Bánh có hương vị thơm ngon, đậm đà, được làm từ những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng cao. Bánh chưng Bờ Đậu cũng được coi là một loại quà biếu ý nghĩa, thể hiện sự tinh tế và tấm lòng của người tặng.
Có nhiều lý do khiến nhiều khách hàng thích mua Bánh chưng Bờ Đậu làm quà biếu Tết, bao gồm:
Với những lý do trên, không có gì lạ khi nhiều khách hàng thích mua Bánh chưng Bờ Đậu làm quà biếu Tết. Bánh chưng Bờ Đậu là một món quà biếu ý nghĩa, thể hiện sự tinh tế và tấm lòng của người tặng.
Thưởng thức món bánh chưng Bờ Đậu Phú Lương Thái Nguyên
Bánh chưng Bờ Đậu là món ăn đặc sản của Phú Lương được rất nhiều người tới. Đây là loại bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp đặc sản nên khi ăn rất dẻo và thơm ngon.
Có thể nói đây là sản vật nổi tiếng của huyện Phú Lương,Thái Nguyên vào mỗi dịp tết đến xuân về. Ngày nay bánh chưng Bờ Đậu đã trở thành thương hiệu sản vật nổi tiếng của Thái Nguyên được rất nhiều người biết tới. Món bánh này có hương vị rất đặc trưng mà chỉ vùng núi cao này mới có.
Ngoài việc gây thương nhớ bởi loại chè thơm ngon, Phú Lương còn được biết tới bởi rất nhiều loại đặc sản nổi tiếng khác. Trong đó, bánh chưng Bờ Đậu luôn là một trong những loại bánh truyền thống mang đậm hương vị và bản sắc của vùng núi rừng nơi đây.
Làng nghề Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng của huyện Phú Lương là một trong những nơi chuyên sản xuất bánh chưng Bờ Đậu tới khắp mọi miền tổ quốc. Khu vực này nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 8km. Do đó, khách du lịch khi tới đây tham quan đều tiện đường ghé qua nơi đây mua bánh chưng mang về. Bởi vậy, dọc theo đoạn đường dẫn tới khu làng bánh chưng này đều là những nơi bán và trung chuyển bánh chưng tới nhiều vùng miền khác nhau.
Làng Bờ Đậu là ngôi làng truyền thống sản xuất bánh chưng với số lượng lớn
Theo lời người dân nơi đây, tổ nghề của món bánh chưng này chính là cụ bà Nguyễn Thị Xuân. Cụ Xuân hay còn gọi là cụ Đấng là người của xã Cổ Lũng. Khi xưa, quán bánh của cụ mở ra ở ngay ven đường lúc nào cũng đông nghịt khách ra vào thưởng thức món bánh chưng. Chỉ cần đi qua thôi đã ngửi thấy hương thơm phảng phất của món bánh truyền thống nổi tiếng này.
Đến khi tuổi cao, cụ Đấng đã truyền lại nghề làm bánh chưng cho con cháu và cho đến ngày nay món bánh này vẫn luôn được lưu truyền và đã giúp cho nơi đây trở thành làng nghề truyền thống chuyên làm bánh chưng Bờ Đậu cung cấp cho nhiều nơi trên cả nước. Hiện nay, làng nghề này vẫn còn rất nhiều hộ dân làm bánh chưng để kinh doanh nên món bánh này vẫn luôn được gìn giữ và nó đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của người Thái Nguyên. Bạn bè khắp mọi nơi xa gần cứ hễ nhắc tới vùng đất Thái Nguyên là lại nhắc tới món bánh này.
Công đoạn chuẩn bị và gói bánh chưng Bờ Đậu
Để làm nên món bánh chưng này người dân Bờ Đậu phải mất rất nhiều công sức và tỉ mỉ trong từng công đoạn
Món bánh chưng này được làm từ gạo nếp được trồng tại khu vực núi rừng của huyện Phú Lương, nên gạo rất dẻo và thơm. Sau khi đã loại bỏ hết những hạt gạo có đầu đen hay lẫn một chút gạo tẻ, người ta sẽ tiến hành vo gạo và ngâm gạo trong khoảng vài tiếng đồng hồ để gạo nở ra. Sau đó để ráo nước và cho thêm chút muối rồi mới chuẩn bị tới công đoạn gói bánh.
