VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO VIETGAP
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO VIETGAP

Trà Thái Nguyên chất lượng cao được sản xuất như thế nào?


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 84/2008/QĐ-BNN

      Hà Nội, ngày  28  tháng  7  năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình

thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn

 

 


BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Cục trưởng Cục Trồng trọt,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Cục trưởng Cục Trồng trọt;Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

 

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Bùi Bá Bổng

 

 

 


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 
  

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

QUY CHẾ

Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)

cho rau, quả và chè an toàn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 
  

 

 


Chương i

 NhỮng quy đỊnh chung

 

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

2.  Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè Thái Nguyên  an toàn.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và  chè an toàn là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  2. Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn (sau đây gọi là Tổ chức Chứng nhận) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
  3. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, sơ chế rau, quả, chè đăng ký chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
  4. Chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn (sau đây gọi là chứng nhận VietGAP) là việc đánh giá và xác nhận việc thực hiện quy trình thực hành sản xuất rau, quả và chè của nhà sản xuất phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

 

Điều 3: Phí chứng nhận VietGAP

Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận VietGAP trả chi phí cho việc chứng nhận theo thoả thuận với Tổ chức Chứng nhận. Chi phí đánh giá chứng nhận, thử nghiệm phải được thông báo công khai, minh bạch và bảo đảm không phân biệt đối xử.

 

Chương II
KiỂm tra, chỨng nhẬn VietGAP

 

Điều 4. Hình thức kiểm tra

  1. Kiểm tra lần đầu được thực hiện khi nhà sản xuất lần đầu tiên đăng ký kiểm tra và chứng nhận VietGAP.
  2. Kiểm tra lại được thực hiện khi nhà sản xuất được kiểm tra lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện được chứng nhận VietGAP.
  3. Kiểm tra giám sát được thực hiện để kiểm tra việc duy trì quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của nhà sản xuất được chứng nhận VietGAP. Kiểm tra giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
  4. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:
  5. Khi có khiếu nại về việc nhà sản xuất không tuân thủ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
  6. Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm;
  7. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

5.  Kiểm tra nội bộ do nhà sản xuất tự thực hiện hoặc thuê kiểm tra viên để tự đánh giá thực hành sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

          Điều 5. Đăng ký chứng nhận VietGAP

1. Nhà sản xuất đáp ứng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và  chè an toàn gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Tổ chức Chứng nhận. Hồ sơ đăng ký gồm:

a. Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 1 của Quy chế này. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);

b. Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;

c. Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại Điều 8 Quy chế này;

2. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

3. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Tổ chức Chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGAP.

 Điều 6. Kiểm tra chứng nhận VietGAP

1. Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký Hợp đồng Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất trà Thái Nguyên của nhà sản xuất theo trình tự, thủ tục như sau:

a. Thông báo quyết định kiểm tra;

b.Kiểm tra theo nội dung và phương pháp đánh giá tại Phụ lục 3 của Quy chế này; lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định (nếu cần);

c. Lập biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục 4 của Quy chế này;

d.Thông báo kết quả kiểm tra cho nhà sản xuất. Trường hợp đại diện nhà sản xuất từ chối ký vào biên bản kiểm tra, biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong Đoàn kiểm tra.

2. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để chứng nhận VietGAP thì Tổ chức Chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục 2 của Quy chế này về Tổ chức Chứng nhận để kiểm tra lại.

3. Giấy chứng nhận VietGAP phải có các nội dung bắt buộc sau (tham khảo mẫu tại Phụ lục 5 của Quy chế này):

a. Tên, địa chỉ của Tổ chức Chứng nhận;

b.Tên, địa chỉ của nhà sản xuất được chứng nhận. Trong trường hợp nhà sản xuất được chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì phải kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);

c. Phạm vi chứng nhận VietGAP: tên sản phẩm (tên loài), địa điểm sản xuất (kèm theo bản đồ giải thửa), diện tích sản xuất, số vụ sản xuất, sản lượng dự kiến trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận;

d.  Mã số chứng nhận VietGAP của nhà sản xuất theo quy định tại Phụ lục 6 của Quy chế này;

đ.  Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận.

4. Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực không quá 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

Điều 7. Kiểm tra giám sát

1. Tổ chức Chứng nhận kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc duy trì thực hiện VietGAP của nhà sản xuất. Tần suất kiểm tra giám sát được xác định căn cứ trên việc duy trì thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn của nhà sản xuất.

2. Thủ tục, nội dung kiểm tra giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy chế này.

3.  Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Tổ chức Chứng nhận quyết định duy trì, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Điều 8. Kiểm tra nội bộ

  1. Nhà sản xuất phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần để tự đánh giá sự phù hợp của thực hành sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ  theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
  2. Kiểm tra nội bộ phải thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá tại Phụ lục 3 và phải ghi chép rõ các sai lỗi và hành động khắc phục (nếu có).
  3. Nhà sản xuất phải lưu trữ và báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ khi có yêu cầu của tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Điều 9. Thay đổi, bổ sung, gia hạn chứng nhận VietGAP

1.Trước khi Giấy chứng nhận VietGAP hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất có yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận phải đăng ký gia hạn với Tổ chức Chứng nhận.

