Du lịch Suối Kẹm - La Bằng - Đất Chè Đại Từ Thái Nguyên
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Du lịch Suối Kẹm - La Bằng - Đất Chè Đại Từ Thái Nguyên

Tin vùng Chè Thái Nguyên 2019:

Nhắc đến xã La Bằng (Đại Từ), nhiều người nghĩ ngay đến một vùng chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Không những vậy, nơi đây còn có không gian vừa thơ mộng trữ tình, vừa nguyên sơ, hoang dã là tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch sinh thái gắn với các làng nghề.

 sui_km_1

Nằm ở sườn Đông dãy núi Tam Đảo, La Bằng có điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ cùng cảnh quan hấp dẫn. Tuyến đường bê tông từ UBND xã quanh co, uốn lượn qua những nương chè Thái Nguyên hình bát úp, thoai thoải xanh mướt bốn mùa rồi dẫn tận tới chân núi.

Tại đây, khu vực rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Tam Đảo sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với suối Kẹm trong xanh và những thân cây gỗ lớn. Do bắt nguồn từ trên núi cao, con suối này mát lạnh và trong vắt, chảy len lỏi qua những ghềnh đá đủ kích cỡ và hình thù. Có những tảng đá lớn, nhẵn, trắng bóng để du khách có thể nghỉ ngơi.

Hai bên bờ suối là những thảm cỏ xen lẫn bãi đá và hoa dại đủ màu sắc. Du khách có thể ngâm mình dưới dòng nước mát, bám vào những tảng đá hoặc cành cây rủ xuống suối để người tự trôi theo dòng nước. Những người ưa khám phá thì không chỉ dừng lại ở việc tắm mát và chụp ảnh mà còn muốn ngược mãi lên để khám phá nơi ngọn nguồn con suối trên đỉnh non xanh Tam Đảo.

sui_km_2

Với điều kiện tự nhiên như vậy, khu vực suối Kẹm - La Bằng có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Thực hiện Đề án “Cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo” của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Du lịch sinh thái Suối Kẹm (thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo) đã được thành lập đầu năm 2017.

Dọc con suối, đơn vị quản lý dựng sẵn một số lán phục vụ du khách để đồ cá nhân và nghỉ tạm, cùng các dịch vụ đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng tránh cháy rừng. Vào những ngày nắng nóng, cuối tuần hoặc nghỉ lễ, du khách tìm đến đây khá đông.

Ông Nguyễn Văn Sang, ở tổ 21, phường Gia Sàng (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mỗi người qua trạm kiểm soát phải nộp mức vé là 20 nghìn đồng/lượt, thêm phí gửi xe, còn nếu thuê lán trại để nghỉ là 300 nghìn đồng/ngày. Mức thu này là phù hợp.

Tuy nhiên các dịch vụ ở đây cơ bản chưa có gì nên chúng tôi chỉ tới tắm, mang sẵn đồ theo để ăn uống rồi về ngay. Nếu đơn vị quản lý đầu tư thêm một số dịch vụ tiện ích thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hơn.

sui_km_3

Thực tế, việc mở dịch vụ du lịch sinh thái ở khu vực suối Kẹm - La Bằng đang phát sinh một số bất cập. Ông Triệu Văn Đông, Chủ tịch UBND xã La Bằng khẳng định: Thành lập đơn vị quản lý là phù hợp và đảm bảo an toàn hơn nhiều so với du lịch tự phát trước đây. Trong phạm vi trách nhiệm của địa phương, chúng tôi chỉ đạo lực lượng công an xã phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, nhất là những ngày cao điểm.

Tuy vậy, vì mới ở dạng manh nha nên việc quản lý khách du lịch chưa thực sự chặt chẽ, còn tình trạng xả rác ra dòng suối ảnh hưởng tới môi trường, đốt lửa để nướng đồ ăn trong khu vực rừng đặc dụng và nguy cơ mất an toàn cho du khách khi tắm suối. Ngoài ra, địa phương hiện chưa được hưởng lợi gì từ nguồn thu vé của du khách nên không có kinh phí để duy trì các hoạt động.

sui_km_4

Thừa nhận còn tình trạng xả rác ra suối, một số du khách cố tình đốt lửa để nướng đồ ăn trong khu vực rừng đặc dụng, ông Phạm Xuân Trường, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Tam Đảo cho rằng: Lực lượng mỏng là một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này. Hiện chốt bảo vệ rừng suối Kẹm - La Bằng có 5 người, nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng đặc dụng Tam Đảo với quy mô diện tích gần 1.000ha.

Thêm nữa, cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp thì không có kinh nghiệm và không thể quản lý, phát triển tốt du lịch được. Ông Trường cho rằng: Cơ chế về việc cho thuê môi trường rừng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, Vườn quốc gia Tam Đảo rất mong sớm có đơn vị, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch ở suối Kẹm - La Bằng một cách chuyên nghiệp, vừa tạo nguồn thu cho địa phương, vừa góp phần quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn.

Rõ ràng, dù có tiềm năng rất lớn, nhưng việc khai thác du lịch ở La Bằng vẫn đang ở dạng tự phát, manh mún. Nơi đây rất cần có sự quy hoạch và đầu tư đồng bộ, nhất là các dịch vụ tiện ích để phục vụ du khách. Trước hết là xây dựng tour du lịch gắn Khu du lịch sinh thái suối Kẹm với Vườn quốc gia Tam Đảo, các làng nghề truyền thống sản xuất chè và di tích lịch sử nơi ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên.

 

Chinh phục suối Cửa Tử - cung đường trekking hấp dẫn ở Thái Nguyên

 suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_1

Cửa Tử là một điểm đến xứng đáng đưa vào danh sách phải chinh phục nếu như bạn là người yêu thích trekking.

Mặc dù dịch vụ du lịch ở xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi có con suối Cửa Tử chảy qua, chưa phát triển. Nhưng sự hoang sơ của rừng núi, ghềnh thác và bao thử thách, khó khăn để đi hết cung đường này vẫn luôn thu hút những bạn trẻ ưa mạo hiểm, thích khám phá khắp mọi miền tìm về.

Cửa Tử là một dòng suối nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, chảy từ dãy Tam Đảo xuống, dọc theo chiều dài của xã rồi đổ vào sông Công.

suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_2

Có nhiều cách lý giải khác nhau về cái tên Cửa Tử, mỗi người tin một câu chuyện. Một phiên bản là bộ đội địa phương đã dùng kế đánh giặc của người xưa, nhử địch đi ngược dòng suối Cái, cảnh đẹp của núi rừng nơi Cửa Tử đã làm cho kẻ thù xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ và bộ đội ta thừa cơ tiêu diệt, lập bao chiến công nơi Cửa Tử này.

Những người mộng mơ lại thích câu chuyện tình lãng mạn, thủy chung của một đôi trai gái từ thời phong kiến đã thề nguyền bên nhau. Họ đã nắm tay, cùng đi ngược dòng suối Cái, trèo qua những tảng đá to, đi mãi vào nơi núi rừng hoang vu bên dòng suối mát, mặc cho người đời ngăn cản, can ngăn: “Chúng bay vào đó chỉ có đường tử”...

suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_4

Đi hết con đường qua những đồi chè của Hoàng Nông là tới Cửa Tử 1. Chỉ có duy nhất một lối vào như thế. Cửa Tử 1 là một vũng nước dài, sâu, nước lạnh và trong chảy giữa hai bên vách đá.

Đường đi đến Cửa Tử 1 khá dễ dàng, phù hợp cho các bạn thích picnic, cắm trại. Vì vậy, đây là điểm đến yêu thích của nhiều nhóm bạn trẻ dịp cuối tuần.

Mùa hè là mùa lý tưởng nhưng cũng ẩn chứa nguy hiểm khi chinh phục Cửa Tử nếu gặp trời mưa. Cửa Tử hiền hòa, suối nước trong vắt nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi, nhưng càng đi vào sâu trong rừng nước càng chảy xiết, những tảng đá cũng trở nên trơn trượt hơn.

suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_9

Từ Cửa Tử 2 đến Cửa Tử 7 ít người khám phá bởi chặng đường này dành cho những người thích mạo hiểm.

