SẢN XUẤT CHÈ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

SẢN XUẤT CHÈ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

✅Báo giá Chè Thái Nguyên mới nhất 2020 

✅CHÚNG TÔI ĐANG TUYỂN ĐẠI LÝ TRÊN TOÀN QUỐC

XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ✅0988925 926 - ZALO: ✅0944 899 009

TẠI SAO KINH DOANH TRÀ THÁI NGUYÊN PHẢI MUA TẬN GỐC? 

MỜI BẠN XEM VIDEO NGAY:

Giới thiệu các Video về sản phẩm trà Thái Nguyên

 

MỜI BẠN XEM VIDEO TIẾP THEO:

 ch_thi_nguyn_logo

Báo giá trà 2020 Download:

gi_ch_thi_nguyn

 

 bt_tr_xanh_tn

HỢP TÁC XàTRÀ XANH THÁI NGUYÊN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP.

CUNG CẤP SẢN PHẨM GIÁ SỈ XUẤT XƯỞNG TRÊN TOÀN QUỐC.

100% TRÀ SẠCH - AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG CAO

  ch_thi_nguyn_3

 TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN ĐÓNG TÚI HÚT CHÂN KHÔNG

ch_thi_nguyn_2

TRÀ RỜI ĐÓNG BAO NILON

 

Trà Thái Nguyên giá bao nhiêu?

 ch_tn_cng_thi_nguyn_8

 

Là loại chè Tân Cương Thái Nguyên được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Chủ yếu tại vùng chè đặc sản Tân Cương - Địa danh nổi tiếng hàng trên 100 năm ở trong nước và nước ngoài.

Tân Cương là địa danh một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, nơi đây đã được thiên nhiên ưu đãi cho cây chè phát triển về chất lượng và được người tiêu dùng trên cả nước biết đến, sử dụng và thưởng thức hàng ngày.

Nói đến mức giá, mặc dù có nhiều loại trà Tân Cương Thái Nguyên khác nhau, nhưng mức giá cũng khác nhau rất nhiều. Đa số sản phẩm trà Tân Cương có giá cao hơn các sản phẩm trà ở các vùng khác bởi sự nổi tiếng về chất lượng, đi kèm với đó là giá cả cũng cao hơn do chất lượng và thương hiệu.

Thông thường, những sản phẩm trà Tân Cương bình dân được người tiêu dùng trên cả nước sử dụng thường giao động ở mức 150.000đ đến 300.000đ/1kg.

Các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên đặc sản thường được dùng cho làm quà biếu hoặc những khách hàng Vip có thu nhập cao, họ mua về để thưởng thức hàng ngày. Khác với các sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên ở các vùng lân cận như Phúc Xuân, Phúc Trìu, trà Tân Cương chính gốc tại xã Tân Cương là sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm nhất.

Khách hàng ở các tỉnh lân cận thường đến tận nơi để tận mắt nhìn thấy, thưởng thức những sản phẩm trà Tân Cương chính gốc và mua về làm quà hoặc mua tận gốc, bán tận ngọn.

 

 ch_thi_nguyn_1x

HỘP TRÀ BIẾU 

 

Thái Nguyên có nhiều vùng chè ngon nổi tiếng từ hàng trăm năm, đã được khách hàng trên toàn quốc biết đến, nhưng không chỉ có các sản phẩm trà Thái Nguyên ở vùng chè Tân Cương mà còn ở các vùng trà ngon khác như Trại Cài, Sông Cầu, Đại Từ, Phú Lương….

Hàng năm, các vùng chè khác của Thái Nguyên cũng xuất khẩu đi nước ngoài hàng ngàn tấn và đã góp phần làm nổi tiếng cho Thái Nguyên thêm những sản phẩm chè Thái Nguyên ngon đặc biệt. Thế giới biết đến và sử dụng sản phẩm trà Thái Nguyên nhiều, các sản phẩm được xuất đi thường dùng làm đủ các loại nguyên liệu cho đồ uống như: trà Thái Nguyên cao cấp nguyên chất, trà búp, trà nhúng hay trà ướp các loại hương liệu để làm phong phú thêm, đa dạng thêm các loại hình sản phẩm phục vụ đời sống ngày càng cao của con người và các mức giá thường theo chất lượng của từng sản phẩm đã được phân loại.