2.Khi có yêu cầu thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận VietGAP, nhà sản xuất phải đăng ký với Tổ chức Chứng nhận các nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung kèm theo các tài liệu liên quan (nếu có).

3.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký gia hạn, thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận VietGAP của nhà sản xuất, Tổ chức Chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho nhà sản xuất; trong trường hợp không chấp nhận đề nghị thay đổi, bổ sung phải nêu rõ lý do.

  Điều 10. Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP

1. Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

  1.   Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 7 của Quy chế này;
  2. Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận VietGAP.

2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm sản xuất theo VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 8 của Quy chế này tới nhà sản xuất.

3.  Hồ sơ công bố được lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhà sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.

Điều 11. Thu hoạch, khai báo xuất xứ

1. Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP lập giấy khai báo xuất xứ cho từng lô sản phẩm được chứng nhận VietGAP khi xuất bán sản phẩm. Giấy khai báo xuất xứ  phải có các nội dung sau (tham khảo mẫu tại Phụ lục 9 của Quy chế này): tên sản phẩm, khối lượng, tên, địa chỉ, mã số chứng nhận của nhà sản xuất; số giấy chứng nhận VietGAP, ngày cấp và tên Tổ chức Chứng nhận; tên, địa chỉ nơi mua sản phẩm; ngày xuất bán sản phẩm.

2. Giấy khai báo xuất xứ được lập làm 02 (hai) bản: 01 (một) bản được chuyển kèm theo lô sản phẩm trong quá trình lưu thông; 01 (một) bản lưu tại nhà sản xuất.

 Điều 12. Sử dụng logo VietGAP

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP được Tổ chức Chứng nhận uỷ quyền bằng văn bản về việc sử dụng logo VietGAP hoặc logo của Tổ chức Chứng nhận theo quy định.

 

Chương III

ChỈ ĐỊNH TỔ chỨC ChỨng nhẬn

 

Điều 13. Điều kiện đối với Tổ chức Chứng nhận

1. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là Tổ chức Chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a. Có cơ cấu tổ chức xác định rõ trách nhiệm về việc kiểm tra, đánh giá; quyết định chứng nhận và đảm bảo rằng người quyết định việc chứng nhận không phải là người tiến hành kiểm tra đánh giá;

b.  Có các quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ quy định của Quy chế này;

c.  Có quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, đảm bảo việc thử nghiệm được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định về đánh giá các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm;

d.  Có các quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;

đ. Có nhân viên đánh giá có chuyên môn phù hợp (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Sinh học) trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào tạo về VietGAP và có kinh nghiệm công tác từ  03 (ba) năm trở lên.

2. Các tổ chức được công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm được ưu tiên xem xét chỉ định là Tổ chức Chứng nhận.

Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉ định Tổ chức Chứng nhận

1. Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận được quy định như sau:

a. Trường hợp Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành lập Hội đồng đánh giá, chỉ định Tổ chức Chứng nhận.

b. Trường hợp Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Cơ quan chỉ định Tổ chức chứng nhận.

2. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này gửi Hồ sơ đăng ký để được đánh giá, chỉ định là Tổ chức Chứng nhận về Cơ quan chỉ định. Hồ sơ bao gồm:

a. Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 10 của Quy chế này;

b.Bản sao hợp pháp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

c. Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 13 Quy chế này;

d. Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP;

đ.  Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

3. Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan chỉ địnhxem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức đăng ký bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

4. Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định xem xét, thẩm định hồ sơ, nếu cần thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký, và ra Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận nếu tổ chức đăng ký đáp ứng các điều kiện  quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

Trường hợp tổ chức đăng ký không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Tổ chức chỉ định phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đăng ký được lưu tại Cơ quan chỉ định và Tổ chức Chứng nhận để làm căn cứ thẩm tra, kiểm tra.

5. Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định không quá 03 (ba) năm. Tổ chức Chứng nhận khi có yêu cầu thay đổi, bổ sung, gia hạn quyết định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 15. Kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức Chứng nhận

  1. Định kỳ 1 năm/lần hoặc đột xuất, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức Chứng nhận trong phạm vi cả nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức Chứng nhận trong phạm vi 01 (một) tỉnh.
  2. Kiểm tra giám sát được thực hiện tại Tổ chức chứng nhận và tại ít nhất 01 (một) nhà sản xuất được Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Cơ quan chỉ định quyết định duy trì, cảnh cáo, hoặc thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận.