Đoàn chúng tôi xuất phát lúc 8h sáng để chinh phục được 3 cửa trong một ngày. Vì hôm trước trời mưa, đường rừng rậm rạp, trơn trượt và ẩm ướt. Quá trình băng rừng, vượt thác luôn có người dẫn đường vừa đảm bảo an toàn, vừa được hướng dẫn cụ thể đường đi một cách cẩn thận nhất.

Gần trưa, chúng tôi gặp thác máng nằm giữa Cửa Tử 2 và Cửa Tử 3, là máng trượt bằng đá do nước chảy đá mòn ngàn năm tạo thành. Sau khi trượt nước thỏa thích, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong Cửa 3, gặp các thác nước dội từ trên cao tung bọt trắng xóa. Xung quanh, trên những vách đá rêu phong phủ kín, những thân cây rừng bám rễ chằng chịt.

suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_11

Sau một đoạn đường khá dài, Cửa 3 là nơi nghỉ chân, đắm mình trong làn nước mát và thỏa thích bơi lội, nô đùa.

Từ Cửa 3, chúng tôi quay trở ra một đường khác để trở lại Cửa Tử 2, dừng chân tại một con thác cao hơn 10m được. Vì được hướng dẫn, đầy đủ áo phao, tất cả thành viên trong đoàn đều mạnh dạn nhảy thác từ độ cao 7m.

Ở rừng Cửa Tử, mỗi một ngọn cỏ đều vươn mình đón nắng, một nhành gỗ mục vẫn nở thành những chùm hoa.

 

Ở nơi đây không có những ồn ào, bụi bặm của những chiều tan tầm đông đúc.

suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_14 

Cửa Tử chỉ có hương thơm của cỏ cây, hoa rừng bên dòng suối mát lành.

Với quãng đường khoảng 30km từ Cửa Tử 1 lên đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo (1590m) qua đủ 7 cửa, chúng tôi có một lời hẹn quay lại chinh phục cung đường này vào ngày gần nhất./.

 

Cửa Tử Đại Từ - dòng suối có tên đáng sợ ở Thái Nguyên "hút" du khách

(Dân trí) - Dòng suối Cửa Tử nằm vắt mình qua phía Đông dãy Tam Đảo, thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã chinh phục nhiều du khách thích khám phá.

Suối Cửa Tử, thuộc xã Hoàng Nông, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 40km. 

 

Theo chia sẻ của người dân địa phương, cái tên Cửa Tử bắt nguồn từ truyền thuyết. Trong đó, câu chuyện được truyền miệng phổ biến nhất là vì dòng suối có độc nhất một con đường lên và xuống.

 suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_10

Suối Cửa Tử gồm 7 con thác, chảy len lỏi qua những vách đá, sườn núi sừng sững, được che chắn bởi những tán cổ thụ rộng lớn. Để khám phá con suối, du khách buộc phải trekking (hình thức đi bộ leo núi) qua những phiến đá bám đầy rêu, bơi qua các hồ nước xanh trong, mát lành.

 

Chính vì những yếu tố trên, thác Cửa Tử thường được lựa chọn là địa điểm du lịch cho mùa hè. Anh Nguyễn Văn Tùng (35 tuổi), hướng dẫn viên địa phương cho biết, khách đến Cửa Tử thường có xu hướng thích hòa mình vào thiên nhiên. Nếu có thời gian, họ thường lưu trú khoảng 1-2 ngày để cắm trại.

 

Các thác nước nằm trong khu vực suối Cửa Tử mang vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ. Tuy nhiên, đường vào sâu bên trong khá trơn trượt, ẩm ướt, dòng nước cũng lạnh hơn. Để đảm bảo an toàn, du khách cần chuẩn bị dép rọ, kính bơi, găng tay, tất cao cổ…

 

Theo anh Tùng, sau khi đi qua cánh rừng thứ nhất tính từ phía đầu suối, du khách sẽ được chứng kiến "kiệt tác" của tự nhiên. Đó là một máng trượt được hình thành do nước chảy đá mòn hàng trăm triệu năm. Quý khách sẽ phải tuân theo quy định an toàn của hướng dẫn viên để trượt thác nước này.

 

Trong số các thác tại Cửa Tử, thác Thiên Đường được xem là có vẻ đẹp nổi bật nhất. Thác nước có độ cao khoảng 15m, dưới chân thác có hồ nước sâu và rộng, được mệnh danh là "tuyệt tình cốc".

 

Ngoài những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, suối Cửa Tử khiến du khách thích thú bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ, tách biệt với sự ồn ào, khói bụi của cuộc sống đô thị.

 

Chiêm ngưỡng nét đẹp kiệt tác nơi suối Cửa Tử Đại Từ (Thái Nguyên) giữa thiên nhiên đại ngàn

Đó là bài viết được Báo Sức khỏe và Đời sống đăng ngày 03/7. Tác giả phản ánh, Thái Nguyên là vùng đất không chỉ nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt mà còn nổi danh với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Một trong những nơi đó chính là con suối Cửa Tử. Nơi đây đáng để đến trải nghiệm, khám phá và có những giây phút thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên trân trọng giới thiệu đến bạn đọc:

Giới thiệu điểm du lịch suối Cửa Tử

Thái Nguyên là vùng đất không chỉ nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt mà còn nổi danh với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ (Ảnh: Trần Trung Hiếu)

 suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_6

"Mùa hè này đi đâu" luôn là vấn đề không hết đề tài trong các dịp hè mỗi năm. Một địa điểm đang "lôi cuốn" du khách về tránh nóng trong khoảng thời gian oi bức này chính là con suối Cửa Tử (Thái Nguyên). Hãy cùng phóng viên Gia đình và Xã hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ như một kiệt tác giữa thiên nhiên đại ngàn nơi đây.

 

Thái Nguyên là vùng đất không chỉ nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt mà còn nổi danh với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Một trong những địa điểm đó không thể không kể đến suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây đã trở thành điểm đến cực kì hấp dẫn đối với du khách nước ngoài và đặc biệt là các bạn trẻ đam mê xê dịch.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên, mỗi du khách ghé thăm nơi đây đều rất cảm động với câu chuyện xưa: Trong bản có đôi vợ chồng trẻ, chồng tên Núi, vợ tên Ngàn. Khi quân giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta, người chồng lên đường phò vua đánh giặc cứu nước. Cô vợ ở nhà cùng bố mẹ chồng làm nương, chăn tằm, dệt vải.

Cửa Tử hiền hòa, suối nước trong vắt nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi (Ảnh:Hoàng Mỹ Hạnh)

Phòng tuyến biên giới bị vỡ, giặc tràn vào cương thổ, chúng cướp bóc, đốt phá làng bản, tàn sát dân lành. Dân trong vùng kéo vào núi chạy giặc. Mới tới cửa rừng quân giặc đuổi kịp, vị tộc trưởng kêu gọi những người còn sức chặn giặc bằng mọi loại vũ khí cứu người già, trẻ em. Trận chiến diễn ra ác liệt, xác giặc chồng chất. Ngàn và bố mẹ chồng cũng tử trận cùng nhiều người khác. Từ đó cửa rừng được gọi là Cửa Tử.

 suoi-cua-tu_suoi-kem-la-bang-dai-tu_8

Đối với những người ưa mạo hiểm, trekking, hiking, khám phá, du lịch bụi, yêu thiên nhiên thì Cửa Tử - Thái Nguyên là điểm đến tuyệt vời, đặc biệt là vào mùa hè. (Ảnh: Ngô Văn Vĩnh)

Vẻ đẹp hùng vĩ của suối Cửa Tử đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn tại Thái Nguyên

Cửa Tử 1 là một vũng nước dài, sâu, nước lạnh và trong chảy giữa hai bên vách đá.