Trà Tân Cương Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên được sản xuất như thế nào và giá bán ra sao? Các bạn có thể tham khảo trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại, email, chúng tôi sẵn sàng tư vấn để bạn mua với mức giá phù hợp, sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên chính gốc. Nếu các bạn ngại liên hệ, các bạn có thể tham khảo với các mức giá như sau:

Đối với giá trà Thái Nguyên có các loại búp không đóng gói: Bạn có thể đặt ở các mức từ 80.000đ/kg, 100.000đ/1kg, 120.000đ/1kg, 150.000đ/1kg, 200.000đ/1kg trở lên …Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua với mức giá bạn đề xuất, hoặc cũng có thể bạn mua với số lượng nhiều để về bán lẻ ra thị trường (mua buôn) thì mức giá có thể sẽ thấp hơn, tùy thuộc vào mùa vụ, thời điểm…

ch_tn_cng_thi_nguyn_1

Đối với trà Tân Cương Thái Nguyên, giá chè Thái Nguyên các loại búp đóng gói 100gr, 200gr, 500gr: Có nhiều mức giá để bạn lựa chọn, mức tối thiểu bạn có thể đặt mua là: 100.000đ/1kg, 130.000đ, 150.0000đ, 200.000đ, 250.0000đ, 300.0000đ hoặc các mức giá cao hơn, khoảng 500.000đ - 1.000.000đ hoặc loại trà đinh 2.500.000đ/1kg.

Các loại trà ngon có rất nhiều loại và thật khó để thưởng thức hết hương vị của các loại chè đó.

Bởi vì vị giác của mỗi người là khác nhau, nên cảm nhận không hề giống nhau. Nếu bạn đang phân vân không biết loại chè Thái Nguyên nào phù hợp với sở thích của mình thì hãy cùng tìm hiểu về các loại chè thái nguyên ngon sau đây.

Thái Nguyên có 4 vùng trồng các loại trà ngon nổi tiếng. Tuy nhiên,Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về các loại chè được trồng tại Tân Cương Thái Nguyên.

1. CHÈ TA – GIỐNG CHÈ GỐC THÁI NGUYÊN

Cây chè ta đã được trồng tại Thái Nguyên từ lâu đời, được gieo trồng bằng hạt. Tuy nhiên cho năng xuất thấp nên diện tích cây chè ta đang dần bị thu hẹp và thay thế bằng các giống chè khác cho năng xuất cao hơn.


tra_thai_nguyen_1024x700 

Đặc điểm của các loại trà ngon đó là vị đậm, chỉ cần một nhúm nhỏ cũng cho vị trà đậm đà quen thuộc. Màu nước khi pha đậm như chính vị trà vậy.

2. CHÈ CÀNH 777 – GIỐNG CHÈ NĂNG XUẤT CAO

Diện tích trồng chè cành 777 đang ngày được mở rộng. Không chỉ vì năng xuất cao mà loại chè này còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chè thái nguyên của đại đa số người tiêu dùng.

tr_thi_nguyn_21

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon ở Tân Cương Thái Nguyên

 


Chè cành 777 được hương và vị không quá đậm nên được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Trên hết là sản lượng trồng lớn nên giá thành rất phải chăng.Chè có đặc điểm rất dễ nhận thấy: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết (không phải là chè Shan tuyết). Khi pha thì nước có màu xanh rất đẹp và có cảm giác bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè tan ra. Hương chè thơm hơn chè ta, nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng.

3. CHÈ PHÚC VÂN TIÊN – GIỐNG CHÈ LAI TRUNG HOA

Đây là giống chè vô tính của Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to.

