Chè Tân Cương Thái Nguyên là một loại chè nổi tiếng của Việt Nam, có xuất xứ từ vùng Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên. Loại chè này được chế biến từ những búp chè tươi non, được hái vào buổi sáng sớm khi sương còn đọng trên lá. Búp chè sau khi được hái sẽ được sao khô trên chảo gang nóng, tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt.
Chè Tân Cương có hương thơm nồng nàn, thanh khiết và vị chát nhẹ, hậu ngọt sâu. Nước chè có màu xanh vàng tươi sáng, trong vắt và tạo cảm giác sảng khoái, thư thái cho người thưởng thức. Loại chè này thường được pha bằng ấm đất nung hoặc ấm sứ, với tỷ lệ khoảng 100ml nước sôi cho 5-7gr chè. Sau khi hãm khoảng 3-5 phút, bạn sẽ có được một tách chè Tân Cương thơm ngon, đậm vị.
Với nhãn hiệu chè "Con Hạc" của đất chè Tân Cương Thái Nguyên đã được phong tặng danh hiệu "Đệ nhất danh trà" trong các cuộc thi về các sản phẩm trà tại Hà Nội.
Ngày nay, sản phẩm chè đã trở thành đặc sản nổi tiếng của quê hương Thái Nguyên và kỷ lục quốc tế dành cho "Top các đặc sản quà tặng có giá trị ở châu Á".
Không chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa, chè Thái Nguyên hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới như Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, vùng Trung Đông...
Hiện Thái Nguyên là một trong hai tỉnh (cùng với Lâm Đồng) có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước và nghề trồng chè, chế biến chè thực sự trở thành nghề truyền thống gắn bó, đem lại cuộc sống ổn định với hàng trăm nghìn hộ dân nơi đây.
Chè Tân Cương Thái Nguyên không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Loại chè này đã trở thành một sản phẩm đặc sản của Thái Nguyên, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương và nâng cao vị thế của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bảo Ngọc Trà được thành lập từ năm 2015 với mục đích đưa trà Thái Nguyên chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng Việt. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và niềm đam mê trà xanh, Bảo Ngọc Trà đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có mặt tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên - vùng chè đặc sản có truyền thống cũng như nổi tiếng nhất tỉnh Thái Nguyên, cửa hiệu bán chè đặc sản san sát trung tâm xã. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phạm Văn Sỹ, cho biết nhờ cây chè đặc sản nên nhiều năm nay, Tân Cương đã không còn hộ nghèo.
Hiện nay, diện tích chè đặc sản trong xã đã phát triển lên hơn 300ha; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chè lớn trong xã như Tiến Yên, Thắng Hường, Hảo Đạt... có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ chế biến và kinh doanh chè đặc sản.
Thường thì thu nhập từ cây chè cho giá trị bình quân trên 120 triệu đồng/ha/năm và hiện ở xã này có tới hơn 200 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ cây chè. Năm nay, Tân Cương đã đạt chuẩn xã nông thôn mới có sự đóng góp rất lớn từ cây chè.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh về cây chè đặc sản, hiện thành phố Thái Nguyên đã quy hoạch, mở rộng vùng chè Tân Cương gồm các xã phía Tây như Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân với tổng diện tích khoảng 1.300 ha chè; trong đó chè kinh doanh hơn 1.000 ha, sản lượng trung bình khoảng 14.000 tấn/năm, cho giá trị thu nhập hàng trăm tỷ đồng.
Tại huyện Đại Từ, nông dân các xã chuyên canh cây chè như Hùng Sơn, La Bằng, Phú Thịnh, Phú Xuyên... đã nâng diện tích chè lên hơn 5.400ha, chủ yếu là các giống chè mới, chất lượng cao, cho sản lượng gần 50.000 tấn/năm, giá trị thu nhập đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm.
Từ nghề làm chè, tỉnh đã có hơn 30 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu chè Thái Nguyên, hơn 80 làng nghề sản xuất, chế biến chè được công nhận và 23 Hợp tác xã sản xuất chè. Tuy có tới hơn 80% sản lượng chè chế biến thủ công truyền thống nhưng trong khoảng 3 năm trở lại đây, mỗi năm, các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu chè đạt hơn 10 triệu USD.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, đến hết năm 2014, tổng diện tích chè toàn tỉnh là hơn 20.700 ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 17.618ha với năng suất bình quân đạt 109,4 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng chè búp tươi 192.700 tấn; diện tích chè trồng mới và trồng lại trên 1.700ha.
Nhờ việc đẩy mạnh chương trình cải tạo vườn chè, giống chè, đến năm 2014, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có hơn 11.600ha chè giống mới, chất lượng cao, chiếm 56,4% so với tổng diện tích chè toàn tỉnh, giá trị sản phẩm của cây chè theo giá hiện hành ước đạt 1.800 tỷ đồng, chiếm 27% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chiếm 14% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
HTX Trà Xanh Thái Nguyên là thương hiệu chè nổi tiếng ở thái nguyên |
Điều đáng mừng hơn, do việc quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên được đẩy mạnh, giá chè ở Thái Nguyên trong 2 năm qua luôn ổn định, trung bình từ 150.000-300.000 đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản xuất.