 

Tới suối Cửa Tử, du khách sẽ có cơ hội được hòa mình vào cảnh đẹp hoang sơ và tận hưởng không khí mát lành nơi đây. Đồng thời, những dòng nước tung bọt trắng xóa nơi đây chính là "lời chào" thân thiện của thiên nhiên khi chào mừng du khách đặt chân đến nơi này. Bên cạnh đó, du khách sẽ vô cùng thư giãn khi được đắm mình trong dòng nước mát lạnh và tận hưởng không gian yên bình mà không phải ở nơi nào cũng có được.

 

Không chỉ có vậy, đến suối Cửa Tử, bạn sẽ có cơ hội được giao lưu văn hóa với đời sống người dân nơi đây. Cùng với đó, lòng suối khá bằng phẳng có nhiều đá cuội nhỏ và cát, nước trong vắt tạo thành những bãi tắm lý tưởng cho du khách. Du khách có thể tha hồ di chuyển, chụp ảnh check in thỏa thích với những khung cảnh mà bạn yêu thích.

 

Đó chính là lý cho vì sao suối Cửa Tử là điểm du lịch được nhiều người tìm đến. Ngoài ra, du khách có thể kết hợp việc tham quan với trải nghiệm hái chè trên chính vùng đất Thái Nguyên nổi tiếng.

Cửa Tử là nơi đáng để đến trải nghiệm, khám phá và có những giây phút thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên. Chắc chắn đây sẽ là một chuyến đi hết sức ấn tượng và thực sự hấp dẫn đối với du khách.

 

Hang Phượng Hoàng: Điểm du lịch sinh thái độc đáo

 

Quần thể danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà nằm cách thành phố Thái Nguyên hơn 40 km về phía Tây Bắc. Đi trên Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, ta dễ dàng nhìn thấy dòng nước trong vắt, tung bọt trắng tuôn chảy như dải lụa.

Hang Sáng có cửa hang khá rộng nên những tia nắng buối sáng có thể lọt qua kẽ lá vào trong hang

Hang Phượng Hoàng được chia thành 4 tầng với cấu trúc độc đáo. Nằm trên đỉnh dãy núi Phượng Hoàng ở độ cao hơn 300 m, đây là hang động đẹp với cấu trúc hang trong hang, lối vào các hang là cửa đá chỉ vừa đủ 1 người đi qua, nhưng khi vào trong thì mở ra không gian rộng lớn với những nhũ đá và các khối hóa thạch nhiều hình thù, màu sắc làm cho không gian lung linh, huyền ảo.

 

Ngoài cùng là hang Sáng diện tích khoảng 200 m2, phía trên lối vào hang là khoảng không khá rộng, luôn đủ ánh sáng. Hang Sáng do tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên ít nhũ đá và luôn khô ráo.

 

Đi sâu xuống phía cuối hang Sáng là 1 cửa đá chỉ lọt 1 người đi khom lưng. Bên trong mở ra không gian rộng lớn hơn nhiều so với hang ngoài - đây là hang Dơi vì thường có loài dơi rừng về cư trú. Hang Dơi có nhiều cột nhũ đá, khối thạch đá lớn giữa hang có hình thù giống tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tiếp tục đi vào phía trong và xuống dưới chừng 50 m chúng ta sẽ thấy nhiều khối đá, vách đá có hình thù đẹp mắt.

 

Hang Dơi ở phía trong hang Sáng, với nhiều khối thạch nhũ đá vôi có hình thu như tượng Phật Bà Quan âm, đây cũng là nơi loài dơi thường đến cư ngụ

 

Cuối hang Dơi có 1 hốc đá nhỏ khá dài vừa đủ cho 1 người chui qua, đó là cửa dẫn lối vào hang tiếp theo. Do ở độ sâu khoảng 50 m so với đỉnh núi nên gần như ánh sánh bên ngoài không lọt vào được nên gọi là hang Tối. Để đảm bảo an toàn cho du khách, hiện nay hang Tối và các hang đều được lắp hệ thống chiếu sáng nhiều màu sắc làm nổi bật các hình khối. Du khách đi dọc hang Tối khoảng 50 m sẽ gặp 1 bãi đá rộng khá bằng phẳng, phía dưới là dòng suối nhỏ.

 

Cuối hang Tối là vách đá cao dựng đứng, lô nhô cột nhũ đá so le như khu vườn nhiều cây cối. Ở độ sâu khoảng 100 m từ đỉnh núi Phượng Hoàng, không khí trong hang luôn mát lạnh.

 

Trước đây, để chinh phục hang Khô bạn phải có đủ sức khỏe và kỹ năng leo núi, gậy chống, bởi khi đó lối lên núi chưa được xây đá và lắp tay vịn như ngày nay.

  

Suối Mỏ gà bắt nguồn từ trong dãy núi Phượng Hoàng, đi sâu vào bên trong là 1 hang động khá rộng chứa nhiều nước trong, mát quanh năm

 

Cạnh lối lên hang khô là suối Mỏ Gà, thường gọi là hang Ướt. Đó là dòng nước trong mát chảy quanh năm bắt nguồn từ lòng dãy núi Phượng Hoàng. Ngược theo thác nước chừng 50 m ta bắt gặp 1 cửa hang rộng, vách hang có nhiều nhũ đá, dưới chân là dòng suối mát lạnh, đôi chỗ sâu đến thắt lưng, có thể làm bãi tắm. Những ngày hè nóng bức thì đây là nơi lý tưởng để mọi người “giải nhiệt”, chơi đùa với dòng nước trong lành, hòa mình vào thiên thiên kỳ thú.

 

Anh Vũ Tiến Dũng (phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên) cho biết: Cách đây vài chục năm anh đến hang Phượng Hoàng, nhưng lúc đó mọi thứ còn rất hoang sơ, lối lên hang chưa được xây bậc, không tay vịn và rất nhỏ; suối Mỏ Gà cũng chỉ như 1 mương nước; khi đó ở đây chưa có khu bể bơi và dịch vụ ăn nghỉ như bây giờ. Điều quan trọng hơn ở đây du khách đến đông hơn, có nhiều loại hình dịch vụ hơn.

 

Nằm trên địa bàn huyện Võ Nhai, ngoài khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, du khách còn có thể tìm hiểu về quần thể di chỉ khảo cổ học tại Thần Sa, ngắm thác Mưa Rơi, lội thác 7 tầng và chiêm bái đền Cô Tiên, khám phá khu di tích rừng Khuôn Mánh...

 

Thái Nguyên: Kỳ thú hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà

Thái Nguyên không chỉ sở hữu cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa có giá trị, mà còn có những điểm đến thắng cảnh, hang động kỳ thú thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Một trong những nơi đó là hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà.

 

Hang Phượng Hoàng nằm ở trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng.

Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Đến một ngày, mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hóa đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hóa đá, Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng.

Từ chân núi lên tới cửa hang Phượng Hoàng phải leo qua một chặng đường dài toàn là đá tai mèo, mất khoảng hơn một giờ. Phượng Hoàng là một hang động rộng và có vẻ đẹp kỳ lạ.

 

Từ cửa hang có thể bao quát hết quang cảnh cả vùng đất rộng lớn. Hai vòm cửa hang rộng và cao hàng chục mét. Bước vào trong hang, ánh sáng từ hai cửa rọi vào làm khung cảnh càng thêm lung linh, huyền ảo.

Hang có chu vi 380m, từ trần hang đến đáy hang khoảng trên 70m, đáy hang có mỏ nước lạnh trong vắt. Hang gồm có 3 tầng: tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối.

 

Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả 3 cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá hay thạch nhũ trong hang lung linh, huyền ảo. Các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ và có thể liên tưởng đến nhiều hình ảnh như hổ, báo, voi hay cây bút, người vũ nữ…

Vòm hang cách đáy khoảng 30–40m. Đứng trước những nhũ đá muôn hình vạn trạng, du khách thỏa sức tưởng tượng. Tất cả đều rất hấp dẫn và kỳ thú vô cùng.