Nói đến chè Trung Quốc hay Chè Tàu là có cảm giác hơi sợ vì sự an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, vì giống chè này được trồng hoàn toàn ở Thái Nguyên. Chè này cho năng xuất rất cao và được trồng bằng cách dâm cành.

tr_thi_nguyn_22

Ảnh có tính chất minh họa


4. CHÈ KIM TUYÊN – GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN

Khi pha chè Phúc Vân Tiên cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi chè thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt ngay từ đầu. Có mùi thơm gần như mùi hoa nhài. Búp chè khô nhỏ và ngắn.

Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là trà Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.

tr_thi_nguyn_15

Ảnh có tính chất minh họa các loại trà ngon


5. CHÈ BÁT TIÊN - GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN

Ngoại hình xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng nhưng vị nhạt.

Chè Bát Tiên là giống chè vô tính được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.

thng_thc_tr

Ảnh có tính chất minh họa


Cây chè Bát Tiên tương đối khó trồng và có năng xuất không cao, dễ bị sâu bệnh. Chính vì vậy nên giá thành thường cao hơn các loại chè khác. Nhưng những gì mà chè bát tiên mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp các loại trà ngon và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.

6. CHÈ CÀNH LAI

Giống chè này gần giống chè ta về mô tả, nhưng nước xanh hơn và có vị đâm hơn. Những người nghiện chè lâu năm thường sử dụng chè này. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra hương vị đậm đà.

ch_tn_cng_thi_nguyn_8

Ảnh có tính chất minh họa


Các giống chè trên gia đình có trồng và thu hái. Tất cả chè đều được sản xuất thủ công nên hương vị sẽ rất ngon và đặc biệt. Nếu quý khách nào có nhu cầu kinh doanh chè thái nguyên hoặc mua về thưởng thức, vui lòng liên hệ trước để đặt hàng.Trên đây chỉ là một số giống chè đặc sản được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Tất nhiên còn nhiều giống chè khác nữa, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và ít phổ biến tới người tiêu dùng, nên tác giả hẹn dịp khác sẽ viết về các giống chè này.

 

Giới thiệu các vùng chè Thái Nguyên nổi tiếng nhất 

 

tr_bc_1

Vùng trồng trà Tân Cương nằm ở phía tây của Thái Nguyên. Gần khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng. Xã Tân Cương có địa thế đồi núi phù hợp với phát triển cây chè. Bên cạnh đó, còn có Sông Công thơ mộng cung cấp nguồn nước mát lành. Vì vậy, Trà Ngon Tân Cương có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng. Nước trà rất trong, xanh, vàng nhạt, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ dịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Chất lượng bao gồm các chỉ tiêu về ngoại hình, màu nước, và đặc biệt về mùi thơm của trà Tân Cương là kết quả của quá trình chế biến rất tỉ mỉ, công phu do xử lý nhiệt tạo ra.

Chè La Bằng - thương hiệu Trà Thái Nguyên lâu đời

Xã La Bằng là vùng đất thuộc huyện Đại Từ nằm ở phía Bắc của Thái nguyên, càng đi về phía bắc cảnh sắc núi rừng tây bắc càng đẹp. “Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” đẹp như tranh vẽ. La Bằng là một trong số những vùng sản xuất trà Thái Nguyên ngon đặc biệt, nước chè có màu mật ong vàng óng. Cây chè xuất hiện ở La Bằng từ cuối thế kỷ 19, hiện nay tổng diện tích chè toàn xã có gần 400ha được phân bố ở cả 10 xóm, năng suất chè bình quân đạt trên 98tạ/ha. Hương vị Chè La Bằng từ lâu đã đi vào lòng người. Nếu có dịp hãy thưởng thức hương vị trà Thái Nguyên ngay trên mảnh đất La Bằng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt.

