1) Thông tin chung về sản xuất chế biến - kinh doanh chè Thái Nguyên
- Thái Nguyên là một trong những tỉnh - thành phố có diện tích chè lớn nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc và đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng). Diện tích chè trên 16.720ha/125.000ha của cả nước, năng suất bình quân đạt trên 70 tấn/ha (cả nước bình quân 55 tấn/ha), sản lượng chè búp tươi đạt 125.000 tấn/năm xấp xỉ 25.000 tấn khô (cả nước 600.000 tấn)
- Chè được trồng hầu hết trên các huyện, thành phố, thị xã. Được tập trung nhiều ở huyện Đại Từ (khoảng 4.000 ha), Phú Lương (gần 3.700 ha), Định Hóa (gần 3.000 ha), Đồng Hỷ (2.500 ha).
- Thái Nguyên có những vùng chè đặc sản nổi tiếng được cả nước biết đến và nhiều hãng chè trong nước lợi dụng xuất xứ: chè Tân Cương; La Bằng; Trại Cài; Sông Cầu; Bắc Sơn; Tức Tranh, Vô Tranh... làm ảnh hưởng đến uy tín chè Thái Nguyên.
- Đến năm 2009 theo số liệu của phòng Công thương, Tài chính các huyện thông báo có 41 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã toàn tỉnh tham gia trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh chè (có danh sách kèm theo). Với 156 hộ gia đình (cả nước 400.000 hộ), thu hút 66.000 lao động (cả nước trên 2 triệu) trực tiếp tham gia trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thương mại - dịch vụ.
- Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu giá trị sản xuất chè chiếm khoảng 13,26% giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo cục thống kê giá trị kim ngạch xuất khẩu chè chiếm: 8% kim ngạch xuất khẩu (88.000 USD/119.720 USD).
- Thế giới biết đến, cả nước biết đến nhiều về Thái Nguyên là: cái nôi của ngành Công nghiệp luyện kim Việt Nam (gang thép Thái Nguyên) và chè Thái Nguyên (chè Tân Cương). Lĩnh vực văn hóa thế giới và các nước gần đây biết về Thái Nguyên là: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, ATK nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả nước đã xác định Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế vùng miền núi phía Bắc mà nổi bật là đào tạo, ngành công nghiệp và chè Thái Nguyên.
2) Tình hình sản xuất chế biến và kinh doanh chè Thái Nguyên
2.1)Vai trò của Nhà nước trong đầu tư, chỉ đạo ngành chè
* Trong đó có 5 dự án thành phần:
- Rà soát, bổ sung quy định lại vùng chè theo mục tiêu
- Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất chè
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quảng bá thương hiệu sản phẩm chè Thái Nguyên.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chè
- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồi và tưới tiêu
* Định hướng phát triển
- Tập chung nguồn nhân lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế cây chè Thái Nguyên, phát triển đồng bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển bền vững, xác lập vị thế trên thị trường
* Mục tiêu đến 2010
- Ổn định diện tích 17.500 ha, năng suất bình quân 85 tạ/ha sản lượng 136.000 tấn búp tươi, 50% diện tích sản xuất nguyên liệu chè xanh, 30% diện tích sản xuất nguyên liệu chè đặc sản cao cấp và 20% diện tích sản xuất nguyên liệu chè đen. Xác định thị trường tiêu thụ với cơ cấu 70% nội tiêu và xuất khẩu khoảng 30%, giá trị thu nhập 50.000.000đ/ha/năm, giá trị sản xuất tăng thêm bình quân 5%/năm.
* Vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu 457.500,0đ trong đó ngân sách nhà nước 71.000.000đ, vốn tín dụng 286.000.000đ , nhân dân đầu tư 100.500.000đ
Hiệp hội chè Thái Nguyên được thành lập và có những định hướng hoạt động có hiệu quả.
- Tại thông báo số 16/CV-KHCN ngày 16/01/2007 của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã thông báo thương hiệu chè Thái Nguyên và chính thức được bảo hộ.
- Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số: 77941 cho Hội nông dân Việt Nam tỉnh Thái Nguyên làm chủ chứng nhận nhãn hiệu chè Thái Nguyên.
- UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 159/2007/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 về việc ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên"
- Trong biên bản đã ghi: "giai đoạn từ 2006 - 2010 Pakistan tiếp tục nhập khẩu và xúc tiến nhập khẩu 5.000 tấn chè trở lên. Đồng thời tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án hợp tác, liên doanh, đầu tư nhằm phát triển năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè cho phù hợp với thị trường Pakistan và thế giới".