 

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 16. Xử lý vi phạm của nhà sản xuất

  1. Hình thức xử lý vi phạm đối với nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gồm: cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP.
  2. Tổ chức Chứng nhận cảnh cáo bằng văn bản đến nhà sản xuất khi phát hiện nhà sản xuất có bất kỳ sai lỗi nào không tuân thủ VietGAP. Khi bị cảnh cáo, nhà sản xuất phải thoả thuận với Tổ chức Chứng nhận về thời hạn khắc phục sai lỗi và phải có hành động khắc phục đúng thời hạn. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất phải gửi thông báo bằng văn bản về Tổ chức Chứng nhận.
  3. Trường hợp nhà sản xuất bị cảnh cáo không có hành động khắc phục sai lỗi đúng thời hạn, Tổ chức Chứng nhận ra Quyết định đình chỉ chứng nhận VietGAP và quy định thời hạn để nhà sản xuất khắc phục sai lỗi. Thời hạn để khắc phục sai lỗi không quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm Quyết định đình chỉ chứng nhận VietGAP có hiệu lực.
  4. Nhà sản xuất bị Tổ chức Chứng nhận ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trong những trường hợp sau đây:
  5. Không có hành động khắc phục sai lỗi đúng thời hạn sau khi bị đình chỉ chứng nhận VietGAP;
  6. Từ chối kiểm tra giám sát của Tổ chức Chứng nhận;
  7. Xin hoãn kiểm tra giám sát của Tổ chức Chứng nhận 02 (hai) lần liên tiếp không có lý do chính đáng;
  8. Sử dụng logo VietGAP không đúng với nội dung văn bản uỷ quyền sử dụng logo VietGAP.

5. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực, nhà sản xuất không được chứng nhận VietGAP.

Điều 17. Xử lý vi phạm của Tổ chức Chứng nhận

Cơ quan chỉ định ra Quyết định thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận VietGAP trong những trường hợp sau:

  1. Tổ chức Chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
  2. Kết quả kiểm tra giám sát của Cơ quan chỉ định cho thấy Tổ chức Chứng nhận không đảm bảo đúng thực tế, trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm tra, chứng nhận.

Trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi quyết định chỉ định hoạt động chứng nhận VietGAP, Tổ chức Chứng nhận không được hoạt động chứng nhận VietGAP.

Chương V

Trách NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 18. Trách nhiệm và quyền hạn của nhà sản xuất

  1. Trách nhiệm:
  2.  Thực hiện đúng thủ tục đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP và chấp hành việc kiểm tra theo Quy chế này;
  3. b.  Thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận.Khi có thay đổi ảnh hưởng đến Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, phải thông báo ngay cho Tổ chức Chứng nhận để theo dõi, giám sát;
  4.  Có hành động khắc phục sai lỗi đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAP;

d. Sử dụng logo VietGAP theo đúng nội dung trong văn bản ủy quyền sử dụng logo VietGAP;

đ. Trả chi phí cho Tổ chức Chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại Điều 3 Quy chế này;

e. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAP.

g. Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn, phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Quyền hạn:

a. Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra;

b. Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật;

c. Được sử dụng mã số chứng nhận VietGAP để quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức Chứng nhận

1.Trách nhiệm:

 a. Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo đúng quy định tại Quy chế này;

b. Trên cơ sở trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn tại Quy chế này, xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c. Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận VietGAP;

d. Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm tra, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

đ. Không trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp các dịch vụ tư vấn về VietGAP cho nhà sản xuất đăng ký chứng nhận VietGAP;

e.  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;

g.  Định kỳ hàng tháng báo cáo về Cơ quan chỉ định việc cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP;

h. Thông báo cho Cơ quan chỉ định khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAP trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

2. Quyền hạn:

a. Cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi chứng nhận VietGAP theo quy định tại Quy chế này;

b. Giám sát việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của nhà sản xuất được cấp chứng nhận VietGAP trong phạm vi chứng nhận.

Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Trồng trọt

1.Trách nhiệm:

  1. Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức Chứng nhận theo quy định tại Quy chế này;
  2. Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá chỉ định Tổ chức chứng nhận;
  3. Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá Tổ chức Chứng nhận;
  4. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức Chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, bị cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi cả nước;

đ. Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho các Tổ chức Chứng nhận;

  1. Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn:

  1. Cấp, duy trì, cảnh cáo hoặc thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận theo quy định;
  2. Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức Chứng nhận.

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản

  1. Phối hợp với Cục Trồng trọt trong đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức Chứng nhận.
  2. Tham gia đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho các Tổ chức Chứng nhận và nhà sản xuất.

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1. Trách nhiệm:

a. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý cơ sở, vùng sản xuất rau, quả và chè theo VietGAP trong địa bàn quản lý;

b. Hướng dẫn xây dựng tổ chức liên kết (tổ hợp tác, hợp tác xã,…) trong sản xuất rau, quả và chè theo VietGAP;

c. Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức Chứng nhận; giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức Chứng nhận theo quy định tại Quy chế này;

d. Tiếp nhận và ra thông báo tiếp nhận Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP;

đ. Định kỳ hàng tháng báo cáo danh sách Tổ chức Chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP về Cục Trồng trọt;

e. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức Chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, bị cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi quản lý.

2. Quyền hạn:

  1. Cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức Chứng nhận theo quy định;
  2. Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAP của Tổ chức Chứng nhận.

Điều  23. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, tổ chức, cá nhân nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến hoạt động chứng nhận VietGAP cần phản ánh về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giải quyết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

                                                                                                     THỨ TRƯỞNG

                                                                                                            (đã ký)

 Bùi Bá Bổng

 

 

Phụ lục 1

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN VIETGAP

 

Kính gửi:  Tổ chức Chứng nhận

-          Tên nhà sản xuất:……………………………………………………

-          Địa chỉ:………………………………………………………………….