 

Suối Mỏ Gà: Sinh khí của trời đất

 

Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Mỏ Gà, được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng hang. Hang Suối Mỏ Gà cách hang Phượng Hoàng chỉ 100m, rộng chừng 10-15m, cao 2m-15m, chiều sâu của hang 150 - 200m. Nước suối Mỏ Gà trong xanh và khu vực cửa hang, suối Mỏ Gà chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ với độ cao chỉ có 2 m.

 

Nước suối nói chung chỉ sâu đến đầu gối song lại có vũng nước nhỏ sâu như bể bơi, du khách có thể leo lên vách hang cao 10m và nhảy xuống. Vì là dòng suối chảy trong hang nên nếu muốn khám phá phải dùng đèn pin.

Suối Mỏ Gà nhiều thác ghềnh dài khoảng 10–15m, dòng nước chảy tại những ghềnh thác này được ví như những dải lụa. Trên các vách đá của Hang Suối Mỏ Gà được “người xưa” khắc dòng chữ: “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi. Người sẽ được tốt tươi viên mãn”.

 

Hang Phượng Hoàng đã được xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Tại khu du lịch, ngoài ngắm cảnh còn có các hoạt động ẩm thực đặc trưng của các dân tộc bản địa. Hiện nay, khu vực mới chỉ có một số phòng trọ đơn sơ và dịch vụ giải khát cho du khách đến tham quan.

Tỉnh Thái Nguyên đang kêu gọi đầu tư vào khu du lịch này, theo đó sẽ xây dựng khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, xây dựng bể tắm nông và sâu; xây dựng đường dài 110m nối với quốc lộ 1B và hệ thống đường nội bộ.

 

Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà chính là tuyệt tác mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Bạn hãy đến trải nghiệm và thêm nâng niu những tạo tác tuyệt vời ấy!

 

Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Điểm du lịch hang động hấp dẫn tại Thái Nguyên

Thái Nguyên không chỉ sở hữu cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp mà còn có những điểm đến hang động tạo thành một quần thể du lịch hoàn hảo theo sự sắp đặt của tự nhiên, con người, đang thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Địa chỉ đầy hấp dẫn và thú vị này chính là hang Phượng hoàng, suối Mỏ Gà.

Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà nằm bên quốc lộ 1B (Thái Nguyên – Lạng Sơn) thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên.

  1. Du khách bắt đầu hành trình chinh phục hang Phượng Hoàng.

Để có được sự trải nghiệm, khám phá thật vui vẻ và ý nghĩa tại điểm du lịch này, du khách nên bố trí khoảng thời gian ít nhất là 01 ngày. Buổi sáng đến đây, việc đầu tiên là đoàn nên đặt ăn để đảm bảo bữa trưa của du khách được phục vụ chu đáo nhất. Sau đó du khách sẽ chuẩn bị các tư trang cần thiết như dép, giầy thể thao, mũ, nước… bắt đầu hành trình chinh phục hang Phượng Hoàng (hay còn gọi là hang khô).

Để lên được hang, du khách sẽ phải leo khoảng 1.200 bậc đá với khoảng thời gian gần 1 giờ đồng hồ. Hành trình di chuyển khá vất vả nhưng nó có ý nghĩa rất lớn góp phần rèn cho con người ta tính kiên trì, sự bền bỉ (bởi có nhiều du khách bỏ ngang chừng).

Chinh phục được quãng đường đó thành quả đến với du khách thật là tuyệt vời. Hang Phượng Hoàng ở trên đỉnh ăn sâu xuống lòng núi, gồm 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng, với 3 cửa từ các phía, ánh sáng mặt trời rọi xuống lòng hang.

Tầng cuối là hang Tối vì ánh sáng mặt trời không thể lọt xuống hang này. Trong hang có các khối đá, nhũ đá mang nhiều dáng vẻ kỳ thú gắn với nhiều truyền thuyết thỏa sức cho du khách tưởng tượng.

Đặc biệt, giữa lòng hang là một nhũ đá cao, nhìn từ nhiều góc độ đều thấy giống một con chim phượng hoàng đang dang cánh trong tư thế bay bổng. Phải chăng, hình tượng này cũng là cái cớ để người dân nơi đây gọi tên hang là hang Phượng Hoàng.

  1. Trong lòng hang Phượng Hoàng.

Hang Phượng Hoàng hiện nay có một điểm mới là được trang hoàng bởi hệ thống điện chiếu sáng góp phần tạo cảnh quan trong hang thêm phần hấp dẫn cũng như hỗ trợ hành trình khám phá của du khách.

Bởi trước đây chưa có điện du khách vào hang phải chuẩn bị đèn pin và khó có thể chinh phục được hang Tối thì nay du khách có thể khám phá trọn vẹn 3 tầng hang, đặc biệt sự lung linh kỳ ảo vô cùng hấp dẫn trong hang Tối. Nhiệt độ trong hang Phượng Hoàng duy trì khoảng 15 độ, rất mát mẻ.

Mùa hè, nhiều du khách vào đây rồi không muốn ra ngoài mà muốn ở lại lâu hơn để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ trong hang. Đặc biệt trong lòng hang cũng có rất nhiều điểm đẹp để du khách có thể check in cùng bạn bè và người thân.

  1. Du khách check in tại hang Phượng Hoàng

Không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, hang Phượng Hoàng còn là một di tích lịch sử gắn liền với sự kiện ngày 27/11/1944, đội Cứu quốc quân II gồm 75 người cùng với 373 hộ gia đình rời bản lên núi chống sự khủng bố của thực dân Pháp.

Lòng hang Phượng Hoàng khi đó trở thành một pháo đài vững chắc chống trả sự tấn công của giặc. Với trận địa súng kíp, mìn lưỡi cày, bẫy đá, nỏ, giáo mác và chiến thuật du kích đội cứu quốc quân đã gây thiệt hại nặng một tiểu đoàn giặc Pháp và tay sai có pháo binh yểm trợ.

Có lẽ, kết thúc hành trình chinh phục hang Phượng Hoàng thì cũng đến giờ trưa. Du khách sẽ di chuyển xuống những ngôi nhà sàn của Ban quản lý Khu du lịch Hang Phượng Hoàng để thưởng thức những món ăn rất độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của địa phương.

Sau đó du khách có thể thuê các phòng nghỉ của Ban Quản lý để nghỉ trưa. Hiện ở đây có 32 phòng nghỉ với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng nhu cầu của du khách. 

Sau khi nghỉ ngơi, đầu giờ chiều du khách có thể di chuyển để khám phá suối Mỏ Gà (ngay ở chân núi Phượng Hoàng) và thỏa thích bơi lội tại các bể bơi. Hang suối Mỏ Gà là một hang nước. Cửa hang suối Mỏ Gà rộng chừng 10m, cao từ 2 – 7m, trong lòng hang có rất nhiều nhũ đá đẹp.

Cũng chưa biết suối dài bao hiêu mét, chỉ biết rằng càng vào sâu càng tối và vụng nước càng sâu. Phía ngoài cửa hang có rất nhiều thác nước nhỏ.

Hiện ở khu vực này Công ty TNHH MTV Hanh Hạnh đã đầu tư xây dựng hệ thống bể bơi, gồm 3 bể. Tất cả đều từ nguồn nước ở suối Mỏ Gà dẫn ra. Trong những ngày hè nóng bức mà được ngâm mình trong làn nước mát lạnh ở bể bơi hoặc những tầng thác sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm thật thú vị.

  1. Du khách tắm mát tại bể bơi ở khu vực suối Mỏ Gà.

Hiện nay, khuôn viên của Khu du lịch Hang Phượng Hoàng cũng đã được Công ty đầu tư kinh phí chỉnh trang, xây dựng tạo những điểm nhấn với du khách.