Lá dong dùng để gói bánh chưng Bờ Đậu này phải là loại lá dong nếp dày và có bản rộng. Đặc biệt, lá phải có màu xanh mướt để khi gói bánh mới xanh và có màu bên ngoài đẹp mắt hơn. Người dân nơi đây phải chặt lá dong tại khu rừng Na Rì đem về rửa sạch và sau đó là để cho ráo nước. Tiếp đến là công đoạn lau khô bằng khăn sạch và tước vợi cuống lá đi.
Sau đó là đến công đoạn chặt bớt phần ngọn lá và xếp gọn gàng để chuẩn bị gói. Lạt dùng để gói bánh chưng Bờ Đậu phải là loại lạt được chẻ từ cây giang của vùng núi Thái Nguyên.
Món bánh chưng truyền thống này của Phú Lương, Thái Nguyên có màu sắc rất bắt mắt và nổi bật
Phần nhân bánh sẽ được làm bằng đậu xanh. Sau khi làm vỡ đôi hạt đỗ, người dân sẽ ngâm nước cho đỗ mềm và sau đó là đãi thật sạch lớp vỏ bên ngoài ra. Để cho nhân bánh thêm phần đậm đà, người làm bánh sẽ cho thêm một chút muối vào phần nhân. Thịt lợn gói bánh sẽ là thịt ba chỉ. Điều đặc biệt tạo nên sự độc đáo riêng của món bánh chưng đặc sản Thái Nguyên này đó là phần thịt làm nhân là loại lợn thả rông do chính người dân nơi đây chăn nuôi dưới hình thức thả rông và cho ăn hoàn toàn từ nguồn thức ăn tự nhiên. Do đó, thịt lợn rất chắc và ăn có vị ngon ngọt hơn loại thịt lợn miền xuôi.
Món bánh chưng này tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu nên hương vị của nó cũng đặc biệt không kém. Chính vì vậy, bất cứ ai khi đi du lịch Thái Nguyên cũng đều muốn xách về 1-2 cặp bánh chưng Bờ Đậu về để làm quà gọi là chút quà quê mang hương vị của vùng rừng núi.
Cảm nhận về món bánh chưng Bờ Đậu
Bánh chưng Thái Nguyên vừa thơm vừa ngon ăn lại rất dẻo và ngậy
Để có được món bánh chưng thơm ngon và nổi tiếng như Bờ Đậu ngày nay, người dân nơi đây đã phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo và cuốn hút rất riêng cho món ăn này. Gạo nếp dùng để làm nên món bánh chưng truyền thống này nhất định phải là loại gạo nếp vải một trong những loại gạo đặc sản của Phú Lương Thái Nguyên khi ăn rất dẻo và có mùi rất thơm.
Đỗ xanh để làm nhân bánh cũng phải là loại đỗ quê bên trong màu vàng và vỏ phải mỏng, hạt phải đều. Có như vậy mới tạo nên món bánh chưng Bờ Đậu thơm ngon nức tiếng. Khi ăn sẽ cảm nhận hương thơm đặc trưng xen lẫn vị bùi bùi của đỗ, ngậy ngậy của thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất có lẽ phải nói tới màu sắc của bánh chưng Thái Nguyên. Khác với các vùng quê khác, bánh chưng nơi đây có vỏ ngoài xanh mướt mắt. Sỡ dĩ có được màu xanh cuốn hút này là do người làm bánh đã sử dụng lá dong nếp được trồng tại khu vực rừng núi Việt Bắc nên khi gói bánh sẽ luôn tạo được vỏ ngoài của bánh màu xanh tự nhiên.
Đến Thái Nguyên du lịch nhất định bạn phải thưởng thức món bánh chưng đặc sản Bờ Đậu này
Về chất lượng của bánh chưng Bờ Đậu chắc chắn bất cứ ai khi ăn rồi cũng sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên, có một vấn đề nữa mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng khi mua loại bánh chưng này về ăn. Đó là bánh chưng Thái Nguyên được sản xuất rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi người dân làng nghề này vẫn luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu.
Nếu có dịp đi du lịch Thái Nguyên du lịch, nhất định bạn phải thưởng thức món bánh chưng Bờ Đậu ngon đúng chuẩn từ màu sắc đến hương vị này.
Bánh chưng Bờ Đậu Thái Nguyên: Sản vật nức tiếng
Thái Nguyên không chỉ là vùng đất nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương thơm ngon, mà vùng đất ấy còn có một sản vật nức tiếng cả nước đó là bánh chưng Bờ Đậu.