-          Số điện thoại:………………………… Fax: (nếu có)………………….

 Sau khi nghiên cứu Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt  (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi xin đăng ký kiểm tra chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho mô hình:

ü       Trang trại                               

ü       Hợp tác xã (tổ hợp tác,...)                                                  

-          Diện tích sản xuất: ……….m2 hoặc ha

-          Địa điểm: thôn……………………..xã, (phường)………………………

                     huyện(quận)……………..tỉnh/thành phố…………………….

-          Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận VietGAP  …………..

………………………………………………………………………………

-          Sản lượng dự kiến: …. ….. kg hoặc tấn/đơn vị thời gian

-          Phạm vi sản xuất: ....................................................................................

Đề nghị Tổ chức Chứng nhận kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

Tài liệu kèm theo:

-   Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản (nếu có);

-   Kết quả kiểm tra nội bộ;

-   Danh sách thành viên hợp tác xã (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất, mã số địa điểm sản xuất (nếu có).

 ……, ngày… tháng…năm……

a)                                                                                          Đại diện nhà sản xuất

                                                                                       (Ký tên và đóng dấu nếu có)

 

Phụ lục 2

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28  tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI

 

I. Thông tin chung:

-          Tên nhà sản xuất:……………………………………………………

-          Địa chỉ:………………………………………………………………….

-          Số điện thoại:………………………… Fax: (nếu có)………………….

-          Diện tích sản xuất: ……….m2 hoặc ha

-          Địa điểm: thôn……………………..xã, (phường)………………………

                     huyện(quận)……………..tỉnh/thành phố……………………

-          Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận VietGAP  ………….

…………………………………………………………………………….

II. Kết quả khắc phục sai lỗi

 

TT

Sai lỗi theo kết luận kiểm tra

Biện pháp khắc phục

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Tài liệu kèm theo (nếu có):…………………………………………………

                       ……, ngày….. tháng…..năm……

b)                                                                                Đại diện nhà sản xuất

                                                                     (ký tên và đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 3

BẢNG CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

I. BẢng chỈ tiêu KIỂM TRA và phương pháp đánh giá:

 

TT

c)      Chỉ tiêu

Mức độ

Yêu cầu theo VietGAP

Phương pháp đánh giá

 

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

 

 

 

  1.  

Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?

A

Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất.

Kiểm tra quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

  1.  

Đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý do vùng sản xuất có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm chưa?

A

Vùng sản xuất không có mối nguy về ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý đối với sản phẩm vượt quá mức giới hạn cho phép theo quy định.

Kiểm tra số liệu phân tích ô nhiễm hoặc kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã có đủ cơ sở khoa học để có thể khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý chưa?

B

Có đủ cơ sở khoa học để khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý.

Kiểm tra số liệu phân tích ô nhiễm hoặc kiểm tra thực địa.

 

2.Giống và gốc ghép

 

 

 

  1.  

Đã có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý về giống và gốc ghép tự sản xuất chưa?

B

Lập hồ sơ về giống và gốc ghép theo biểu mẫu quy định trong VietGAP.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Trong trường hợp phải mua, đã có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép chưa?

B

Lập hồ sơ về giống và gốc ghép theo biểu mẫu quy định trong VietGAP.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

 

3. Quản lý đất và giá thể

 

 

 

  1.  

Đã tiến hành hàng năm công tác phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh vật, vật lý trong đất và giá thể của vùng sản xuất có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm chưa?   

A

Kết quả phân tích mối nguy về hoá học, sinh học, vật lý trong đất và giá thể của vùng sản xuất không vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định.

Kiểm tra số liệu phân tích hoặc kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã có biện pháp chống xói mòn và thoái hoá đất không?

B

Có biện pháp phù hợp để chống xói mòn và thoái hoá đất trồng được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Có chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất, nguồn nước trong vùng sản xuất không? 

B

Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Nếu có chăn thả vật nuôi, đã có biện pháp xử lý để bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm chưa?

A

Có chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.

Kiểm tra thực địa.

 

4. Phân bón và chất phụ gia

 

 

 

  1.  

Đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia chưa?

B

Phương pháp, kết quả đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia được ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn tổ chức, cá nhân.

  1.  

Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?

A

Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ này phải không?

A

Sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý (ủ hoai mục). Trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Dụng cụ, nơi trộn và lưu giữ phân bón và chất phụ gia đã được bảo dưỡng, giữ vệ sinh nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm phải không?

A

Dụng cụ sau khi bón phân phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên

Nơi trộn và lưu giữ phân bón và chất phụ gia được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã ghi chép và lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón và chất phụ gia chưa?

A

Ghi chép và lưu giữ hồ sơ mua và sử dụng phân bón và chất phụ gia.

Kiểm tra hồ sơ.

 

5. Nước tưới

 

 

 

  1.  

Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa?

A

Kết quả phân tích chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

Kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định tiến hành.

  1.  

Đã lưu vào hồ sơ các đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng chưa?