Đặc biệt tại đây trồng rất nhiều loài hoa với muôn sắc tỏa hương, được phân thành các khu vực, thỏa sức cho du khách “sống ảo”. Với giá vé chỉ 50.000đ đối với người lớn và 20.000đ đối với trẻ em là du khách có thể tham quan hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà và thỏa sức tắm mát tại khu vực bể bơi. 

Đặc biệt Ban Quản lý miễn phí vé với trẻ dưới 1m và người già trên 80 tuổi. Trao đổi với chị Nông Bích Hoa, quản lý của Công ty thì được biết: Khu du lịch hang Phượng Hoàng hiện nay là một điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch hang động tại Thái Nguyên.

Du khách từ các tỉnh tìm về đây rất đông bởi ngoài các dịch vụ được đầu tư thêm thì cơ bản vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có của thiên nhiên tạo sự hấp dẫn, thôi thúc bước chân khám phá của du khách.

  1. Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà một địa điểm kết hợp hoàn hảo giữa du lịch sinh thái và hang động của Thái Nguyên đang thu hút hàng vạn du khách đến trải nghiệm và khám phá. Nếu bạn là một người ưa khám phá, yêu thích loại hình du lịch hang động thì đừng bỏ qua địa chỉ này nhé bởi nơi đây sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và những ấn tượng không thể nào quên./.

 

Ghé thăm hang Phượng Hoàng, hang động độc đáo bậc nhất Thái Nguyên

Hang Phượng Hoàng ở đâu?

Vị trí: Núi Phượng Hoàng, Quốc Lộ 1B, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

 Giá vé tham khảo:

 - Người lớn: 50.000 VND/vé

 - Trẻ em: 20.000 VND/vé

 - Người già trên 80 tuổi và trẻ em dưới 1m: Miễn phí vé

 Nhắc đến du lịch Thái Nguyên thì hang Phượng Hoàng chắc chắn là điểm đến bạn không thể nào bỏ lỡ. Nơi đây đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch Hang Phượng Hoàng với đầy đủ cơ sở vật chất, chỗ để khách tham quan gửi xe, ăn uống, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, vị trí nằm bên cạnh Quốc lộ 1B cũng rất đắc địa, bạn có thể dễ dàng kết hợp lịch trình tham quan hang Phượng hoàng vài giờ đồng hồ rồi di chuyển đến điểm du lịch tiếp theo.

 

Ghé thăm hang Phượng Hoàng, hang động độc đáo bậc nhất Thái Nguyên 2

Hang Phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi cùng tên, nổi tiếng với những khối thạch nhũ đẹp mắt, hình thù độc đáo. Bên cạnh hang còn có dòng suối Mỏ Gò trong veo, mát lành. Vì vậy mà nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm.

 

Hướng dẫn di chuyển đến hang Phượng Hoàng

Hang Phượng Hoàng cách thành phố Hà Nội khoảng hơn 130km. Với các đoàn bạn trẻ chuyên đi phượt thì khoảng cách này rất thích hợp cho chuyến đi cuối tuần. Chạy xe máy bạn sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng di chuyển, có thể khởi hành vào chiều thứ 7, vui chơi một ngày rồi về vào chiều chủ nhật.

 

Nếu không, bạn cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội lên Thái Nguyên rồi thuê xe máy đi chơi vi vu, khám phá mảnh đất thanh bình này. Là địa phương còn khá mới trên bản đồ du lịch Việt Nam nên những điểm đến tại Thái Nguyên có điểm chung ở sự hoang sơ, dân dã, chi phí cho ăn ở, đi lại cũng sẽ rẻ hơn những nơi khác.  

 

Còn với những bạn từ các tỉnh xa của miền Nam và miền Trung thì cách di chuyển nhanh chóng nhất là mua vé máy bay ra Nội Bài, Hà Nội. Sau đó từ Hà Nội đi lên Thái Nguyên. Chuyến đi này bạn có thể kết hợp ghé thăm thêm các điểm đến ở cả Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp và thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc.

 

Truyền thuyết về tên gọi hang Phượng Hoàng

Theo một số người dân địa phương, tên gọi hang Phượng Hoàng bắt nguồn từ việc bên trong hang có rất nhiều khối đá và nhũ thạch với các hình thù kỳ ảo. Điều này khiến họ liên tưởng đến hình ảnh chim phượng hoàng tung cánh uy nghi và đầy sức mạnh. Vì thế mà cái tên hang Phượng Hoàng ra đời.

 

Tuy nhiên, còn có một truyền thuyết khác gắn liền với tên gọi của hang động này nữa. Tương truyền rằng ngày xưa có một cặp chim phượng hoàng chọn ngọn núi này để sinh sống. Chúng ở trong hang sinh được hai quả trứng, chim bố đi tìm thức ăn còn chim mẹ thì phụ trách ở nhà ấp trứng.

 

Rồi một ngày tai họa ập đến, đôi chim này bị trời trừng phạt. Chim bố đi kiếm ăn trở về thấy vợ mình đã hóa đá. Chim bố đau buồn nhưng vẫn hi vọng vợ mình sẽ sống lại, cứ như thế chờ đợi cho đến khi kiệt quệ mà ra đi theo. Thế nên trong hang núi này mới xuất hiện những khối thạch nhũ hình chim phượng hoàng, chính là minh chứng cho chuyện tình bất hạnh của đôi chim.

 

Khám phá cấu trúc của hang Phượng Hoàng

Hang Phượng Hoàng được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp rất độc đáo với ba tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất gọi là tầng thượng, mọi người vẫn quen gọi là hang Dơi. Tầng này nằm trên cùng, dễ vào nhất và cũng được nhiều du khách khen ngợi nhất. Ở đây có rất nhiều khối thạch nhũ lạ mắt, ánh đèn chiều vào càng trở nên lung linh, huyền ảo.

 

Tầng thứ hai là tầng giữa, có tên gọi là hang Sáng. Cấu trúc của tầng giữa khá độc đáo với ba cửa từ các phía cùng nhiều lỗ thông ra bên ngoài. Vì vậy là ánh sáng mặt trời có thể lọt qua, rọi xuống lòng hàng lung linh. Đến đây vào khoảng buổi trưa, những tia nắng chiếu xuống cực xinh để bạn tha hồ chụp ảnh.

 

Tầng thứ ba cũng là tầng sâu nhất, được gọi là hang Tối. Có tên gọi này là vì ánh sáng mặt trời không thể nào lọt xuống tới đây. Không gian hang Tối khá âm u, tịch mịch nên cũng ít khách tham quan xuống tới.

 

Hang Phượng Hoàng mát mẻ quanh năm, dù ngoài trời có nắng gắt thế nào thì nhiệt độ bên trong hang cũng chỉ ở mức 15°C mà thôi. Vì thế nên bước vào hang bạn sẽ thấy cực kỳ khoan khoái và thoải mái, giống như bước vào một căn phòng máy lạnh mà lại không bị tù túng, bí bách.

 

Những trải nghiệm thú vị tại khu du lịch Hang Phượng Hoàng

Vì đã được đầu tư xây dựng nên khu du lịch nên đến với hang Phượng Hoàng, bạn sẽ còn được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị nữa. Dưới đây MIA.vn sẽ mách cho bạn nhé.

 

5.1 Chinh phục 1.200 bậc thang

Để lên đến hang Phượng Hoàng thì bạn cần chuẩn bị tinh thần vượt qua 1.200 bậc thang nhé. Đây là một quãng đường khá mệt, di chuyển mất khoảng 50 phút đến 1 tiếng. Trên đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh vật yên bình, đâu đó có tiếng chim hót, côn trùng kêu râm ran. Càng lên cao không khí càng mát mẻ, cây cối rậm rạp hơn. Lên tới hang, bạn nên nghỉ chân một chút cho đỡ mệt rồi vào tham quan.