 

tr_bc_thi_nguyn_2

Các loại trà ngon - Trà Xanh Thái Nguyên vị ngon đặc biệt

Trại cài là một địa danh nhỏ của Huyện Đồng Hỷ, nằm ngay sát thành phố Thái Nguyên, cách thành phố một cây cầu Gia Bẩy. Khí hậu và thổ nhưỡng Đồng Hỷ rất trong lành. Người dân thân thiện và chăm chỉ. Mỗi năm vùng chè Trại Cài (xã Minh Lập) cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô. Chè Trại Cài là một trong những loại trà Thái Nguyên có vị ngon đặc biệt: Đó là mùi hương cốm bay, nước sánh vàng mật ong, đắng, ngọt, chát, thơm hoà quyện làm quyến rũ lòng người.

Chè Khe Cốc - Cảnh sắc và hương Trà Thái Nguyên đậm đà.

Khe cốc là một xã của huyện Phú Lương, một địa danh mà người Thái Nguyên luôn đùa nhau rằng, nếu không muốn vô Phú Lương thì hãy làm ăn lương thiện. Vì đây là khu trại giam của Thái Nguyên. Bao bọc xung quanh Phú Lương là đồi núi, sông suối và các đồi chè thái nguyên, là rào cản với bất kỳ phạm nhân nào. Khe Cốc (xã Tức Tranh) là vùng chè trọng điểm của huyện Phú Lương, không chỉ bởi có diện tích chè lớn mà chất lượng trà thái nguyên ở đây cũng thơm ngon không thua kém các vùng chè ngon khác. Chè Khe Cốc từ lâu đã rất nổi tiếng bởi độ nồng, đượm nhờ dòng nước trong mát từ các khe suối nguồn của con sông Cầu.

Trong 4 vùng trồng chè kể trên thì trà Tân Cương Thái Nguyên là nổi tiếng và được ưa chuộng hơn cả. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng trồng chè còn lại là không ngon bằng. Vị ngon của chè Thái Nguyên còn tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn đã quen thuộc với với chè tân cương thì hãy thử sang chè la bằng, chè khe cốc hoặc chè trại cài để cảm nhận hết được hương vị của chè thái nguyên ngon nổi tiếng./.

 

bt_tr_xanh_13

Trở lại xã Phúc Tân vào những ngày đầu tháng 4 này, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con nhân dân nơi đây khi những tuyến đường bê tông mới được đầu tư xây dựng nối dài đến từng ngõ xóm, nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang xuất hiện ở các xóm. Trên những đồi chè, khoảnh rừng, người dân miệt mài lao động sản xuất… Tất cả cho thấy diện mạo nông thôn của xã đang có những đổi thay tích cực, cuộc sống no ấm đang về với người dân ở một miền quê nghèo khó năm xưa.

Đưa chúng tôi đi thăm những rừng cây, đồi chè xanh bát ngát đang đến kỳ thu hoạch, ông Trần Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: So với các địa phương khác ở T.X Phổ Yên, xã Phúc Tân có xuất phát điểm thấp, trước đây đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn còn thiếu và yếu.

Tuy nhiên, xã có lợi thế gần chân dãy núi Tam Đảo, được hưởng không khí mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển cây chè và trồng rừng. Vì thế, với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã đã khuyến khích, động viên các hộ dân tập trung trồng rừng sản xuất (chủ yếu là cây keo) với diện tích hơn 2.000ha. Theo tính toán của người dân, sau 5-7 năm trồng rừng, sẽ cho thu hoạch 70-80 triệu đồng/ha. Cùng với đó, trồng rừng cũng không quá vất vả, chỉ mất 1-2 năm đầu cần chăm sóc nhiều còn lại những năm sau chỉ cần tỉa cành phù hợp. Diện tích rừng ngày càng được mở rộng, nhiều cơ sở chế biến gỗ cũng được hình thành, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Để cải thiện thu nhập, người dân trong xã cũng không ngừng mở rộng diện tích chè với tổng diện tích gần 300ha, trong đó 70% diện tích là chè cành. Nhằm từng bước nâng cao giá trị cây chè, Phúc Tân cũng đã thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 10ha, với 36 hộ thuộc xóm 4 và 6 tham gia. Hiện nay, xã cũng đang tiếp tục nhân rộng mô hình này với quy mô 30ha tại xóm 1, 2, 8 và 9. Theo anh Trần Xuân Quỳnh, người dân ở xóm 11, cùng với cây rừng, trồng chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Bình quân mỗi ha chè cho thu hoạch 115 tạ trà ngon búp tươi/năm, sau khi trừ chi phí người dân thu lãi gần 70 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng chè, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng chè cành, nhằm cải thiện thu nhập.

Nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương, hiện nay xã Phúc Tân cũng đã hình thành các mô hình trồng cây ăn quả với diện tích 35ha, tập trung ở các xóm: 1, 2, 6, 9, thu nhập bình quân đạt 150-170 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó đến nay, thu nhập của người dân xã Phúc Tân đạt trên 31 triệu đồng/người/năm (năm 2011 là 9,5 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,3%.

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, những năm qua, xã Phúc Tân cũng lồng ghép, tranh thủ các nguồn vốn, vận động nhân dân đóng góp để thực hiện nội dung này. Chỉ tính riêng trong năm 2018, xã đã hoàn thành 5km đường trục xã, 10km đường trục xóm, ngõ xóm; xây dựng mới 3 nhà văn hóa xóm, sửa chữa 7 nhà văn hóa. Đến nay, 100% đường trục xã đã được nhựa hóa; 87% đường trục xóm và liên xóm đã cứng hóa… Theo ông Trần Hồng Thái, đây cũng chính là kết quả nổi bật của xã trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bằng việc phát động các phong trào, hoạt động cụ thể gắn với các tiêu chí nông thôn mới, năm 2018, nhân dân đã đóng góp gần 15 tỷ đồng; tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất thổ cư và đất lâm nghiệp, ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình công cộng khác.

Ông Trần Quang Tung, ở xóm 10 cho biết: Nhận thấy việc xây dựng nhà văn hóa xóm là rất cần thiết trong khi quỹ đất xây dựng chưa có, do vậy năm 2017, tôi đã bàn bạc với vợ và các con tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất trồng chè để xóm làm nhà văn hóa. Diện tích trên nếu để trồng chè, hằng năm, có thể mang lại nguồn thu nhập hơn 40 triệu đồng, song không vì thế tôi tính toán thiệt hơn mà tất cả vì lợi ích chung. Hiện, nhà văn hóa xóm đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng với diện tích 130m2, kinh phí trên 500 triệu đồng…

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn ở xã Phúc Tân những năm gần đây đã có những đổi thay tích cực. Trong đó, nổi bật là sản xuất phát triển, thu nhập bình quân đầu người dần tăng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, trật tự xã hội được đảm bảo, cảnh quan môi trường được sạch đẹp, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Dù phát triển kinh tế - xã hội trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, song xã Phúc Tân luôn được T.X Phổ Yên đánh giá cao, bởi những cách làm linh động, phù hợp với thực tế tại địa phương. Bằng những cách làm và bước đi phù hợp, xã Phúc Tân tự tin sẽ tiếp tục vươn lên, trở thành một trong những điểm sáng ở T.X Phổ Yên trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới./.

 

 

 

tc1.1

TRÀ SẠCH VÀ AN TOÀN LÀ THỨC UỐNG TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH BẠN. AI CŨNG CẦN NHƯNG CHẲNG BIẾT TÌM Ở ĐÂU CHO TIN CẬY NHẤT

HTX CHÈ MINH THU LÀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CHÈ SẠCH VÀ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

 tr_thi_nguyen_5

Cây chè Thái Nguyên đã có mặt ở xã Tân Cương từ hàng trăm năm nay, ngay từ những ngày mới thành lập xã Tân Cương, cây chè cũng đã gắn bó với người dân Tân Cương từ thuở ban đầu ấy.  Người có công khai phá mảnh đất Tân Cương đồng thời là người có công đầu trong việc trồng và phát triển cây chè tại xã Tân Cương là ông Đội Năm, tên thật là Vũ Văn Hiệt. Ông sinh năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.   Khai khẩn đất hoang, gây dựng cây chè trên vùng đất mới nên ông được người dân coi là ông “Tổ” của nghề trồng và chế biến chè của xã Tân Cương.  Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng với khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt cùng với bàn tay khéo léo, cần cù, sự sáng tạo của con người Tân Cương, do đó trà Tân Cương đã trở thành một sản phẩm đặc biệt, có hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có thể sánh được.