A

Phương pháp xử lý, kết quả đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ  nguồn nước sử dụng được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

Kiểm tra hồ sơ .

 

6. Sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

  1.  

Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng chưa?

B

Tổ chức, cá nhân được tập huấn về hoá chất và cách sử dụng hoá chất.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn .

  1.  

Người lao động sử dụng hay hướng dẫn sử dụng hoá chất đã được huấn luyện chưa?

A

Người lao động được tập huấn về cách sử dụng hoá chất

Phỏng vấn và kiểm tra thực địa.

  1.  

Có áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?

C

Nên áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

  1.  

Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học mua có trong danh mục được phép sử dụng không?

A

Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học có trong Danh mục được phép sử dụng.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Có mua các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không?

B

Mua các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học từ cửa hàng có giấy phép kinh doanh.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.

  1.  

Có sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn không?

A

 

Sử dụng hoá chất theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn..

  1.  

Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng và xử lý hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật chưa?

A

 

Lập, ghi chép và lưu giữ đầy đủ hố sơ sử dụng và xử lý hoá chất.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Kho chứa, cách sắp xếp, bảo quản, sử dụng và xử lý các loại hoá chất đã được thực hiện đúng như VietGAP đã hướng dẫn chưa?

A

Kho chứa hoá chất, cách sắp xếp, bảo quản, sử dụng và xử lý các loại hoá chất được thực hiện theo hướng dẫn của VietGAP.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Các loại nhiên liệu xăng, dầu, và hoá chất khác có được bảo quản riêng ở nơi phù hợp không?

B

Các loại nhiên liệu xăng, dầu và hoá chất được bảo quản riêng ở nơi phù hợp.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Có tiến hành kiểm tra thường xuyên kho hoá chất để loại bỏ các hoá chất đã hết hạn sử dụng, bị cấm sử dụng không?

B

Có quy định kiểm tra định kỳ kho hoá chất để loại bỏ hoá chất hết hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Khi thay thế bao bì, thùng chứa có ghi đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc không?

A

Khi thay thế bao bì, thùng chứa hoá chất ghi đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Việc tiêu huỷ hoá chất và bao bì có được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước không?

B

Tiêu huỷ hoá chất và bao bì theo quy định của nhà nước.

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

  1.  

Có thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hoá chất không?

B

Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy trình sản xuất và lấy mẫu kiểm tra dư lượng hoá chất trong sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định. Kết quả phân tích dư lượng hoá chất không vượt quá mức giới hạn tối đa theo quy định.

 

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

 

 7A. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (đối với rau, quả)

 

 

 

  1.  

Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?

A

Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?

A

Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Có tuân thủ việc không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất không?

A

Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với các kho, bãi chứa hoá chất hay các vật tư khác không?

A

Khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm được cách ly với kho chứa hoá chất và vật tư khác.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không?

A

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước để rửa sản phẩm sau thu hoạch phù hợp với quy định hiện hành.

Kiểm tra thực địa và kết quả phân tích mẫu nước.

  1.  

Sản phẩm có được sơ chế, phân loại và đóng gói đúng qui định để đảm bảo không gây nhiễm bẩn hay không?

A

Sản phẩm được sơ chế, phân loại và đóng gói đảm bảo không gây nhiễm bẩn.

Kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực địa.

  1.  

Việc sử dụng hoá chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch đã thực hiện đúng quy định sử dụng an toàn hoá chất không?

A

Thực hiện đúng quy định sử dụng an toàn hoá chất trong sử dụng hoá chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.

  1.  

Có nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện an toàn vệ sinh, bảo vệ bóng đèn nơi khu vực sơ chế chưa?  

I.                   B

 

Có biện pháp bảo vệ bóng đèn tại khu vực sơ chế.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ có được thường xuyên vệ sinh không?

B

Có quy định vệ sinh thường xuyên nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ tại nơi sơ chế.

Kiểm tra thực địa hoặc phỏng vấn.

  1.  

Gia súc, gia cầm có được cách ly khỏi khu vực sơ chế không? 

A

Có biện pháp cách ly gia súc, gia cầm khỏi khu vực sơ chế.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã có biện pháp ngăn chặn các loài sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực  sơ chế, đóng gói chưa?

A

Có biện pháp ngăn chặn sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực sơ chế, đóng gói.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm sản phẩm chưa?

B

Có ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch hại.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh ở những vị trí phù hợp và ban hành nội quy vệ sinh cá nhân chưa?

B

 

Có nhà vệ sinh cá nhân và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho người lao động. Có quy định vệ sinh cá nhân.

Kiểm tra thực địa và phỏng vấn.

  1.  

Các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp sử dụng sau thu hoạch có được Nhà nước cho phép sử dụng không?

A

Chỉ sử dụng hoá chất, chế phẩm, màng sáp được phép sử dụng.

Kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực địa.

  1.  

Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với qui định không?

A

Kết quả phân tích nước sử dụng sau thu hoạch phù hợp với quy định hiện hành.

Kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước.

  1.  

Dụng cụ sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?

A

Dụng cụ sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.

Kiểm tra thực địa .

