Sản phẩm trà sạch Thái Nguyên được sản xuất như thế nào?
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Sản phẩm trà sạch Thái Nguyên được sản xuất như thế nào?

Trà Thái Nguyên là cây trồng được quan tâm sản xuất theo tiêu chuẩn sạch

ch_tn_cng_thi_nguyn_18

Xã Cù Vân có trên 1.880 hộ ở 13 xóm, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Với đặc thù “nửa đồng, nửa núi”, xã có tổng diện tích tự nhiên 1.568ha, trong đó có trên 700ha rừng. Diện tích rừng lớn như vậy nhưng đã có lúc rừng Cù Vân gần như bị phá sạch do nhận thức của người dân về việc phát triển kinh tế rừng còn hạn chế, bà con phá rừng để trồng ngô, đỗ, lạc. Hậu quả là nguồn nước ở các hồ chứa, con suối trên địa bàn bị cạn kiệt, nhất là vào mùa khô, dẫn đến đồng ruộng thiếu nước tưới, bị bỏ không nhiều.

 chethainguyen_1

Trước thực trạng này, từ năm 1987, xã Cù Vân bắt đầu thực hiện việc tái tạo, khoanh nuôi phát triển rừng trên địa bàn thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân. Nhờ đó, diện tích rừng ngày một tăng nhanh, bà con trồng nhiều keo trên diện tích rừng sản xuất, bảo vệ, tái sinh các loại cây gỗ quý trong khu vực rừng phòng hộ. Ông Đặng Cương Quyết, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Để phát triển kinh tế rừng một cách hiệu quả, cách làm của bà con là “lấy ngắn nuôi dài”, tìm một nguồn thu khác trong khi chờ diện tích rừng cho thu hoạch. Mô hình chủ yếu ở đây là trồng các loại rau màu, chăn nuôi gia cầm, dê… để có nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống và có thêm vốn để đầu tư trồng rừng. Riêng năm 2016, người dân trong xã tự bỏ vốn trồng được 18ha rừng sản xuất. Hiện nay, trên 700ha rừng của xã đã phủ kín, nhiều diện tích rừng sản xuất đã cho thu hoạch.

 tr_tn_cng_thi_nguyn_0

Từ khi diện tích rừng của xã được che phủ, nguồn nước từ hồ Phượng Hoàng cung cấp cho các diện tích đất canh tác của xã luôn dồi dào. Do vậy, đồng ruộng được bà con thâm canh, tăng vụ hiệu quả. Những năm gần đây, ngoài việc thâm canh cây lúa trên các cánh đồng rộng với tổng diện tích lúa 2 vụ là 484ha (lúa lai là trên 48ha, lúa thuần chất lượng cao đạt gần 60ha, lúa thâm canh cao sản là 285ha), bà con đã trồng xen các loại cây màu làm tăng hiệu suất sử dụng đất, đem lại giá trị kinh tế cao. Ông Đặng Văn Chuyển, xóm 6 cho biết: Mấy năm trở lại đây, thấy một số hộ trồng bí xanh hiệu quả nên tôi cũng trồng theo. Vụ này tôi trồng giống bí xanh Thiên Thanh 5. Đây là giống bí rất phù hợp với đất ruộng thấp, nhiều mùn, độ ẩm cao, ưu điểm của loại bí này là ít nhiễm sâu bệnh, năng suất đạt khoảng 1 tấn quả/sào, với giá bán trên thị trường hiện nay từ 8.000 - 10.000 nghìn đồng/kg, sẽ thu được hơn 10 triệu đồng/sào.

 

Cùng với phát triển rừng, thâm canh lúa và cây màu, đối với những diện tích đồi núi bát úp hay ruộng cao, người dân đã đưa cây chè Thái Nguyên vào trồng. Đến nay, xã có trên 100ha chè, mỗi năm cho sản lượng gần 300 tấn chè búp tươi. Bên cạnh việc tăng diện tích, sản lượng thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè được xã đặt lên hàng đầu. Từ năm 2012 đến nay, bà con nông dân Cù Vân đã xây dựng nhiều mô hình trồng chè an toàn, chè VietGAP, thay thế dần các nương chè già cỗi năng suất, chất lượng thấp bằng việc trồng mới, trồng thay thế những giống mới có năng suất, chất lượng cao. Năm 2016, xã trồng thay thế 5ha chè bằng các giống LDP1, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, TRI 777…

 tr_thi_nguyn_21

Ngoài trồng chè, đối với những diện tích đồi thấp, bà con Cù Vân còn đưa các loại cây ăn quả vào trồng, mang lại hiệu quả kinh tế không thua kém cây Trà Thái Nguyên. Đơn cử như vườn thanh long của gia đình anh Nguyễn Văn Tám, xóm 5. Gia đình anh Tám có 6 sào đất, vườn đồi. Năm 2014, anh đã mua giống thanh long về trồng thành 300 trụ trên diện tích đồi thấp của gia đình. Nhờ nghiên cứu, tìm hiểu nắm vững kiến thức trồng và chăm sóc nên lứa quả đầu tiên cho thu hoạch cao đã tạo niềm tin cho anh tiếp tục chăm sóc tốt cho vườn thanh long. Hiện, mỗi năm, gia đình an Tám thu được khoảng 1 tấn quả từ vườn thanh long.

 tr_thi_nguyn_17

Nhờ biết lựa chọn các loại cây trồng phù hợp cho từng loại đất và tích cực đưa khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên những năm gần đây, hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất ở xã tăng đáng kể. Hiện nay, bình quân 1ha đất ở đây cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng, có nơi đạt trên 100 triệu đồng/ha, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 159
Trong ngày: 982
Trong tuần: 3486
Lượt truy cập: 3788066
1
Bạn cần hỗ trợ?