 tr_thi_nguyn_5

 

Liên hệ làm Đại lý và Báo Giá Chè Thái Nguyên mới nhất:

Hotline: 0988 925 926 - 0944.899.009

 Để có BÁO GIÁ MỚI NHẤT xin mời bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gửi email đến: htxtraxanhthainguyen@gmail.com chúng tôi sẽ gửi báo giá che thai nguyen sớm nhất cho bạn. Hãy thưởng thức trà Thái Nguyên theo cách của bạn.

 

 tr_thi_nguyn_7

 

HTX sản xuất và Báo Giá chè Thái Nguyên chất lượng cao tại vùng chè Tân Cương chính gốc

 

Phát triển cây chè Thái Nguyên và sản xuất chè sạch ở tỉnh Thái Nguyên

Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, tuy chưa thể giúp người dân làm giàu theo hướng đột phá nhưng là loại cây “xóa đói, giảm nghèo”, bởi nó có nhiều lợi thế như dễ chăm sóc, chi phí ban đầu không quá cao, thu hoạch lâu dài, giúp người dân ổn định đời sống. Hơn thế, chè còn là thức uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên đang là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

ch_tn_cng_thi_nguyn_5

Thực trạng sản xuất chè tại Thái Nguyên

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó có trồng chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu.Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có hơn 130 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố đều trên khắp địa bàn tỉnh. Các vùng chè nổi tiếng như vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), vùng chè Trại Cài – Minh Lập (huyện Đồng Hỷ), vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ), vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lương),...

Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm rất đa dạng gồm chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dược khác. Năm 2012, năng suất chè búp tươi đạt 113 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 182.900 tấn. Từ đầu năm 2010 đến nay, trong tổng số 12 doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn đã có 7 đơn vị ký được hợp đồng xuất khẩu với lượng chè xuất khẩu đạt 3.165 tấn; trị giá 4,9 triệu USD. Một số công ty đạt kết quả cao là Công ty chè Yijin chiếm 42% giá trị xuất khẩu chè trên toàn tỉnh, Công ty Nông sản chè Thái Nguyên 16,8%, Công ty cổ phần chè Hà Thái 13,3%. Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là Đài Loan 43%, Trung Quốc 27%, Pakistan 30% (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên).

Tuy nhiên, cây chè tại tỉnh Thái Nguyên chưa được đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sản phẩm chè Thái Nguyên chưa có sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là tình trạng thường xuyên bị ép giá do chưa có thương hiệu. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè vẫn còn nhiều bất cập; hạn chế trong công tác thực hiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, thông tin, thị trường,v.v... đã kìm hãm phần nào sự phát triển ngành chè của tỉnh.

Nguyên nhân

Thứ nhất, về sản xuất chè nguyên liệu

Việc phát triển vùng chè nguyên liệu chưa được thực hiện tốt. Ở nhiều địa phương hiện nay vẫn đang sử dụng các giống chè cũ hoặc đã thoái hóa cho năng suất, chất lượng thấp. Công tác giống đã được quan tâm nghiên cứu, chọn tạo nhưng vẫn chưa thể cung cấp đủ giống cho sản xuất. Quy trình kỹ thuật canh tác vẫn còn nhiều bất cập, vườn chè chưa được thâm canh đầy đủ. Diện tích trồng chè còn manh mún, nhỏ lẻ; năng suất thu hoạch chưa cao.