 

7B. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển (đối với chè)

 

 

 

  1.  

Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?

A

Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly.

Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.

  1.  

Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?

A

Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Có tuân thủ việc không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất không?

A

Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Khu vực bảo quản chè có được xây dựng cách xa kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không?

A

Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải được xây dựng cách xa kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Gia súc, gia cầm có được cách ly khỏi khu vực bảo quản không?

A

Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải cách ly khu chăn thả gia súc, gia cầm

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã có biện pháp ngăn chặn các loại sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực bảo quản chưa?

A

Có biện pháp ngăn chặn các loại sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực bảo quản.

Kiểm tra thực địa.

 

8. Quản lý và xử lý chất thải

 

 

 

  1.  

Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định để giảm

thiểu nguy cơ gây nhiễm bẩn đến người lao động và sản phẩm không?

A

Có biện pháp thu gom và xử lý nước thải, rác thải để giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm bẩn theo quy định.

Kiểm tra thực địa hoặc phỏng vấn.

 

9. Người lao động

 

 

 

  1.  

 Người lao động làm việc trong vùng sản xuất có hồ sơ cá nhân không?

C

Có hồ sơ cá nhân của người lao động

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Người lao động có nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật không?

B

Độ tuổi của người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

Kiểm tra hồ sơ

  1.  

Người lao động đã được tập huấn về vận hành máy móc, sử dụng hoá chất, an toàn lao động và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chưa?

B

Người lao động được tập huấn về vận hành máy móc, sử dụng hoá chất, an toàn lao động và trang bị bảo hộ lao động.

Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.

  1.  

Người lao động có được cung cấp điều kiện làm việc và sinh hoạt theo VietGAP không?

B

Điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ người lao động.

Kiểm tra thực địa và phỏng vấn.

  1.  

Người lao động tham gia vận chuyển, bốc dỡ có được tập huấn thao tác để thực hiện nhiệm vụ không?

C

Người lao động được tập huấn thao tác vận chuyển, bốc dỡ.

Phỏng vấn hoặc kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Đã trang bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá chất chưa?

B

Có trang bị thuốc, dụng cụ y tế và tài liệu hướng dẫn sơ cứu ngộ độc hoá chất.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa?

A

Có biển cảnh báo khu vực sản xuất mới được phun thuốc bảo vệ thực vật.

Kiểm tra thực địa

 

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

 

 

 

  1.  

Đã ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch, bán sản phẩm v.v… chưa?

A

Ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch, bán sản phẩm theo quy định của VietGAP.

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

  1.  

Có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu trữ hồ sơ chưa?

A

Có quy định ghi chép, lưu giữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ.

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

  1.  

Đã ghi rõ vị trí của từng lô sản xuất chưa?

A

Ghi rõ vị trí của từng lô sản xuất.

Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

  1.  

Bao bì, thùng chứa sản phẩm đã dán nhãn hàng hoá để việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng không?

A

Bao bì, thùng chứa sản phẩm được dán nhãn hàng hoá thuận lợi cho việc truy nguyên nguồn gốc.

Kiểm tra thực địa.

  1.  

Có ghi chép thời gian bán sản phẩm, tên và địa chỉ bên mua và lưu giữ hồ sơ cho mỗi lô sản phẩm mỗi khi xuất hàng không?

A

Lập và ghi chép hồ sơ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của VietGAP.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, đã cách ly và ngừng phân phối; đồng thời thông báo cho người tiêu dùng chưa?

A

Có biện pháp cách ly sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm. Có biện pháp điều tra và ghi chép lại nguy cơ gây ô nhiễm và giải pháp xử lý.

Kiểm tra hồ sơ .

 

11. Kiểm tra nội bộ

 

 

 

  1.  

Đã tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần chưa?

A

Tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần và có kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu củaVietGAP.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Có phải thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ không?

C

Tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên nội bộ.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Đã ký vào bảng kiểm tra đánh giá/kiểm tra nội bộ chưa?

B

Bảng kiểm tra đánh giá/kiểm tra nội bộ được ký bởi người có thẩm quyền.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Đã tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu chưa?

B

Tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

Kiểm tra hồ sơ.

 

12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

 

 

 

  1.  

Tổ chức và cá nhân sản xuất đã có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu chưa?

B

Có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.

Kiểm tra hồ sơ.

  1.  

Tổ chức và cá nhân sản xuất đã giải quyết đơn khiếu nại đúng quy định của pháp luật chưa? Có lưu trong hồ sơ không?

B

Có quy định về giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra hồ sơ.

         

Ghi chú:    A: Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; B: Chỉ tiêu cần thực hiện; C: Chỉ tiêu khuyến khích thực hiện

 

II. HưỚng dẪn đánh giá và xỬ lý kẾt quẢ:

1. Nhà sản xuất trà Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt 100% chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% chỉ tiêu mức độ B.

2. Đối với nhà sản xuất gồm nhiều thành viên, việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:

a. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ A khi 100% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.

b. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ B khi có tối thiểu 90% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 4

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

 ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

d)      TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

(nếu có)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
 
 

 

Số:       

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT

theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Tổ chức Chứng nhận

 

 

  1. Thời điểm kiểm tra: bắt đầu lúc … … giờ … …, ngày … … tháng … … năm  ........
  2. Tên tổ chức, cá nhân :...……………………………………………………................