Xuất xứ của bánh chưng Bờ Đậu
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km. Điểm làm bánh chưng tấp nập nhất là ngã ba Bờ Đậu, đây được coi là nơi trung chuyển nối tuyến quốc lộ 3 và 37 với trục đường Tuyên Quang - Lào Cai, Điện Biên, Bắc Kạn, Yên Bái…
Theo lời người dân nơi đây, tổ nghề của món bánh chưng này chính là cụ bà Nguyễn Thị Xuân. Cụ Xuân hay còn gọi là cụ Đấng là người của xã Cổ Lũng.
Từ những năm 1960, cụ Đấng sinh sống bằng nghề làm bánh chưng ở xóm Bò Đậu. Nhờ tay nghề điêu luyện, những chiếc bánh chưng của cụ Đấng rất ngon khiến khách hàng ăn một lần mà nhớ mãi. Tiếng thơm đồn xa, ngày càng nhiều người nghe truyền tai tìm đến để mua, thương hiệu bánh chưng Bờ Đậu cứ thế lan xa.
Bánh chưng Bờ Đậu Thái Nguyên: Sản vật nức tiếng
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đến khi tuổi cao, cụ Đấng truyền lại nghề cho con cháu. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ bánh chưng Bờ Đậu khá cao, nhiều người trong làng cũng bắt đầu gói, bánh chưng bán cho khách phương xa. Nghề làm bánh chưng Bờ Đậu được nhân rộng khắp vùng.
Cùng với thời gian, bánh chưng Bờ Đậu đã khẳng định được thương hiệu và trở thành 1 trong 5 làng bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc. Tiếng thơm của bánh chưng Bờ Đậu đã lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước. Những ngày cận tết, du khách từ khắp các tỉnh tìm về đây để đặt bánh làm quà biếu.
Bí quyết tạo nên sự khác biệt của bánh chưng Bờ Đậu
Công đoạn làm nên chiếc bánh chưng Bờ Đậu có nhiều nét độc đáo, gói gọn tinh hoa của đất trời, tâm huyết của người làm trong từng chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh.
Đặc điểm đầu tiên là bánh chưng Bờ Đậu không hề sử dụng khuôn mà chỉ dùng tay để gói. Đó là một trong những kỹ nghệ riêng biệt chỉ có ở làng Bờ Đậu, mà không nơi nào có thể học hỏi được. Theo những người lành nghề, việc gói bánh chưng bằng tay giúp họ có thể điều chỉnh chiếc bánh thật chặt, vuông đều 8 cạnh bằng nhau. “Trăm hay không bằng tay quen,” những người làm bánh chưng Bờ Đậu đầy kinh nghiệm luôn cho ra ”lò” những chiếc bánh chưng đẹp mắt, đều nhau tăm tắp. Bánh cho vào luộc không bị méo mó, hay căng phồng, nứt vỡ mà chiếc nào cũng vuông thành sắc cạnh.
Để có được những chiếc bánh chưng Bờ Dậu thơm ngon nức tiếng như ngày nay thì khâu chọn nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu cũng hết sức quan trọng. Cũng vẫn là gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ nhưng dưới bàn tay của người dân Sơn Cẩm, Cổ Lũng, bánh chưng Bờ Đậu có một hương vị đặc biệt không thể lẫn với nơi nào. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo và cuốn hút rất riêng cho món ăn này.
Gạo nếp để làm bánh chưng là gạo nếp đặc sản của núi rừng Định Hóa, thứ gạo dẻo và đặc biệt rất thơm. Sau khi đã loại bỏ hết những hạt gạo có đầu đen hay lẫn một chút gạo tẻ, người ta sẽ tiến hành vo gạo và ngâm gạo trong khoảng vài tiếng đồng hồ để gạo nở ra. Sau đó để ráo nước và cho thêm chút muối để bánh thêm đậm đà.
Lá dong dùng để gói bánh chưng Bờ Đậu phải là loại lá dong nếp dày và có bản rộng. Đặc biệt, lá phải có màu xanh mướt thì gói bánh mới xanh và có màu bên ngoài đẹp mắt hơn. Người dân nơi đây phải chặt lá dong tại khu rừng Na Rì đem về rửa sạch và sau đó để cho ráo nước. Tiếp đến là công đoạn lau khô bằng khăn sạch và tước vợi cuống lá, chặt bớt phần ngọn lá và xếp gọn gàng để chuẩn bị gói.