Nông dân trồng chè gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh Thái Nguyên tuy có lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với cây chè song người nông dân vẫn còn nhiều vướng mắc về vốn và kỹ thuật; chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật ươm cây giống và chăm sóc cây, phần lớn là vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên tỷ lệ hỏng còn cao.

Sản xuất chè chưa “an toàn”. Việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong trồng và chăm sóc chè là nguyên nhân khiến nhiều lô chè chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chè.

Thứ hai, về công nghiệp chế biến chè

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lí chất lượng và số lượng chè nguyên liệu. Nguồn chè nguyên liệu hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy, xí nghiệp chế biến chè trong tỉnh. Bên cạnh đó, sự ràng buộc lỏng lẻo giữa bên trồng và chế biến chè cũng đẩy các doanh nghiệp sản xuất chè lâm vào tình trạng khủng hoảng.

 Chế biến chè tại tỉnh Thái Nguyên chưa thật sự chú trọng đến sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng, còn nhiều dây chuyền sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Theo thống kê đầu năm 2013, chế biến chè theo phương thức thủ công truyền thống chiếm tới hơn 80% tổng sản phẩm chè Thái Nguyên của tỉnh. Trong cơ cấu tổ chức sản xuất ngành chè vẫn là tình trạng quy mô hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ, chưa hình thành được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân, giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn làm đầu tàu để quản lý kỹ thuật và đầu mối xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp còn thiếu lao động lành nghề; công nghệ, nhà xưởng thiếu vốn đề cải tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; không ổn định do thiếu nguyên liệu, trình độ quản lí còn kém,... đã dẫn đến chất lượng sản phẩm chè chưa đồng đều.

Thứ ba, về tiêu thụ Công ty chè Thái Nguyên phát triển

Phần lớn sản phẩm chè mang ra tiêu thụ trên thị trường dưới dạng chè rời, số lượng sản phẩm có bao gói, nhãn mác còn rất hạn chế nên giá bán thấp, chưa có thị trường ổn định và bền vững.

Vấn đề thương hiệu cho sản phẩm chè chất lượng cao, chè an toàn, chè đặc sản chưa được quan tâm đúng mức. Tuy đã có nhãn hiệu chè tập thể “chè Thái Nguyên” và các thương hiệu chè Tân Cương, chè Trại Cài, chè La Bằng,... nhưng tỉnh chưa có bộ tiêu chuẩn sản phẩm và các chế tài xử lý về vi phạm bản quyền thương hiệu nên nhiều người sản xuất chè chất lượng thấp, “chè bẩn” nhưng lại rao bán với thương hiệu chè đặc sản làm giảm uy tín của các sản phẩm chất lượng tốt.

Giải pháp thúc đẩy ngành chè tỉnh Thái Nguyên phát triển

Xuất phát từ tình hình thực tế và thực trạng sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đồng bộ trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè; đồng thời cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người nông dân. Cụ thể là:

Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng địa phương:

Thứ nhất, cần xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành chè trong nước nói chung và ngành chè Thái Nguyên nói riêng. Áp dụng chính sách thuế phù hợp với đặc điểm ngành chè; đầu tư tín dụng, hỗ trợ về vốn thông qua các nguồn vay ưu đãi; hỗ trợ chuyển giao khoa học-kỹ thuật, giống, phân bón; cung cấp thông tin về thị trường, đào tạo nhân lực về quản lý và sản xuất; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, trại - trạm, đầu tư trang bị cơ giới cho các khâu thu hái và chế biến chè.

Thứ hai, tăng cường công tác khuyến nông. Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, có được các kỹ năng về quản lý kinh tế nông nghiệp và những thông tin về thị trường nông sản hàng hoá. Như vậy, công tác khuyến nông được coi là cầu nối giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách, thị trường với những người tham gia sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng.