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………

     Điện thoại: ……………………………………….. Fax: ………………………………..

3. Phạm vi đăng ký chứng nhận VietGAP:       

Địa điểm sản xuất:………………………………………………………………………..

Diện tích: ………………………………………………………………………………...

Sản phẩm:………………………………………………………………………………...

Sản lượng dự kiến:………………………………………………………………………..

4. Hình thức kiểm tra: ………………………………………...………………………..

5. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Trưởng đoàn: …………………………………………………………………………….

Thành viên: ………………………………………………………………………………

6. Đại diện tổ chức, cá nhân:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………..………...

7.Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho ...  theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Tổ chức Chứng nhận ....

8. Kết quả kiểm tra:  (chi tiết tại Bảng kiểm tra đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 3)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

9. Kết luận của Đoàn kiểm tra:

……...…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……...…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

10. Ý kiến của tổ chức, cá nhân:

……………………………………………………………………………………………

……...…………………………………………………………………………………….

……...…………………………………………………………………………………….

11. Vấn đề khác:

……………………………………………………………………………………………

……...…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức, cá nhân cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung như nhau,  01 bản Đoàn kiểm tra giữ, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.

Biên bản kiểm tra kết thúc vào lúc … … ngày … … tháng … … năm ... .

 

Đại diện tổ chức, cá nhân                                         Đại diện Đoàn kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 5

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28  tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 
  

 


                       

    

                                                 GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP             

 

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

Số: GCN/… …

 

e)      CHỨNG NHẬN

f)               Tổ chức/ Cá nhân:

g)              Địa chỉ:

h)              Địa điểm sản xuất:

i)                Mã số chứng nhận VietGAP:

j)                Tên sản phẩm:

k)              Diện tích sản xuất:

                                     Phạm vi sản xuất:

                                     Sản lượng dự kiến:

                                               

   Sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho … ban hành kèm theo Quyết định số…         ngày… tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

                                     Giấy chứng nhận có giá trị đến ngày:                   

                                                                                                                                                      …………ngày,…….tháng……năm…….

                                                                                                                                               ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN                                                                                                                                                                                           (ký tên và đóng dấu)

                                        

 

 

Phụ lục 6

MÃ SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

  1. I.        KẾt cẤu mã sỐ chỨng nhẬn VietGAP:

Mã số chứng nhận VietGAP là một chuỗi gồm các cụm ký tự và số “xxx-aa-dddd” (cách nhau bởi dấu gạch ngang), trong đó:

Ba chữ xxx là mã số của Tổ chức Chứng nhận do Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận cấp;

Hai chữ số“aa” là mã số chỉ địa phương (tỉnh, thành phố) nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, được xác định theo mã tỉnh trong bảng mã vùng của tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;

Các chữ số “dddd” là mã số của nhà sản xuất do Tổ chức Chứng nhận cấp cho nhà sản xuất theo thứ tự được chứng nhận trong từng tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

  1. II.     BẢng mã vùng cỦa tỈnh, thành phỐ thuỘc Trung ương (Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam):

TT

Tên tỉnh 

Mã vùng

TT

Tên tỉnh 

Mã vùng

1

An Giang

89

33

Kiên Giang

91

2

Bạc Liêu

95

34

Kon Tum

62

3

Bà Rịa - Vũng Tàu

77

35

Lai Châu

12

4

Bắc Cạn

06

36

Lạng Sơn

20

5

Bắc Giang

24

37

Lào Cai

10

6

Bắc Ninh

27

38

Lâm Đồng

68

7

Bến Tre

83

39

Long An

80

8

Bình Dương

74

40

Nam Định

36

9

Bình Định

52

41

Nghệ An

40

10

Bình Phước

70

42

Ninh Bình

37

11

Bình Thuận

60

43

Ninh Thuận

58

12

Cao Bằng

04

44

Phú Thọ

25

13

Cà Mau

96

45

Phú Yên

54

14

Cần Thơ

92

46

Quảng Bình

44

15

Đà Nẵng

48

47

Quảng Nam

49

16

Đắc Lắc

66

48

Quảng Ngãi

51

17

Đắc Nông

67

49

Quảng Ninh

22

18

Đồng Nai

75

50

Quảng Trị

45

19

Đồng Tháp

87

51

Sóc Trăng

94

20

Điện Biên

11

52

Sơn La

14

21

Gia Lai

64

53

Tây Ninh

72

22

Hà Giang

02

54

Thái Bình

34

23

Nam

35

55

Thái Nguyên

19

24

Hà Nội

01

56

Thanh Hóa

38

25

Hà Tây

28

57

TP.Hồ Chí Minh

79

26

Hà Tĩnh

42

58

Thừa Thiên Huế

46

27

Hải Dương

30

59

Tiền Giang

82

28

Hải Phòng

31

60

Trà Vinh

84

29

Hậu Giang

93

61

Tuyên Quang

08

30

Hòa Bình

17

62

Vĩnh Long

86

31

Hưng Yên

33

63

Vĩnh Phúc

26

32

Khánh Hòa

56

64

Yên Bái

15

III. Ví dỤ:

1. Tổ chức Chứng nhận là Viện Khoa học Nông nghiệp được Cục Trồng trọt cấp mã số là VKH. Tổ chức đầu tiên được Viện Khoa học Nông nghiệp cấp chứng nhận VietGAP là Công ty TNHH A tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có mã số là: VKH-79-0001.