- Hàng năm Sở Thương mại và Du lịch nay là Sở Công Thương đều có hội nghị kiểm điểm đánh giá nhiệm vụ xuất nhập khẩu chè (năm 2008 tổ chức vào 30/7/2008 tại Hội trường UBND tỉnh).
- Năm 2009 (ngày 18/3/2009) Sở Công Thương tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển sản xuất chế biến kinh doanh chè Thái Nguyên. Trong đó đã thông báo và dành nhiều thời gian cho các DN tọa đàm trao đổi và đề xuất các giải pháp.
- Hàng năm, ngành và tỉnh đã tổ chức những Hội chợ triển lãm lớn tầm khu vực và trọng điểm quốc gia để quảng bá sản phẩm trong đó có chè, giúp các DN tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường.
- Sở Công Thương Thái Nguyên đang sử dụng trang website làm công cụ cung cấp thông tin giúp các DN tìm hiểu chính sách, thị trường cho các DN sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động khuyến công buổi đầu đã hỗ trợ tích cực cho DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
2.2) Hoạt động sản xuất chế biến kinh doanh chè của các DN Thái Nguyên trong những năm gần đây và kế hoạch 2009 - 2010
Biểu số 6: (có biểu chi tiết kèm theo)
- Năm 2005 có 10 DN xuất khẩu với sản lượng 7.130,8 tấn
- Năm 2006 có 6 DN với sản lượng xuất 6.096,5 tấn; kim ngạch 6.173.700 USD gồm 7 thị trường: Pakistan: 2.435,2 tấn; Đài Loan: 1.675 tấn; Trung Quốc: 1.311 tấn; Hà Lan: 136,8 tấn; Srilanka: 106 tấn; Ấn Độ: 45 tấn và Anh: 22 tấn.
- Năm 2007 có 11 DN xuất khẩu với sản lượng 6.841 tấn, kim ngạch đạt 7.943.000 USD, với 4 thị trường chủ yếu: Pakistan: 2.637 tấn; Đài Loan: 2.392 tấn; Trung Quốc: 1.718 tấn; Đức: 94 tấn.
- Năm 2008 có 12 DN xuất khẩu với sản lượng 5.030 tấn, kim ngạch đạt 6.484.000 USD, với 4 thị trường chủ yếu: Pakistan: 2.451 tấn; Đài Loan: 1.919 tấn; Trung Quốc: 522 tấn; Đức: 108 tấn.
- Dự kiến 2009 - 2010 có 15 DN xuất khẩu với sản lượng trên 10.000 tấn, kim ngạch trên 12,5 triệu USD. Tập trung vào các thị trưởng tiềm năng: Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh, Nhật Bản...
Biểu số 7: (có biểu chi tiết kèm theo)
- Đa số các DN chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu (trừ nhà máy chè Sông Cầu, Quân Chu, gần đây có DN chè Vạn Tài... ) chưa có hợp đồng thu mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nông dân, do đó không chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến với công suất dây truyền đã trang bị. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến, nhất là những vùng sâu, vùng chè đặc sản.
Hiện tại, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không chủ động được thị trường: giá bán thấp, chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với vị thế của chè Thái Nguyên, quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên chưa được áp dụng nghiêm ngặt và thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Hợp tác giữa các DN, giữa DN với các cơ quan nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó hỗ trợ lẫn nhau. Từ cung cấp thông tin, đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v....
- Bao bì, mẫu mã, sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, hợp thị hiếu, sản phẩm sạch, v.v... đã được đề cập nhiều song chưa có những giải pháp ứng dụng mang tính đột phá.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và không loại trừ sản xuất kinh doanh chè của Việt Nam trong đó có Thái Nguyên trong năm 2009.
- Mục tiêu kinh tế đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, ngành Công Thương đang tập chung chỉ đạo thực hiện nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2009, gồm:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.950 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2008
+ Tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ đạt 7.000 tỷ đồng tăng 10%
+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 121 triệu USD trong đó kinh doanh xuất khẩu chè phấn đấu đạt: 10.000 tấn, giá trị kim ngạch trên 12,5 triệu USD (với tổng sản lượng chè búp tươi 2009 ước khoảng 130.000 tấn tương ứng 26.000 tấn khô).