Lạt dùng để gói bánh chưng Bờ Đậu phải là loại lạt được chẻ từ cây giang của vùng núi Thái Nguyên.
Đậu xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Sau khi làm vỡ đôi hạt đỗ, người dân sẽ ngâm nước cho đỗ mềm, sau đó đãi thật sạch lớp vỏ bên ngoài.
Điều đặc biệt tạo nên sự độc đáo riêng của món bánh chưng đặc sản Thái Nguyên này, đó là phần thịt làm nhân là loại lợn do chính người dân nơi đây chăn nuôi dưới hình thức thả rông và cho ăn hoàn toàn từ nguồn thức ăn tự nhiên. Do đó, thịt lợn rất chắc và ăn có vị ngon ngọt hơn loại thịt lợn miền xuôi.
Người dân Cổ Lũng, Sơn Cầm cha truyền con nối với những bí quyết riêng đã tạo nên những chiếc bánh chưng đặc biệt. Không cần bất cứ loại khuôn nào, dưới bàn tay thuần thục của những người thợ gói bánh, từng chiếc bánh vuông chằn chặn, xanh mướt cứ lần lượt hiện ra.
Sau khi gói xong, bánh được ngâm trước với nước trong khoảng thời gian 30 phút rồi đặt vào những nồi cỡ lớn để luộc trong vòng từ 8-10 tiếng, khi nước cạn phải đổ thêm để cho bánh chín đều từ trong ra ngoài. Một điều đặc biệt nữa chính là nguồn nước được dùng để luộc bánh chưng. Bánh chưng Bờ Dậu được luộc bằng nước suối nguồn trên núi đá phía sau làng Bờ Đậu. Người dân nơi đây vẫn gọi đó là nước “giếng thần”. Thứ nước trời cho trong vắt này đã giúp chiếc bánh chưng giữ nguyên được màu xanh lá dong và tạo nên mùi thơm đậm đà hòa quyện trong nồi bánh. Bởi vậy, người làng Bờ Dậu mới có câu ca: “Bánh chưng luộc nước giếng thần Thơm ngon mùi vị có phần trời cho”.
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu nổi lửa quanh năm, nhưng nhộn nhịp, tấp nập nhất là vào những ngày giáp Tết. Ngoài bánh chưng truyền thống, người dân làng nghề còn sản xuất thêm bánh chưng lá giềng, bánh chưng gấc, bánh chưng nếp cẩm... tạo nên sự phong phú, mới mẻ cho sản phẩm, đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng.
Về chất lượng của bánh chưng Bờ Đậu, chắc chắn bất cứ ai khi ăn cũng sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó. Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dầy biếu vua Hùng lại như hiển hiện./.
Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng với chè Tân Cương mà còn được bạn bè biết đến với những sản vật địa phương đặc biệt. Một trong những sản vật đó là bánh chưng Bờ Đậu.
Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp đặc sản của núi rừng Định Hóa một huyện ở miền núi trung du tỉnh Thái Nguyên, thứ gạo nếp dẻo và rất thơm. Gạo nếp được chọn hết sạn, những hạt đầu đen và hạt tẻ lẫn vào, sau đó vo sạch, ngâm trong nước vài tiếng để gạo nở, để ráo nước, trộn với một chút muối và chuẩn bị gói.
Lá dong để gói bánh là thứ lá nếp, dày, xanh mướt, bản rộng. Lá chặt từ rừng Na Rì, chợ Đồn, Bắc Kạn về rửa sạch cả hai mặt, để ráo nước, dùng khăn sạch lau khô, tước bớt cuống lá, cắt bớt ngọn lá và phần cuống lá, xếp gọn lá bên cạnh chậu gạo. Lạt buộc bánh phải là thứ lạt chẻ bằng cây giang.
Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều.
Bánh chưng Bờ Đậu Thơm ngon nổi tiếng nhất Thái Nguyên
(HNM) - Bánh chưng Bờ Đậu, đặc sản của làng nghề bánh chưng Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một trong 5 làng nghề gói bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc.
Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp đặc sản vừa dẻo vừa thơm của núi rừng Định Hóa. Gạo nếp sau khi loại bỏ những hạt có đầu đen được vo sạch, rồi ngâm trong nước vài tiếng thì vớt ra để ráo và trộn thêm chút muối. Lá dong gói bánh là lá dong nếp dày, bản rộng, màu xanh mướt khai thác từ rừng Na Rì, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đậu xanh làm nhân bánh phải là loại có lòng vàng, ngâm nước rồi đãi sạch vỏ. Bánh chưng đặc sản Thái Nguyên có phần nhân làm từ loại thịt lợn do chính người dân nơi đây chăn nuôi bằng thức ăn tự nhiên nên rất thơm ngon.
Theo những người lành nghề ở Bờ Đậu, bánh chưng nơi đây chỉ gói bằng tay để có thể điều chỉnh chiếc bánh thật chặt, vuông đều 8 cạnh. Bánh chưng Bờ Đậu được tiếng là đẹp mắt, vuông thành sắc cạnh, không bị méo mó hay căng phồng, nứt vỡ. Sau khi gói xong, bánh được ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi đặt vào những nồi cỡ lớn để luộc từ 8 đến 10 giờ. Trong quá trình luộc nếu nước cạn thì phải đổ thêm để bánh chín đều.
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu nổi lửa quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Ngoài bánh chưng truyền thống, người dân làng nghề còn sản xuất bánh chưng lá giềng, bánh chưng gấc, bánh chưng nếp cẩm... Sản phẩm có bán tại các chợ, cửa hàng thực phẩm, sàn thương mại điện tử uy tín.
Bánh chưng xanh Bờ Đậu được nhiều người ưa chuộng
Bánh chưng Bờ Đậu chính là món ăn đặc sản của huyện phú lương tỉnh Thái Nguyên. Đây là loại bánh chưng truyền thống và được làm từ gạo nếp đặc sản. Khi thưởng thức vô cùng thơm ngon, dẻo và đậm đà hương vị. Nếu bạn chưa biết cách chế biến bánh chưng cũng mua loại bánh đặc sản này ở đâu thì hãy bớt chút thời gian cùng đặc sản nhà MON tìm hiểu ngay bên dưới.
Cách làm bánh chưng Bờ Đậu
Contents [hide]
1 Cách làm bánh chưng Bờ Đậu
1.1 Nguyên liệu làm bánh chưng
1.2 Cách làm bánh chưng
1.3 Thành phẩm
2 Giá bánh chưng Bờ Đậu Phú Lương Thái Nguyên
bánh chưng Bờ Đậu
Trước khi tìm hiểu cách làm bánh chưng Bờ Đậu thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xuất xứ của loại bánh chưng truyền thống này. Làng nghề làm bánh chưng Bờ Đậu nổi tiếng ở xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên.
Theo lời kể của người dân ở đây, tổ nghề của món bánh chưng Bờ Đậu chính là cụ Nguyễn Thị Xuân, được gọi là cụ Đấng sinh sống ở xã cổ lũng. Vào năm 1960, cụ đấng sinh sống bằng nghề bán bánh chưng. Với tay nghề điêu luyện và kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu với nhau đã mang lại món ăn ngon, khiến bất cứ ai thưởng thức cũng nhớ mãi không quên.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều người truyền tai nhau để mua bánh chưng của cụ Đấng. Thương hiệu bánh chưng Bờ Đậu cứ thế lan truyền đến tận thời điểm này. Đến khi cụ Đấng tuổi cao đã truyền lại nghề cho con cháu. Ngày nay, bánh chưng Bờ Đậu đã có thương hiệu và trở thành 1 trong 5 lành bánh chưng nổi tiếng tại khu vực miền Bắc.
Nếu bạn chưa biết cách làm bánh chưng Bờ Đậu cũng như cần phải chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết gì thì hãy cùng đặc sản nhà MON tìm hiểu ngay bên dưới nhé.
Đặc sản thịt trâu gác bếp Tây Bắc giá tốt tại cửa hàng.
Nguyên liệu làm bánh chưng
nguyên liệu làm bánh chưng
Một số nguyên liệu cần thiết mà bạn cần phải chuẩn bị để làm món bánh chưng Bờ Đậu chính là: Gạo nếp ngon ở vùng núi Định Hóa, lá dong tẻ, thịt ba chỉ rọi, tiêu xay, đậu xanh, hành khô. Những nguyên liệu này rất dễ dàng tìm kiếm và mua sắm tại nhà. Nên lựa chọn loại gạo nếp thơm ngon để khi làm bánh có độ dẻo và tỏa ra hương thơm đặc trưng.
