có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng, siêu thị hoặc online.

Với những ưu điểm trên, Chè Tân Cương Thái Nguyên 500g là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích trà và muốn có một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng.

Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với Chè Tân Cương Thái Nguyên!

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 173
Trong ngày: 1997
Trong tuần: 10338
Lượt truy cập: 2279499
1
Bạn cần hỗ trợ?