- Ngày 6/1/2009 tại Hà Nội, các chuyên gia đã có ý kiến tại cuộc họp ban chấp hành Hiệp hội chè Việt Nam lần thứ 4: muốn tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè năm 2009 thì sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh "phải sạch". Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh "Để tiêu thụ được nhiều chè trong năm cũng như lâu dài việc làm số một là phải có các chương trình sản xuất chè đảm bảo an toàn thực phẩm, muốn cải thiện được tình hình này cần đưa các giống mới vào sản xuất, thay đổi quy trình chế biến, thu hái, chăm bón.... Đối với các trường hợp sản xuất "chè bẩn" làm ảnh hưởng đến thương hiệu cần xử lý triệt để ". Ngành chè cần thu hút các DN nước ngoài đầu tư vào sản xuất chè chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.
- Nhiều ý kiến cho rằng, ngành chè cần có chương trình phát triển mạnh thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng.
- Quan tâm đặc biệt đến vùng nguyên liệu đã có hoặc hợp đồng liên kết với vùng nguyên liệu do hộ nông dân quản lý để đầu tư chăm bón đúng quy trình, cương quyết không sử dụng các loại hóa chất độc hại đến sức khỏe con người. Chủ động nguyên liệu cho chế biến - sản xuất ra hàng hóa sạch, chất lượng cao. Đồng thời ổn định và tăng thu nhập cho cả người trồng chè và doanh nghiệp kinh doanh.
- Quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa hợp thị hiếu với thị trường để nâng giá trị trên một đơn vị sản phẩm, hạn chế xuất nguyên liệu hoặc bán nhiên liệu.
- Liên doanh, hợp tác và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp là không thể thiếu, mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có những thế mạnh riêng, song cần hợp tác để có tiếng nói chung và bảo vệ vị thế chè Thái Nguyên.
- Đăng ký thương hiệu tập thể chè chung Thái Nguyên, thương hiệu riêng đến lúc này là hết sức cần thiết góp phần vào bảo vệ suất xứ hàng hóa hạn chế bị nhái thương hiệu.
- Quan tâm nghiên cứu thị trường mới (cả nội tiêu và xuất khẩu) duy trì và phát triển thị trường - khách hàng truyền thống với phương châm chất lượng ngày càng cao, giá cả ngày càng được cải thiện.
- Từng DN cần đưa ra những giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa (trong giai đoạn nền kinh tế đang trong giai đoạn suy giảm) để ổn định sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động và người trồng chè yên tâm đầu tư bảo vệ vùng nguyên liệu.
- Quảng bá, tuyên truyền hình ảnh DN, sản phẩm còn hạn chế. Đến lúc này DN cần mạnh dạn quan tâm để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và giúp cho bạn hàng có điều kiện tiếp cận thuận lợi cũng như kế hoạch kinh doanh lâu dài với DN.
3) Ngành công thương triển khai một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
3.1) Tổ chức tuyên truyền hình ảnh chè Thái nguyên
- Trang web:congthuongngthaiguyen.gov.vn đã chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/2008, hiện nay đã cập nhật nhiều thông tin về văn bản pháp luật, hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động khuyến công giúp DN tiếp cận. Tới đây sẽ đăng tải các thông tin về sản xuất chế biến và tiêu thụ chè cho các DN.
- Trong quý II và quý III/2009, Sở Công Thương giao cho Trung tâm XTTM biên tập cuốn sách "Chè Thái Nguyên" với 2 ngôn ngữ Việt - Anh, số lượng 80 - 100 trang, in 4 mầu trên chất liệu giấy oftset phát hành trong và ngoài nước. Đây là một tài liệu quý lần đầu tiên xuất bản nhằm giới thiệu và tuyên truyền cho ngành chè Thái Nguyên trong quá trình phát triển và hội nhập.
Trong năm 2009 Sở Công Thương phối hợp với Cục TMĐT & CNTT - Bộ Công thương tổ chức các khóa tập huấn về ứng dụng thương mại điện tử và xây dựng trang web cho DN. Các đơn vị chủ động đăng ký danh sách học viên tham gia tập huấn để phục vụ công tác giao dịch thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác, phấn đấu mỗi doanh nghiệp một website
Để công tác tuyên truyền có hiệu quả và sát thực, đề nghị các DN tích cực cung cấp thông tin, hình ảnh và hoạt động của đơn vị hỗ trợ kinh phí cho ban biên tập.