 

Để thuận lợi di chuyển, bạn cần mang theo đầy đủ nước khoáng uống dọc đường. Nhất là đến hang Phượng Hoàng vào những ngày mùa hè nóng nực thì hành trình leo núi 1 tiếng này cũng khá gian nan đấy nhé. Bên cạnh đó, bạn nên đi giày thể thao, chọn trang phục thoải mái một chút sẽ phù hợp leo núi và vào tham quan hang động.

 

5.2 Tắm suối Mỏ Gà

Sau khi đã khám phá vẻ đẹp của hang Phượng Hoàng, nếu bạn thấy hơi mệt và nóng nực thì hãy ra tắm suối nhé. Suối Mỏ Gà quanh năm mát lành, chảy xuống một hồ nước lớn. Suối khá dài, có đoạn chảy theo vách đá thì cuồn cuộn, xuống đến chỗ bằng phẳng thì rất hiền hòa. Vì vậy nên đến đây vào mùa hè bạn sẽ thấy suối Mỏ Gà cực kỳ đông đúc, mọi người tập trung hai bên bờ suối cùng nhau nghịch nước, vui chơi.

 

5.3 Khám phá cơ sở vật chất tại khu du lịch Hang Phượng Hoàng

Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên vốn có, ban quản lý khu du lịch Hang Phượng Hoàng cũng rất đầu tư vào cơ sở vật chất để phục vụ khách tham quan. Tại đây có hồ bơi, bãi cỏ rộng lớn, những vườn hoa xinh xắn để mọi người tha hồ chụp ảnh. Khuôn viên khu du lịch còn có nhà hàng phục vụ rất nhiều món ăn đặc sắc như canh cá chép, cơm lam, thịt dúi rừng, thịt heo rừng…

 

c đoàn gia đình muốn nghỉ ngơi cuối tuần, tìm một nơi yên bình để cả nhà quây quần bên nhau. Bên cạnh đó, với các bạn trẻ thích thám hiểm, khám phá thì nơi đây cũng có rất nhiều điều thú vị chờ bạn chinh phục. Đó chính là điều làm nên sự hấp dẫn của địa điểm du lịch Thái Nguyên này.

 

Hấp dẫn Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng

 

(HNMCT) - Nằm cách thành phố Thái Nguyên 45km, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai) gồm hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà là điểm du lịch hang động hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Hang Phượng Hoàng thuộc kiểu hang khô, có độ cao khoảng 500m so với cánh đồng xã Phú Thượng bên dưới.

Hang có chu vi 380m, dài 476m, chiều cao từ đỉnh hang xuống đáy là 70m, được chia thành ba tầng: Tầng trên cùng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng và tầng cuối là hang Tối.

Để chinh phục hang Phượng Hoàng, du khách phải men theo con đường lát đá dài 800m. Đường đi khá thuận tiện, chỉ mất 30 - 45 phút. Tại khu vực hang Sáng, nhờ có 3 cửa hang nên nơi đây quanh năm ánh sáng chan hòa, du khách được tận mắt ngắm nhìn những nhũ đá hình hổ, báo, voi, vũ nữ; đặc biệt là thạch nhũ hình linga cao 10m, to cỡ 2 người ôm.

 

Hang Phượng Hoàng là di tích cách mạng của tỉnh Thái Nguyên, từng thuộc vùng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, được nhớ đến với sự kiện ngày 27-11-1944, 75 chiến sĩ đội Cứu quốc quân 2 cùng 373 hộ gia đình ở Võ Nhai đã di chuyển lên hang Phượng Hoàng để lập một “pháo đài” vững chắc chống thực dân Pháp. Chỉ với bẫy đá, nỏ, giáo mác, súng kíp, lưỡi cày cùng chiến thuật đánh du kích, đội Cứu quốc quân đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Pháp.

 

Nằm ngay dưới chân núi Phượng Hoàng là hang suối Mỏ Gà. Tên hang được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ lòng hang. Hang rộng khoảng 10 - 15m, cao 2 - 15m, chiều sâu theo khảo sát ban đầu khoảng 150 - 200m. Theo nhiều người dân nơi đây, hang có thể còn thông sang địa phận huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Nước suối Mỏ Gà chảy từ lòng hang qua các khe đá xuống phía dưới tạo thành dòng thác cao 2m khiến khung cảnh nơi đây càng thơ mộng. Tại khu vực cửa hang có nhiều vũng nước nhỏ như bể bơi mi ni, giúp du khách giải nhiệt trong những ngày hè. Dưới chân thác là một bể bơi lớn với nguồn nước được dẫn từ chính suối Mỏ Gà.

 

Năm 1994, hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà được công nhận là Di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2021, Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng được công nhận là Điểm du lịch cấp tỉnh. Nơi đây được đầu tư, xây dựng trên tổng diện tích 1,8ha, bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách như nhà hàng, cơ sở lưu trú, các hoạt động vui chơi giải trí và gian trưng bày nông sản của địa phương.

 

✅Báo giá Chè Thái Nguyên mới nhất 2020 

✅CHÚNG TÔI ĐANG TUYỂN ĐẠI LÝ TRÊN TOÀN QUỐC

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ✅0988925 926 - ZALO: ✅0944 899 009

TẠI SAO KINH DOANH TRÀ THÁI NGUYÊN PHẢI MUA TẬN GỐC? 

MỜI BẠN XEM VIDEO NGAY:

 

MỜI BẠN XEM VIDEO TIẾP THEO:

 ch_thi_nguyn_logo

Báo giá trà 2020 Download:


HỢP TÁC XàTRÀ XANH THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP.

CUNG CẤP SẢN PHẨM GIÁ SỈ XUẤT XƯỞNG TRÊN TOÀN QUỐC.

100% TRÀ SẠCH - AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG CAO

  ch_thi_nguyn_3

 TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN ĐÓNG TÚI HÚT CHÂN KHÔNG

ch_thi_nguyn_2

TRÀ RỜI ĐÓNG BAO NILON

 

Trà Thái Nguyên giá bao nhiêu?

 ch_tn_cng_thi_nguyn_8

 

Là loại chè Tân Cương Thái Nguyên được sản xuất chủ yếu tại vùng chè đặc sản Tân Cương - Địa danh nổi tiếng hàng trên 100 năm ở trong nước và nước ngoài.

Tân Cương là địa danh một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi cho cây chè phát triển về chất lượng và được người tiêu dùng trên cả nước biết đến, sử dụng và thưởng thức hàng ngày.

Nói đến mức giá, mặc dù có nhiều loại trà Tân Cương Thái Nguyên khác nhau, nhưng mức giá cũng khác nhau rất nhiều. Đa số sản phẩm trà Tân Cương có giá cao hơn các sản phẩm trà ở các vùng khác bởi sự nổi tiếng về chất lượng, đi kèm với đó là giá cả cũng cao hơn do chất lượng và thương hiệu.

Thông thường, những sản phẩm trà Tân Cương bình dân được người tiêu dùng trên cả nước sử dụng thường giao động ở mức 150.000đ đến 300.000đ/1kg. Các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên đặc sản thường được dùng cho làm quà biếu hoặc những khách hàng Vip có thu nhập cao, họ mua về để thưởng thức hàng ngày.

Khác với các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên ở các vùng lân cận như Phúc Xuân, Phúc Trìu, trà Tân Cương chính gốc tại xã Tân Cương là sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Khách hàng ở các tỉnh lân cận thường đến tận nơi để tận mắt nhìn thấy, thưởng thức những sản phẩm trà Tân Cương chính gốc và mua về làm quà hoặc mua tận gốc, bán tận ngọn.

 

 ch_thi_nguyn_1x

HỘP TRÀ BIẾU 

 

Thái Nguyên có nhiều vùng chè ngon nổi tiếng từ hàng trăm năm, đã được khách hàng trên toàn quốc biết đến, nhưng không chỉ có các sản phẩm trà Thái Nguyên ở vùng chè Tân Cương mà còn ở các vùng trà ngon khác như Trại Cài, Sông Cầu, Đại Từ, Phú Lương….Hàng năm, các vùng chè khác của Thái Nguyên cũng xuất khẩu đi nước ngoài hàng ngàn tấn và đã góp phần làm nổi tiếng cho Thái Nguyên thêm những sản phẩm chè Thái Nguyên ngon đặc biệt.