Một số vùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ) Trại Cài (Minh Lập, Đồng Hỷ), Tức Tranh (Phú Lương)... đã sản xuất một số sản phẩm chè cao cấp có giá trị cao với mức giá từ 600.000-2.500.000 đồng/kg chè búp khô, được thị trường tiêu thụ khá ổn định.
Trong mục tiêu phát triển cây chè đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đưa năng suất chè búp tươi đạt 120 tạ/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn chè búp tươi/năm; 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)...
Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng dự án riêng về phát triển cây chè với mức đầu tư trong 3 năm qua hơn 80 tỷ đồng, chủ yếu phục vụ việc quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng chè an toàn, đầu tư cho thay thế giống...
thương hiệu chè nổi tiếng ở thái nguyên
Cùng với sự hưởng ứng tích cực và nguồn vốn tự đầu tư của người làm chè, đến thời điểm này, nhiều mục tiêu của dự án phát triển cây chè đã cơ bản hoàn thành.
Tuy vậy, thực tế việc phát triển cây chè ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP còn thấp. Hiện toàn tỉnh mới có trên 350ha chè được cấp chứng nhận VietGAP.
Việc đầu tư phát triển cây chè, nghề làm chè phần lớn mang tính tự phát, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là đầu tư vào chế biến, xuất khẩu sản phẩm chè Thái Nguyên cùng với các thương hiệu chè nổi tiếng ở thái nguyên.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất các mặt hàng đặc thù tương xứng với giá trị cây Chè Thái Nguyên nên giá chè nguyên liệu xuất khẩu chỉ đạt từ 2,2 - 3,2 USD/kg. Việc tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể "chè Thái Nguyên" còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ.
Nhằm khắc phục những hạn chế này, tiếp tục phát triển cây chè một cách bền vững, nâng cao giá trị cây chè, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng tăng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của cây chè, ngành chè Thái Nguyên trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến theo hướng sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; trong thời gian tới đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chè.
Ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc quan trọng nhất đó là quy hoạch vùng sản xuất chè nguyên liệu an toàn đến năm 2020 gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ chè Thái Nguyên; xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ doanh nghiệp trong và ngoài nước chế biến chè công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, mở rộng diện tích sản xuất chè chất lượng, an toàn có chứng nhận VietGAP.
các thương hiệu chè nổi tiếng ở thái nguyên
Ngành nông nghiệp cũng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất, chế biến chè, ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng tốt để sản xuất chè xanh chất lượng cao; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông; xây dựng, nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông về sản xuất, chế biến chè, mô hình liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ chè; thiết lập các kênh phân phối hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị, xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tăng cường các hoạt động quảng bá, bán hàng trên kênh trực tuyến...
Riêng trong năm tới, Thái Nguyên tập trung hỗ trợ phát triển chè ở các huyện còn tiềm năng như Phú Bình, Võ Nhai, cải tạo vườn chè cũ, chè già năng suất thấp và tiếp tục quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên ra các tỉnh trong cả nước cũng như các thị trường tiêu thụ chè chủ lực trên thế giới./.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cho biết, sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lí “Tân Cương” từ năm 2007. Theo đó, vùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí “Tân Cương” bao gồm 6 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà thuộc thành phố Thái Nguyên. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lí và phát triển chỉ dẫn địa lí “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lí "Tân Cương" vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự tham gia tích cực của các cơ quan liên quan, cũng như của chính một bộ phận người trồng chè Thái Nguyên. Điều này gây nhiều khó khăn cho quá trình kiểm soát và truy suất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm chè nhãn hiệu "Tân Cương".
Bà Đỗ Thị Đức Lý, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình chia sẻ: Để phát huy hiệu quả chỉ dẫn địa lí "Tân Cương", việc quan trọng, cần thiết là tuyên truyền rộng rãi tới đông đảo các hộ dân trong vùng chè để họ hiểu hơn giá trị của sản phẩm chè, cũng như giá trị của chỉ dẫn địa lí “Tân Cương”, từ đó người nông dân sẽ cùng chung tay bảo vệ và phát triển sản phẩm "Chè Tân Cương”. Cũng theo bà Lý, thực tế hiện nay, một số hộ dân do chưa hiểu rõ giá trị của chỉ dẫn địa lí "Tân Cương" nên đã sử dụng sản phẩm chè của vùng khác đưa vào sản xuất và tiêu thụ tại vùng chè Tân Cương. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh chè có chất lượng.