Cách làm bánh chưng
Trước tiên bạn ngâm gạo nếp với nước khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ để hạt gạo nở ra. Sau đó, đãi sạch gạo nếp và để ráo nước. Bạn nên cho vào gạo ít muối hạt và trộn đều để bánh đậm đà hương vị hơn. Đỗ xanh ngâm với nước khoảng vài tiếng và tẩy sạch lớp vỏ bên ngoài. Còn thịt lợn bạn thái thành những miếng vuông vắn, đều nhau. Nên tẩm ướp thịt lợn với một số gia vị thông dụng. Hành khô bóc vỏ và thái lát mỏng.
cách nấu bánh chưng
Công đoạn làm bánh chưng cần sự tỉ mỉ và chỉn chu. Những tinh hoa của đất trời được gói gọn trong chiếc bánh chưng và món ăn này cũng được đặt hết tâm huyết của người gói bánh với những góc vuông sắc cạnh.
Đặc biệt, bánh chưa Bờ Đậu không sử dụng khuôn để gói mà chỉ dùng tay để gói bánh. Đây là một trong những kỹ thuật riêng biệt mà chỉ có ở làng Bờ Đậu. Việc gói bánh chưng bằng tay không hề đơn giản. Bạn cần điều chỉnh chiếc bánh chặt tay, các cạnh vuông đều nhau. Từ đó, mang lại những chiếc bánh chưng đẹp mắt, đều tăm tắp nhau. Khi luộc bánh sẽ không bị căng phồng, móp méo hay nứt vỡ.
Để có được chiếc bánh chưng chất lượng, đẹp mắt, thơm ngon và hấp dẫn thì từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu cần phải đặc biệt quan tâm. Cũng từ các nguyên liệu cần thiết như: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ nhưng dưới bàn tay lành nghề của người dân cổ lũng đã mang lại hương vị đặc trưng, hấp dẫn không thể lẫn vào đâu được. Đây chính là nét độc đáo và cuốn hút đặc trưng của món ăn này.
Thông thường, loại gạo nếp làm bánh chưng Bờ Đậu chính là đặc sản của núi rừng Định Hóa. Gạo dẻo, mềm và cực kỳ thơm ngon. Sau khi loại bỏ hết những hạt gạo đầu đen sẽ tiến hành vo gạo và ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ để gạo nở ra. Sau đó, vớt ra để ráo và cho thêm ít muối hạt đảo đều để bánh chưng đậm đà hương vị.
Lá dong dùng để gói bánh chưng là loại dong nếp rộng và bản dày. Nên lựa chọn loại lá có màu xanh mướt để gói bánh chưng. Từ đó mang lại vẻ bề ngoài đẹp mắt, hấp dẫn người ăn. Tiếp theo là công đoạn lau sạch lá dong bằng khăn sạch, tước vợi cuống lá. Bạn nên chặt bớt phần ngọn lá và sắp xếp gọn gàng lại với nhau.
Lạt dùng để gói bánh chưng được chẻ từ cây giang. Đậu xanh đều hạt, vỏ mỏng và hạt đỗ màu vàng. Sau khi làm vỡ đôi hạt đỗ thì sẽ được ngâm với nước để đỗ mềm, bung vỏ. Bạn nên đãi sạch sẽ để loại bỏ hết lớp vỏ đỗ bên ngoài nhé.
Hương vị đặc biệt và hấp dẫn để tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho món bánh chưng Bờ Đậu chính là nhân bánh chưng. Thịt lợn được người dân nơi đây chăn nuôi dưới hình thức thả vườn và ăn thức ăn từ tự nhiên. Cho nên, thịt lợn rất chắc, vị ngọt và không có mùi hôi.
Sau khi gói bánh chưng xong, bánh sẽ được ngâm với nước khoảng 30 phút rồi mới xếp vào trong những chiếc nồi cỡ lớn để luộc khoảng 8 – 10 tiếng đồng hồ. Trong quá trình luộc bánh chưng, nước bên trong nồi cạn sẽ được đổ vào ngậm bánh để bánh chín đều.
Nước dùng để luộc bánh chưng Bờ Đậu là nước suối nguồn lấy trên núi đá phía sau làng Bờ Đậu. Nước trong vắt sẽ giúp bánh chưng giữ được màu xanh của lá dong và tạo nên mùi hương đậm đà.
