Hiện nay, nhiều vươn ươm trong tỉnh vẫn tiếp tục cung cấp giống chè cho các hộ dân trồng mới, trồng lại chè. Trong ảnh: Vườn ươm giống chè của hộ dân ở xóm Bãi Bằng, xã Tức Tranh (Phú Lương). |
Các giống được đưa vào trồng chủ yếu LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, TRI 777 nằm trong cơ cấu hỗ trợ giá giống của tỉnh. Mỗi hom chè giống sẽ được trợ giá 50%.
Ngoài diện tích chè Thái Nguyên thu, trong vụ xuân, trên địa bàn tỉnh cũng đã trồng được hơn 72ha chè. Trong đó, Định Hóa trồng được 60ha bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện; Đồng Hỷ trồng được hơn 5ha và T.X Phổ Yên trồng được 7ha do người dân tự trồng. Được biết, năm nay, tỉnh ta có kế hoạch trồng mới, trồng lại 1.000ha chè. Như vậy, đến thời điểm này tỉnh ta đã đạt 99% kế hoạch đề ra.
Chiếm ¼ diện tích trồng chè của huyện Phú Lương, xã Tức Tranh vốn nổi tiếng với các sản phẩm chè độc đáo, phong phú và đa dạng . Cây chè ở mảnh đất này đã bao đời nay gắn bó với mảnh đất và con người, trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Đây cũng được lựa chọn là địa điểm trải nghiệm đầu tiên trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm của 30 thí sinh xuất sắc, đại diện cho nhan sắc và trí tuệ của người con gái xứ Trà trong vòng thi Chung kết Cuộc thi "Người đẹp xứ Trà" lần thứ IV năm 2017.
Các thí sinh tham gia trải nghiệm tại vùng chè Tức Tranh, Phú Lương. Ảnh: Hoàng Hà |
Tại đây, không chỉ được hòa mình vào đời sống lao động sản xuất bình dị của người nông dân, các thí sinh còn được trò chuyện với đồng bào các dân tộc về cây chè, cách thức chăm sóc và lựa chọn nguyên liệu làm nên những sản phẩm chè độc đáo đã tạo thương hiệu cho sản phẩm chè Phú Lương nói riêng và mảnh đất đệ Nhất danh trà nói chung.
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật cùng các nghệ nhân đồng bào dân tộc Sán Chay. Ảnh: Hoàng Hà |
Cùng với vùng chè nổi tiếng, các thí sinh cũng được tham gia trải nghiệm giao lưu văn hóa với đồng bào dân tộc Sán Chay, xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương với điệu múa Tắc xình. Với giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện sinh động đời sống lao động của dân tộc Sán Chay, điệu múa Tắc xình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đã và đang được đồng bào dân tộc Sán Chay của huyện Phú Lương gìn giữ và bảo tồn.
Các thí sinh được giới thiệu về nét đẹp văn hóa Trà ở đảo văn hóa tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. Ảnh: Hoàng Hà |
Tiếp đó, 30 thí sinh của vòng thi Chung kết cuộc thi "Người đẹp xứ Trà" lần thứ IV năm 2017 đã đến trải nghiệm, tìm hiểu nét đẹp văn hóa, và thực hiện các hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường ở đảo văn hóa thuộc khu du lịch Hồ Núi Cốc. Không chỉ là đại diện cho sắc đẹp và trí tuệ của người con gái xứ Trà, các thí sinh của vòng thi chung kết còn là những đại sứ góp phần quảng bá nền văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trên mảnh đất đệ nhất danh trà Thái Nguyên đến với bạn bè trong và ngoài nước. Do vậy việc tham gia các hoạt động trải nghiệm đầy ý nghĩa của vòng thi Chung kết mang lại rất nhiều cảm xúc với các thí sinh.
Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ảnh: Hoàng Hà |
Trong những ngày tiếp theo, các thí sinh sẽ tiếp tục các hoạt động trải nghiệm và giao lưu văn hóa tại một số vùng chè nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. Đêm chung kết cuộc thi Người đẹp xứ Trà lần thứ IV năm 2017 diễn ra vào tối ngày 20.10.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<