Thế giới biết đến và sử dụng sản phẩm trà Thái Nguyên nhiều, các sản phẩm được xuất đi thường dùng làm đủ các loại nguyên liệu cho đồ uống như: trà Thái Nguyên cao cấp nguyên chất, trà búp, trà nhúng hay trà ướp các loại hương liệu để làm phong phú thêm, đa dạng thêm các loại hình sản phẩm phục vụ đời sống ngày càng cao của con người và các mức giá thường theo chất lượng của từng sản phẩm đã được phân loại.

Trà Tân Cương Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên được sản xuất như thế nào và giá bán ra sao? Các bạn có thể tham khảo trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại, email, chúng tôi sẵn sàng tư vấn để bạn mua với mức giá phù hợp, sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên chính gốc. Nếu các bạn ngại liên hệ, các bạn có thể tham khảo với các mức giá như sau:

Đối với giá trà Thái Nguyên có các loại búp không đóng gói: Bạn có thể đặt ở các mức từ 80.000đ/kg, 100.000đ/1kg, 120.000đ/1kg, 150.000đ/1kg, 200.000đ/1kg trở lên …Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua với mức giá bạn đề xuất, hoặc cũng có thể bạn mua với số lượng nhiều để về bán lẻ ra thị trường (mua buôn) thì mức giá có thể sẽ thấp hơn, tùy thuộc vào mùa vụ, thời điểm…

ch_tn_cng_thi_nguyn_1

Đối với trà Tân Cương Thái Nguyên, giá chè Thái Nguyên các loại búp đóng gói 100gr, 200gr, 500gr: Có nhiều mức giá để bạn lựa chọn, mức tối thiểu bạn có thể đặt mua là: 100.000đ/1kg, 130.000đ, 150.0000đ, 200.000đ, 250.0000đ, 300.0000đ hoặc các mức giá cao hơn, khoảng 500.000đ - 1.000.000đ hoặc loại trà đinh 2.500.000đ/1kg.

Các loại trà ngon có rất nhiều loại và thật khó để thưởng thức hết hương vị của các loại chè đó.

Bởi vì vị giác của mỗi người là khác nhau, nên cảm nhận không hề giống nhau. Nếu bạn đang phân vân không biết loại chè Thái Nguyên nào phù hợp với sở thích của mình thì hãy cùng tìm hiểu về các loại chè thái nguyên ngon sau đây.

Thái Nguyên có 4 vùng trồng các loại trà ngon nổi tiếng. Tuy nhiên,Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về các loại chè được trồng tại Tân Cương Thái Nguyên.

1. CHÈ TA – GIỐNG CHÈ GỐC THÁI NGUYÊN

Cây chè ta đã được trồng tại Thái Nguyên từ lâu đời, được gieo trồng bằng hạt. Tuy nhiên cho năng xuất thấp nên diện tích cây chè ta đang dần bị thu hẹp và thay thế bằng các giống chè khác cho năng xuất cao hơn.


tra_thai_nguyen_1024x700 

Đặc điểm của các loại trà ngon đó là vị đậm, chỉ cần một nhúm nhỏ cũng cho vị trà đậm đà quen thuộc. Màu nước khi pha đậm như chính vị trà vậy.

2. CHÈ CÀNH 777 – GIỐNG CHÈ NĂNG XUẤT CAO

Diện tích trồng chè cành 777 đang ngày được mở rộng. Không chỉ vì năng xuất cao mà loại chè này còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chè thái nguyên của đại đa số người tiêu dùng.

tr_thi_nguyn_21

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon ở Tân Cương Thái Nguyên

 


Chè cành 777 được hương và vị không quá đậm nên được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Trên hết là sản lượng trồng lớn nên giá thành rất phải chăng.Chè có đặc điểm rất dễ nhận thấy: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết (không phải là chè Shan tuyết). Khi pha thì nước có màu xanh rất đẹp và có cảm giác bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè tan ra. Hương chè thơm hơn chè ta, nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng.

3. CHÈ PHÚC VÂN TIÊN – GIỐNG CHÈ LAI TRUNG HOA

Đây là giống chè vô tính của Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to.

Nói đến chè Trung Quốc hay Chè Tàu là có cảm giác hơi sợ vì sự an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, vì giống chè này được trồng hoàn toàn ở Thái Nguyên. Chè này cho năng xuất rất cao và được trồng bằng cách dâm cành.

tr_thi_nguyn_22

Ảnh có tính chất minh họa


4. CHÈ KIM TUYÊN – GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN

Khi pha chè Phúc Vân Tiên cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi chè thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt ngay từ đầu. Có mùi thơm gần như mùi hoa nhài. Búp chè khô nhỏ và ngắn.

Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là trà Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.

tr_thi_nguyn_15

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon


5. CHÈ BÁT TIÊN - GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN

Ngoại hình xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng nhưng vị nhạt.

Chè Bát Tiên là giống chè vô tính được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.

thng_thc_tr

Ảnh có tính chất minh họa


Cây chè Bát Tiên tương đối khó trồng và có năng xuất không cao, dễ bị sâu bệnh. Chính vì vậy nên giá thành thường cao hơn các loại chè khác. Nhưng những gì mà chè bát tiên mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp các loại trà ngon và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.

6. CHÈ CÀNH LAI

Giống chè này gần giống chè ta về mô tả, nhưng nước xanh hơn và có vị đâm hơn. Những người nghiện chè lâu năm thường sử dụng chè này. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra hương vị đậm đà.

ch_tn_cng_thi_nguyn_8

Ảnh có tính chất minh họa


Các giống chè trên gia đình có trồng và thu hái. Tất cả chè đều được sản xuất thủ công nên hương vị sẽ rất ngon và đặc biệt. Nếu quý khách nào có nhu cầu kinh doanh chè thái nguyên hoặc mua về thưởng thức, vui lòng liên hệ trước để đặt hàng.Trên đây chỉ là một số giống chè đặc sản được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Tất nhiên còn nhiều giống chè khác nữa, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và ít phổ biến tới người tiêu dùng, nên tác giả hẹn dịp khác sẽ viết về các giống chè này.

 

Giới thiệu các vùng chè Thái Nguyên nổi tiếng nhất 

Chè Tân Cương - Vùng Trà Thái Nguyên nổi tiếng

HỢP TÁC XàTRÀ (CHÈ) XANH THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP,. CUNG CẤP SẢN PHẨM GIÁ SỈ XUẤT XƯỞNG TRÊN TOÀN QUỐC. 

100% TRÀ SẠCH - AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI VÙNG TRÀ TÂN CƯƠNG CHÍNH GỐC

tr_bc_1

Vùng trồng trà Tân Cương nằm ở phía tây của Thái Nguyên. Gần khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng. Xã Tân Cương có địa thế đồi núi phù hợp với phát triển cây chè. Bên cạnh đó, còn có Sông Công thơ mộng cung cấp nguồn nước mát lành. Vì vậy, Trà Ngon Tân Cương có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng.

Nước trà rất trong, xanh, vàng nhạt, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ dịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Chất lượng bao gồm các chỉ tiêu về ngoại hình, màu nước, và đặc biệt về mùi thơm của trà Tân Cương là kết quả của quá trình chế biến rất tỉ mỉ, công phu do xử lý nhiệt tạo ra.