Thành phẩm
đặc sản bánh chưng bờ đậu
Sau khoảng thời gian luộc từ 8 – 10 tiếng thì bánh chưng sẽ được vớt ra và ép chặt để nước chảy ra và giúp cho bánh chưng ăn chắc hơn. Hương vị đặc trưng bốc lên quyện lẫn với mùi thơm hấp dẫn từ gạo nếp, tiêu, thịt lợn làm mọi người không thể cưỡng lại được. Bất cứ khách du lịch nào khi đến Thái Nguyên thăm quan cũng nên thưởng thức bánh chưng Bờ Đậu nhé. Hương vị siêu ngon, bánh rền và mang màu xanh cực kỳ bắt mắt.
Muốn có được món bánh chưng thơm ngon và hấp dẫn thì người dân ở nơi đây rất tỉ mỉ trong khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến. Chính điều này đã mang lại nét độc đáo, cuốn hút và hấp dẫn người thưởng thức. Về chất lượng của bánh chưng Bờ Đậu khiến ai ăn cũng hài lòng, kể cả những người khó tính nhất.
Nếu có dịp đến Thái Nguyên du lịch thì bạn nhất định phải mua loại bánh chưng nổi tiếng và thơm ngon này để thưởng thức cũng như cảm nhận hết hương vị đậm đà, đặc trưng nhé. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết để làm món bánh chưng Bờ Đậu thơm ngon này.
Giá bánh chưng Bờ Đậu Phú Lương Thái Nguyên
đặc sản bánh chưng bờ đậu
Tùy thuộc vào kích cỡ bánh sẽ được bán với mức giá thành khác nhau để bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu mua. Thông thường, giá bánh chưng Bờ Đậu loại 1kg đang bán trên thị trường với mức giá 55.000 vnđ/tấm. Còn loại 1,2kg đang bán trên thị trường với mức giá 60.000 vnđ/tấm.
Mức giá trên chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo, bởi giá thành còn phụ thuộc nhiều vào giá biến động của nhiều yếu tố như địa điểm, thời gian, giá nguyên liệu sản xuất, bạn nên lựa chọn cửa hàng uy tín để có được giá mua tốt nhất. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ ngay đặc sản nhà MON để được báo giá cụ thể và có thể mua được bánh chưng Bờ Đậu chất lượng, thơm ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm nhất.
Mong rằng, với những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên chắc hẳn bạn cũng tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề: Cách làm bánh chưng Bờ Đậu? Giá bánh chưng Bờ Đậu hiện nay? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay vấn đề nào cần được tư vấn, hỗ trợ hiệu quả thì hãy liên hệ ngay đặc sản nhà MON để được giải đáp nhanh chóng nhé.
BÁNH CHƯNG – BIỂU TƯỢNG TRUYỀN THỐNG ẨM THỰC NGÀY TẾT VIỆT NAM
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến.
Cách làm bánh chưng đơn giản nhất
Chuẩn bị và sơ chế
Gói bánh
Luộc bánh
Thành Phẩm
Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ra, người Việt cũng gói bánh chưng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
Bánh chưng – biểu tượng của ẩm thực truyền thống dịp Tết của người Việt
Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.
Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.
Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng – hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.
Nguồn gốc ra đời của bánh chưng
Trong tâm thức của người Việt và được sử sách truyền lại cho con cháu đời sau, bánh chưng ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu và gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày”.
Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thái bình nên vua muốn truyền ngôi cho con bèn bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.
Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.
Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện đúng như những lời được chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Giữa rất nhiều sơn hào hải vị, Vua Hùng chỉ hài lòng duy nhất với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng. Từ đó về sau, hàng năm cứ mỗi dịp giỗ Tổ Vua Hùng và vài dịp Tết, người dân lại làm bánh chưng bánh dày để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và bày tỏ lòng thành với Tổ tiên.
Nguyên liệu làm bánh chưng ngon ngày Tết
1kg Gạo nếp cái hoa vàng
400g Đậu xanh
400g Thịt ba chỉ
Muối, hạt nêm, tiêu
Lá dong, lá chuối
1 bó lạt tre hoặc lạt giang
Cách làm bánh chưng đơn giản nhất
Để làm bánh chưng ngon đòi hỏi bạn cần phải kiên nhẫn và một chút khéo tay. Ngay từ bây giờ, mời bạn cùng với học làm bánh CET thực hiện cách làm bánh chưng này để có nấu một nồi bánh chưng thơm ngon cho cả nhà nhân ngày Lễ lớn sắp tới nha!