3.2) Mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng
Bộ Công thương, UBND tỉnh Thái Nguyên, Cục Xúc tiến thương mại đang chỉ đạo và vận động các DN trên địa bàn tham gia các Hội chợ triển lãm trọng điểm trong năm gồm có:
- Hội chợ Thương mại Quốc tế Điện Biên 2009, với mục đích phát triển đại lý tiêu thụ với các vùng Tây Bắc, với thị trường Lào. Thời gian từ 20 - 26/4/2009. Quy mô 250 gian hàng trong nước và quốc tế, giá gian hàng 4.200.000đ/gian được hỗ trợ 50% từ hoạt động xúc tiến thương mại.
- Hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Liên Bang Nga 2009. Tổ chức tại Matxcơva, từ 15 - 18/9/2009. Theo chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia năm 2009. Mục tiêu tăng cường xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga. Nhà nước hỗ trợ phí gian hàng, tuyên truyền. DN tự lo các chi phí ăn, ở, đi lại. Đặt cọc trước 20 triệu, đăng ký trong tháng 4/2009.
- Hội chợ triển lãm chè quốc tế Hồng Kông tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hồng Kông, thời gian từ 13 - 15/8/2009. Đây là Hội chợ triển lãm chuyên ngành chè với sự tham gia của nhiều nước chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu chè thế giới về tham dự. Chi phí thuê gian hàng 23.000 Hồng Kông tương ứng 2.950 USD cho 01 gian hàng. Ban tổ chức hỗ trợ tiền ngủ cho những DN thuê từ 05 gian hàng tiêu chuẩn trở lên.
- Hội chợ Pakistan tổ chức tại Karachi từ 5-7/6/2009 do Cục Thương mại và Thương mại Việt Nam tại Pakistan tổ chức. Mục tiêu giới thiệu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Hội chợ, hội thảo với hiệp hội chè Pakistan. Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nhập khẩu chè hỗ trợ chi phí gian hàng, ăn ở đi lại tại Pakistan.
- UBND tỉnh, Bộ Công thương, Sở Công Thương Thái Nguyên tổ chức Hội chợ triển lãm "Tôn vinh thương hiệu Việt lần thứ nhất tại Thái Nguyên". Thời gian tháng 11/2009. Đơn vị trực tiếp tổ chức là Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên.
Đề nghị các DN chủ động, đề xuất lựa chọn và đăng ký tham gia với Sở Công Thương (trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Thương mai, phòng Quản lý Thương mại - Hội nhập Kinh tế Quốc tế) để tổng hợp báo cáo tỉnh, ban tổ chức. Đơn vị tham gia phải chuẩn bị thật tốt sản phẩm tham gia (thông tin chi tiết được đăng tải trên trang web Công thưng Thái Nguyên).
3.3 Các giải pháp kích cầu tiêu dùng chè trong nước
- Phối hợp với các tổ chức lữ hành du lịch, khách sạn lớn, các trung tâm thu hút đông khách đến vào mùa du lịch để quảng bá sản phẩm chè sạch Thái Nguyên.
- Đăng ký với các hãng hàng không đưa sản phẩm chè cao cấp vào bán tại phòng chờ và phục vụ khách trên các chuyến bay.
- Liên kết với nhà máy chè, các tỉnh phía Nam nhập chè Thái Nguyên để phối chế chè tổng hợp.
* Hội nghị đã tọa đàm thống nhất các nội dung trên và đề xuất với các cấp có thẩm quyền:
- Tỉnh cần tăng cường công tác quảng bá chè Thái Nguyên: Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, có những pano lớn quảng bá, có sách chuyên đê giới thiệu;
- Đầu tư nguồn nước và thiết bị tưới nước cho chè vừa duy trì độ ẩm vừa giảm sâu bệnh.
- Kiểm tra nghiệm ngặt không để các loại hóa chất không có lợi cho sức khỏe đưa vào phun tưới chè. Cần có Trung tâm kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu để Thái Nguyên chỉ có chè sạch, chè an toàn thực phẩm.
- Kiến nghị giảm thuế suất chè nội tiêu 10% như hiện nay. Có chính sách ưu đãi với người chồng chè
- XTTM cần cung cấp các thông tin thường xuyên về thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp.
Các kiến nghị trên đã được lãnh đạo Sở Công Thương ghi nhận và tiếp tục đề xuất với tỉnh, trao đổi với các ngành chức năng để hỗ trợ ngành chè Thái Nguyên ngày càng phát triển.
Đánh giá
HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
https://trathainguyentancuong.vn
ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com
<