Thứ ba, tập trung tổ chức lại ngành chè theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường. Cần mở rộng liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh với nông dân trong sản xuất chè nguyên liệu; giữa doanh nghiệp trong tỉnh với doanh nghiệp ngoài tỉnh; gắn lợi ích của người trồng chè với doanh nghiệp. Đồng thời, cần khuyến khích cải tạo đổi mới cơ cấu giống, điều kiện canh tác theo hướng nâng cao chất lượng; hướng dẫn thực hành sản xuất chè an toàn, cải thiện điều kiện thu hái bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật; rà soát hệ thống các cơ sở chế biến, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật sao cho bảo đảm đồng đều về chất lượng; cơ cấu lại sản phẩm chè phù hợp với thị trường.

Về phía doanh nghiệp sản xuất chè:

Thứ nhất, cần có sự đổi mới toàn diện trong ngành chè nói chung và mỗi doanh nghiệp chè nói riêng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất và chế biến chè; cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm; sản xuất sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, cần liên tục tổ chức tập huấn, đào tạo nhân lực ngành chè một cách toàn diện và chuyên sâu, nâng cao năng suất và tay nghề người lao động.

Thứ hai, tập trung sản xuất chè sạch, chè an toàn. Muốn có sản phẩm chè sạch, phù hợp thị hiếu thị trường trong nước và yêu cầu thị trường quốc tế thì việc đảm bảo an toàn không chỉ được chú trọng trong trồng, thu hoạch chè mà còn trong công tác chế biến chè. Quy trình chế biến chè phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại hóa, có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm khắt khe trước khi đưa ra thị trường.

Thứ ba, kết hợp sản xuất chè với du lịch làng chè: Là hướng phát triển mới cho ngành chè và du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đây không chỉ là hình thức quảng bá cho hình ảnh cây chè và đặc sản chè Thái Nguyên mà còn giới thiệu nét đẹp trong ngành du lịch đặc trưng của tỉnh, mang lại "lợi ích kép" cho sự phát triển kinh tế - văn hóa của mỗi vùng chè đất Thái.

Về phía người trồng chè:

Thứ nhất, cần tạo ra nguồn chè nguyên liệu ổn định cho chế biến bằng các biện pháp: cải tạo đất; từng bước xác định và thay thế dần các giống chè đã thoái hóa bằng những giống chè mới phù hợp; đầu tư trồng mới, mở rộng diện tích trồng chè; đổi mới phương pháp canh tác như canh tác trên đất dốc, chống sói mòn, rửa trôi, kết hợp với trồng rừng, canh tác hữu cơ; có chế độ tưới tiêu tiết kiệm, thâm canh hợp lí,...

Thứ hai, tiếp cận các công nghệ trồng, chăm sóc và quản lí tiên tiến; không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp canh tác. Đặc biệt chú trọng đến sản xuất chè an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế bằng việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình và hợp lí.

Xét về tổng thể, việc phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học ) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè là một trong những giải pháp mang tính toàn diện và hiệu quả. Cây chè ở Thái Nguyên là một trong cây công nghiệp dài ngày có nhiều  lợi thế, là nông sản xuất khẩu hàng năm có giá trị cao, bởi vậy để khai thác hết tiềm năng của nó, cần có sự phối hợp đồng bộ từ cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quyết tâm cao của nông dân, sự đam mê sáng tạo của các nhà khoa học và sự năng động của các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất.

Không thể phủ nhận chè là cây trồng chính và chiến lược của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời  là một trong những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam. Cây chè Thái Nguyên nói riêng và chè Việt Nam nói chung đã và đang nhận được sự quan tâm, khuyến khích phát triển của trung ương và địa phương nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã, tạo thương hiệu và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất chè Thái Nguyên cũng như mang thương hiệu Công ty chè Thái Nguyên tương xứng với giá trị của nó, còn cần đến sự nỗ lực từ phía người nông dân, doanh nghiệp sản xuất chè cũng như sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Hi vọng trong tương lai không xa, chè Thái Nguyên sẽ trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên trường quốc tế. 

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 42
Trong ngày: 116
Trong tuần: 5146
Lượt truy cập: 3395391
1
Bạn cần hỗ trợ?