Chuẩn bị và sơ chế
Đầu tiên, đem gạo nếp cái hoa vàng vo, đãi sạch rồi cho vào nồi nước, pha thêm khoảng 4g muối rồi đảo đều và để ngâm trong khoảng 8 tiếng, ngâm xong thì vớt ra để ráo.
Ngâm gạo nếp cái hoa vàng trong khoảng 8 tiếng
Đậu xanh giã nhuyễn, đem ngâm nước khoảng 4 tiếng cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thêm vào 4g muối và trộn đều.
Rửa từng lá dong cho thật sạch hai mặt và lau thật khô, dùng dao lóc bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng.
Lạt tre (lạt giang) đem ngâm nước khoảng 8 giờ, sau đó xé sợi mỏng khoảng 0,5 cm.
Thịt ba chỉ đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt thịt thành từng miếng khoảng 4cm, sau đó ướp với 4g hạt nêm, 1g tiêu để trong khoảng 30 phút cho ngấm đều.
Gói bánh
Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.
Lấy chén múc khoảng 200g gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn.
Tiếp tục rải đều 100g đậu xanh lên trên gạo, đặt 1 miếng thịt lên trên rồi lại rải thêm 100g đậu xanh lên cho phủ kín thịt (không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm).
Sau đó lấy tiếp 200g gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống.
Tiếp đến, gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì ta dùng kéo cắt đi cho gọn. Sau đó tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Dùng lạt cột thêm cho đều và chắc bánh, cắt bỏ phần lạt còn dư cho bánh đẹp và gọn.
Cuối cùng, bạn gập các cạnh lá lại rồi dùng kéo cắt bỏ những chỗ lá thừa cho gọn, từ từ lấy không ra và giữ lại lạt, sau đó lần lượt cột lạt lại cho thật chắc.
dùng lạt cột bánh chưng
Xếp bánh chưng vào nồi cho đều rồi đổ nước ngập mặt bánh. Bắc lên bếp than để luộc liên tục trong khoảng 8 giờ. Trong quá trình luộc, bạn để ý nước cạn thì thêm nước vào kịp thời cho bánh chín đều và không bị cháy.
Luộc tới khi bánh chín thì vớt ra rửa, sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo. Sau đó xếp bánh thành nhiều lớp và dùng vật nặng đè lên, ép cho bánh chắc mịn, đẹp hơn rồi đem bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là bài viết chia sẻ nguồn gốc và cách làm bánh chưng ngon hấp dẫn cho ngày tết, mời cả nhà mình cùng làm và thưởng thức thành quả của mình để cho một mùa tết thêm thịnh vượng an khang, bình an và hạnh phúc.
Cách làm bánh chưng ngon, đậm đà cho ngày Tết Nguyên đán
Bánh chưng là món bánh truyền thống ngày Tết ở mỗi gia đình Việt Nam. Bánh rền dẻo, xanh mướt, nhân thơm bùi béo, quyện ngon từng hạt gạo, để lâu không sợ mốc hỏng.
Người Việt có từ “ăn Tết” chẳng sai, bởi một cái Tết trọn vẹn trước hết phải là cái Tết ngon. Từ Bắc vào Nam, miền ngược tới miền xuôi, mỗi miền mỗi món ngon truyền thống: cá nướng gập, thịt trâu gác bếp, nem, canh bóng, nem chua, tré, thịt kho, canh khổ qua,...
Nhưng dù đang ở nơi nào, người Việt Nam ăn Tết đều không thể thiếu cái bánh chưng, bánh tét.
Bánh chưng không đơn thuần là một món ăn. Từng công đoạn làm ra chiếc bánh: ngâm gạo đỗ, rửa lá, đến gói bánh, luộc bánh đều cất chứa trong nó linh hồn ngày Tết.
Chế biến:
Nguyên liệu làm bánh chưng: 650 gr nếp, 400 gr đậu xanh không vỏ, 300 gr thịt ba chỉ heo, lá dong (có thể thêm lá riềng hoặc lá chuối tùy ý) để gói bánh.
Cách làm bánh chưng:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.
Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Chuẩn bị.
Bước 2: Sơ chế
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Sơ chế.
Bước 3: Gói bánh
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn.
Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Gói bánh.
Bước 4: Luộc bánh
Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều.
Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 - 8 tiếng là được.
Bước 5: Thành phẩm
Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hăm lại là dùng được.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<