Để hạn chế tình trạng này, ông Lê Tất Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo hỗ trợ tư vấn, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Bên cạnh việc tuyên truyền về giá trị của chỉ dẫn địa lí "Tân Cương" cho người nông dân, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong vùng đã được cấp chỉ dẫn địa lí cũng cần tuân thủ, chấp hành đúng quy chế dưới sự quản lý, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, ngành chức năng cần có chế tài xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân cố tình giả mạo về chỉ dẫn địa lí "Tân Cương" để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm "Chè Tân Cương”.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên thường xuyên phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Thái Nguyên, tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với chỉ dẫn địa lí “Tân Cương” tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chè trong vùng chỉ dẫn địa lí “Tân Cương” và nhiều hộ kinh doanh chè tại các địa phương khác như Phổ Yên, Đồng Hỷ và Đại Từ. Qua kiểm tra cho thấy, một số cơ sở tại các địa phương nằm ngoài vùng chỉ dẫn địa lí "Tân Cương" vẫn sử dụng các dấu hiệu có liên quan đến dẫn địa lí “Tân Cương” như sử dụng chữ “Tân Cương” trên biển hiệu quầy hàng, trên bao bì sản phẩm chè...
Việc nâng cao năng lực quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lí “Tân Cương” sẽ đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp thương hiệu “Chè Tân Cương” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chè; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép thương hiệu “Chè Tân Cương”; đảm bảo sản phẩm mang thương hiệu “Chè Tân Cương” đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về xuất xứ, chất lượng nhằm duy trì danh tiếng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên, có diện tích 1.600 ha với khoảng 50 hợp tác xã kiểu mới, cơ sở sản xuất chè có thương hiệu hoạt động. Tại đây cũng đã hình thành một số sản phẩm du lịch hấp dẫn với Không gian văn hóa trà Tân Cương, những đồi chè san sát, ngày càng hấp dẫn du khách đến tìm hiểu và trải nghiệm.
Thái Nguyên có 4 vùng trồng Trà Thái Nguyên nổi tiếng. Tuy nhiên,tTrong khuân khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về các loại chè được trồng tại Tân Cương Thái Nguyên. 6 loại trà Thái Nguyên nên thử 1 lần:
Cây chè ta đã được trồng tại Thái Nguyên từ lâu đời, được gieo trồng bằng hạt. Tuy nhiên cho năng xuất thấp nên diện tích cây chè ta đang dần bị thu hẹp và thay thế bằng các giống chè khác cho năng xuất cao hơn.
Đặc điểm của chè ta đó là vị đậm, chỉ cần một nhúm nhỏ cũng cho vị trà đậm đà quen thuộc. Màu nước khi pha đậm như chính vị trà vậy.
Diện tích trồng chè cành 777 đang ngày được mở rộng. Không chỉ vì năng xuất cao mà loại chè này còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chè thái nguyên của đại đa số người tiêu dùng.
Chè có đặc điểm rất dễ nhận thấy: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết (không phải là chè Shan tuyết). Khi pha thì nước có màu xanh rất đẹp và có cảm giác bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè tan ra. Hương chè thơm hơn chè ta, nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng.
Chè cành 777 được hương và vị không quá đậm nên được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Trên hết là sản lượng trồng lớn nên giá thành rất phải chăng.
Đây là giống chè vô tính của Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to.
Nói đến chè Trung Quốc hay Chè Tàu là có cảm giác hơi sợ vì sự an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, vì giống chè này được trồng hoàn toàn ở Thái Nguyên. Chè này cho năng xuất rất cao và được trồng bằng cách dâm cành.
Khi pha chè Phúc Vân Tiên cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi chè thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt ngay từ đầu. Có mùi thơm gần như mùi hoa nhài. Búp chè khô nhỏ và ngắn.
Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là trà Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.
Ngoại hình xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng nhưng vị nhạt.
Chè Bát Tiên là giống chè vô tính được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.
Cây chè Bát Tiên tương đối khó trồng và có năng xuất không cao, dễ bị sâu bệnh. Chính vì vậy nên giá thành thường cao hơn các loại chè khác. Nhưng những gì mà chè bát tiên mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp chè và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.
Giống chè này gần giống chè ta về mô tả, nhưng nước xanh hơn và có vị đâm hơn. Những người nghiện chè lâu năm thường sử dụng chè này. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra hương vị đậm đà.
Các giống chè trên gia đình có trồng và thu hái. Tất cả chè đều được sản xuất thủ công nên hương vị sẽ rất ngon và đặc biệt. Nếu quý khách nào có nhu cầu kinh doanh chè thái nguyên hoặc mua về thưởng thức, vui lòng liên hệ trước để đặt hàng.Trên đây chỉ là một số giống chè đặc sản được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Tất nhiên còn nhiều giống chè khác nữa, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và ít phổ biến tới người tiêu dùng, nên tác giả hẹn dịp khác sẽ viết về các giống chè này.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<