Chè La Bằng - thương hiệu Trà Thái Nguyên lâu đời

Xã La Bằng là vùng đất thuộc huyện Đại Từ nằm ở phía Bắc của Thái nguyên, càng đi về phía bắc cảnh sắc núi rừng tây bắc càng đẹp. “Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” đẹp như tranh vẽ. La Bằng là một trong số những vùng sản xuất trà Thái Nguyên ngon đặc biệt, nước chè có màu mật ong vàng óng. Cây chè xuất hiện ở La Bằng từ cuối thế kỷ 19, hiện nay tổng diện tích chè toàn xã có gần 400ha được phân bố ở cả 10 xóm, năng suất chè bình quân đạt trên 98tạ/ha. Hương vị Chè La Bằng từ lâu đã đi vào lòng người. Nếu có dịp hãy thưởng thức hương vị trà Thái Nguyên ngay trên mảnh đất La Bằng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt.

 

tr_bc_thi_nguyn_2

Các loại trà ngon - Trà Xanh Thái Nguyên vị ngon đặc biệt

Trại cài là một địa danh nhỏ của Huyện Đồng Hỷ, nằm ngay sát thành phố Thái Nguyên, cách thành phố một cây cầu Gia Bẩy. Khí hậu và thổ nhưỡng Đồng Hỷ rất trong lành. Người dân thân thiện và chăm chỉ. Mỗi năm vùng chè Trại Cài (xã Minh Lập) cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô. Chè Trại Cài là một trong những loại trà Thái Nguyên có vị ngon đặc biệt: Đó là mùi hương cốm bay, nước sánh vàng mật ong, đắng, ngọt, chát, thơm hoà quyện làm quyến rũ lòng người.

Chè Khe Cốc - Cảnh sắc và hương Trà Thái Nguyên đậm đà.

Khe cốc là một xã của huyện Phú Lương, một địa danh mà người Thái Nguyên luôn đùa nhau rằng, nếu không muốn vô Phú Lương thì hãy làm ăn lương thiện. Vì đây là khu trại giam của Thái Nguyên. Bao bọc xung quanh Phú Lương là đồi núi, sông suối và các đồi chè thái nguyên, là rào cản với bất kỳ phạm nhân nào. Khe Cốc (xã Tức Tranh) là vùng chè trọng điểm của huyện Phú Lương, không chỉ bởi có diện tích chè lớn mà chất lượng trà thái nguyên ở đây cũng thơm ngon không thua kém các vùng chè ngon khác. Chè Khe Cốc từ lâu đã rất nổi tiếng bởi độ nồng, đượm nhờ dòng nước trong mát từ các khe suối nguồn của con sông Cầu.

Trong 4 vùng trồng chè kể trên thì trà Tân Cương Thái Nguyên là nổi tiếng và được ưa chuộng hơn cả. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng trồng chè còn lại là không ngon bằng. Vị ngon của chè Thái Nguyên còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn đã quen thuộc với với chè tân cương thì hãy thử sang chè la bằng, chè khe cốc hoặc chè trại cài để cảm nhận hết được hương vị của chè thái nguyên ngon nổi tiếng./.

 

bt_tr_xanh_13

Trở lại xã Phúc Tân vào những ngày đầu tháng 4 này, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con nhân dân nơi đây khi những tuyến đường bê tông mới được đầu tư xây dựng nối dài đến từng ngõ xóm, nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang xuất hiện ở các xóm. Trên những đồi chè, khoảnh rừng, người dân miệt mài lao động sản xuất… Tất cả cho thấy diện mạo nông thôn của xã đang có những đổi thay tích cực, cuộc sống no ấm đang về với người dân ở một miền quê nghèo khó năm xưa.

Đưa chúng tôi đi thăm những rừng cây, đồi chè xanh bát ngát đang đến kỳ thu hoạch, ông Trần Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: So với các địa phương khác ở T.X Phổ Yên, xã Phúc Tân có xuất phát điểm thấp, trước đây đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn còn thiếu và yếu.

Tuy nhiên, xã có lợi thế gần chân dãy núi Tam Đảo, được hưởng không khí mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển cây chè và trồng rừng. Vì thế, với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã đã khuyến khích, động viên các hộ dân tập trung trồng rừng sản xuất (chủ yếu là cây keo) với diện tích hơn 2.000ha. Theo tính toán của người dân, sau 5-7 năm trồng rừng, sẽ cho thu hoạch 70-80 triệu đồng/ha. Cùng với đó, trồng rừng cũng không quá vất vả, chỉ mất 1-2 năm đầu cần chăm sóc nhiều còn lại những năm sau chỉ cần tỉa cành phù hợp. Diện tích rừng ngày càng được mở rộng, nhiều cơ sở chế biến gỗ cũng được hình thành, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Để cải thiện thu nhập, người dân trong xã cũng không ngừng mở rộng diện tích chè với tổng diện tích gần 300ha, trong đó 70% diện tích là chè cành. Nhằm từng bước nâng cao giá trị cây chè, Phúc Tân cũng đã thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 10ha, với 36 hộ thuộc xóm 4 và 6 tham gia. Hiện nay, xã cũng đang tiếp tục nhân rộng mô hình này với quy mô 30ha tại xóm 1, 2, 8 và 9.

Theo anh Trần Xuân Quỳnh, người dân ở xóm 11, cùng với cây rừng, trồng chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Bình quân mỗi ha chè cho thu hoạch 115 tạ trà ngon búp tươi/năm, sau khi trừ chi phí người dân thu lãi gần 70 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng chè, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng chè cành, nhằm cải thiện thu nhập.

Nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương, hiện nay xã Phúc Tân cũng đã hình thành các mô hình trồng cây ăn quả với diện tích 35ha, tập trung ở các xóm: 1, 2, 6, 9, thu nhập bình quân đạt 150-170 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó đến nay, thu nhập của người dân xã Phúc Tân đạt trên 31 triệu đồng/người/năm (năm 2011 là 9,5 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,3%.

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, những năm qua, xã Phúc Tân cũng lồng ghép, tranh thủ các nguồn vốn, vận động nhân dân đóng góp để thực hiện nội dung này. Chỉ tính riêng trong năm 2018, xã đã hoàn thành 5km đường trục xã, 10km đường trục xóm, ngõ xóm; xây dựng mới 3 nhà văn hóa xóm, sửa chữa 7 nhà văn hóa.

Đến nay, 100% đường trục xã đã được nhựa hóa; 87% đường trục xóm và liên xóm đã cứng hóa… Theo ông Trần Hồng Thái, đây cũng chính là kết quả nổi bật của xã trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bằng việc phát động các phong trào, hoạt động cụ thể gắn với các tiêu chí nông thôn mới, năm 2018, nhân dân đã đóng góp gần 15 tỷ đồng; tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất thổ cư và đất lâm nghiệp, ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình công cộng khác.

Ông Trần Quang Tung, ở xóm 10 cho biết: Nhận thấy việc xây dựng nhà văn hóa xóm là rất cần thiết trong khi quỹ đất xây dựng chưa có, do vậy năm 2017, tôi đã bàn bạc với vợ và các con tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất trồng chè để xóm làm nhà văn hóa. Diện tích trên nếu để trồng chè, hằng năm, có thể mang lại nguồn thu nhập hơn 40 triệu đồng, song không vì thế tôi tính toán thiệt hơn mà tất cả vì lợi ích chung. Hiện, nhà văn hóa xóm đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng với diện tích 130m2, kinh phí trên 500 triệu đồng…

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn ở xã Phúc Tân những năm gần đây đã có những đổi thay tích cực. Trong đó, nổi bật là sản xuất phát triển, thu nhập bình quân đầu người dần tăng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, trật tự xã hội được đảm bảo, cảnh quan môi trường được sạch đẹp, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Dù phát triển kinh tế - xã hội trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, song xã Phúc Tân luôn được T.X Phổ Yên đánh giá cao, bởi những cách làm linh động, phù hợp với thực tế tại địa phương. Bằng những cách làm và bước đi phù hợp, xã Phúc Tân tự tin sẽ tiếp tục vươn lên, trở thành một trong những điểm sáng ở T.X Phổ Yên trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới./.

 

 

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 147
Trong ngày: 749
Trong tuần: 4184
Lượt truy cập: 3571803
1
Bạn cần hỗ trợ?