 

*****************

              

Phụ lục 7

MẪU BẢN CÔNG BỐ  

SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

l)         

m)     

n)     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

 

BẢN CÔNG BỐ  

SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO VIETGAP

Số:

Tên tổ chức, cá nhân:…..……………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………….Fax:………………Email:………………………...

CÔNG BỐ:

Các sản phẩm sau đây: ..………………………………………………………

Được sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho…. do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số … /QĐ-BNN ngày… tháng …năm….

Căn cứ công bố: Giấy chứng nhận VietGAP số ….ngày …tháng… năm … do Tổ chức Chứng nhận … (tên, địa chỉ tổ chức chứng nhận chất lượng) cấp

 

                                                                 … , ngày …  tháng …  năm 200…

                                                                          Đại diện tổ chức, cá nhân

                                                                                          ( Ký tên, đóng dấu)


Phụ lục 8

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ

SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

o)       

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, TP…

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

p)      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:

……, ngày… tháng… năm 200…

 

 

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ

SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO VIETGAP

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/ thành phố …xác nhận đã nhận được Bản công bố sản phẩm sản xuất theo VietGAP của tổ chức, cá nhân..………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

Điện thoại:……………….Fax:………………Email:………………………..

Cho các sản phẩm sau đây:…………………………………………….

được sản xuất theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho … do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số … /QĐ-BNN ngày… tháng …năm….

Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết đảm bảo chất lượng của tổ chức, cá nhân, không có giá trị chứng nhận cho từng sản phẩm. Tổ chức, cá nhân công bố phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp của sản phẩm với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thông báo này tự động hết hiệu lực khi Giấy chứng nhận VietGAP cấp cho tổ chức, cá nhân hết hiệu lực./.

 

Nơi gửi:

- Tổ chức, cá nhân

 

 

……, ngày…tháng…năm 200…

GIÁM ĐỐC

( Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 9

MẪU GIẤY KHAI BÁO XUẤT XỨ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

GIẤY KHAI BÁO  XUẤT XỨ

(bản lưu)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

GIẤY KHAI BÁO  XUẤT XỨ

(bản gửi kèm theo lô sản phẩm)

Tên tổ chức, cá nhân:………………………………

Điạ chỉ:……………………………………………..

Điện thoại:…………………Fax:…………………..

Mã số chứng nhận VietGAP:………………………

Số giấy chứng nhận VietGAP:……………………..

Ngày cấp:…………………………………………..

Tên Tổ chức Chứng nhận cấp:……………………..

Tên sản phẩm:……………………………………...

Ngày thu hoạch:……………………………………

Khối lượng (kg):........................................................

Kích cỡ:.....................................................................

Tên tổ chức, cá nhân:………………………………

Điạ chỉ:……………………………………………..

Điện thoại:…………………Fax:…………………..

Mã số chứng nhận VietGAP:………………………

Số giấy chứng nhận VietGAP:……………………..

Ngày cấp:…………………………………………..

Tên Tổ chức Chứng nhận cấp:……………………..

Tên sản phẩm:……………………………………...

Ngày thu hoạch:……………………………………

Khối lượng (kg):........................................................

Kích cỡ:.....................................................................

Lô sản phẩm được bán cho:

Tên cơ sở thu mua:....................................................

Địa chỉ:......................................................................

Số điện thoại:........................Fax:.............................

Chúng tôi cam đoan nội dụng khai trên là đúng sự thực.

Lô sản phẩm được bán cho:

Tên cơ sở thu mua:....................................................

Địa chỉ:......................................................................

Số điện thoại:........................Fax:.............................

Chúng tôi cam đoan nội dụng khai trên là đúng sự thực.

……, ngày… tháng…năm……

Đại diện tổ chức, cá nhân

                           (Ký tên, đóng dấu)

 

……, ngày… tháng…năm……

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 10

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN

ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày ...  tháng … năm 200…

 

 

GiẤy đĂng ký

hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAP

 

Kính gửi:   Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận

-  Tên tổ chức:.........………...............................................................................

-  Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………......................

            -  Điện thoại:…………           Fax: ………………. E-mail: …………....................

-  Quyết định thành lập/ (nếu có) hoặc Giấy đăng ký kinh doanhsố ... ... do Cơ quan cấp: ......................cấp ngày …………........…….tại .....................................

 Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAP cho.......................

 Hồ sơ kèm theo:

- ..........................................................................................................................

- ..........................................................................................................................

Đề nghịCơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAP cho.................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAP./.

Đại diện Tổ chức ...

(Ký tên, đóng dấu )

 

 

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 150
Trong ngày: 1414
Trong tuần: 1925
Lượt truy cập: 3386126
1
Bạn cần hỗ trợ?