Nét Việt trong văn hóa trà Thái Nguyên
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Nét Việt trong văn hóa trà Thái Nguyên

Trà Thái NguyênNÉT VIỆT TRONG LÀN SÓNG VĂN HÓA TRÀ

Những năm gần đây, trà Tân Cương Thái Nguyên đã trở thành một thức uống khá quen thuộc với nhiều người. Giới trẻ thành thị mê mẩn với những ly trà sữa hấp dẫn đến từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Người sành văn hóa ẩm thực Sài Gòn thì bắt đầu quan tâm thưởng thức trà chiều - một kiểu thưởng thức trà có nguồn gốc từ một nữ công tước người Anh. Thật đúng là phái nữ - họ luôn quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp trong ẩm thực khi sắp xếp một buổi trà chiều để ăn nhẹ, vừa tránh tăng cân lại có thể chống đói trong khi chờ đến bữa ăn tối hơi muộn. Còn gì tuyệt hơn khi vừa thưởng thức bữa trà chiều với trà tuyệt ngon, bánh nhẹ nhàng, tách ấm đẹp trong khung cảnh ấm cúng cùng những người bạn thân thiết hay với gia đình thân thương. Tùy gu của mỗi người mà trà có thể được pha cùng với ít đường nâu, mật ong hay một chút sữa.

thng_thc_tr


Làn sóng ẩm thực hiện đại ấy đã góp phần làm phong phú thêm thói quen uống trà của người Việt. Và nếu việc biết thêm văn hóa trà chiều được xem là đã làm tăng kiến thức ẩm thực của mình thì nay tôi xin kể bạn nghe đôi điều về các kiểu dùng trà của cha ông ta từ bao đời nay trên đất Việt, để thêm yêu đất nước mình, bạn nhé!

Đầu tiên, phải kể đến chè (trà) tươi.

Đây được xem như người con cả trong gia đình trà bởi nó đơn giản và lâu đời nhất. Chỉ cần hái một ít lá chè (cả lá già, đọt non hay thậm chí cả cành cũng được), vò nhẹ lá rồi cho vào ấm đất, đun nước sôi thật kỹ, để nước nguội bớt thì rót ra bát to và uống. Chè tươi có thể được uống trong bát sứ, bát sành và uống vào bất cứ lúc nào trong ngày đều ngon. Nếu có thêm ít kẹo lạc, kẹo vừng và vài quả chuối chín thì càng ngon. Hàng xóm lâu năm của tôi còn thường thái lá trà nhỏ cho vào cái ấm tích, hãm trà sơ qua, đổ nước đi rồi mới cho đầy nước sôi vào ấm, để uống cả ngày giải khát hoặc dùng mời khách đến chơi nhà.

Thứ hai là (trà) chè Thái Nguyên khô.

Có lúc thu hoạch trà nhiều, người ta mang một ít phơi khô. Rồi cứ mộc mạc như vậy, bỏ vào ấm, đổ nước sôi mà pha trà. Màu nước trà pha ra ngả sang màu đỏ gạch, vị hơi đắng khác với vị đắng của trà tươi. Và vì không được vị như trà tươi nên người ta chỉ dùng đến trà khô khi không có sẵn trà tươi để uống.
Thứ ba là trà ướp hương.
Đa số người Việt Nam rất thích uống loại trà này. Đây là loại trà được ướp hương hoa lài, hoa cúc và đặc biệt là hoa sen với bao là công sức mới cho ra đời những gói trà hương thơm ngát mà chúng ta thường dùng.

Thứ tư là trà mạn.

Trà mạn là loại trà rất đặc biệt của Việt Nam bởi mùi vị đặc sắc và cả sự tinh tế khi thưởng thức. Người làm trà sẽ phơi héo những lá trà, đem đi hấp rồi mang phơi gió. Công đoạn cuối cùng là sấy trên bếp lửa hoặc mang phơi nắng cho khô. Trải qua nhiều công đoạn vất vả ấy nên người làm trà được đền đáp bởi thứ nước trà màu đỏ, vị thanh tao. Có người còn so sánh trà mạn với trà Thiết Quan Âm vốn được xếp vào loại danh trà của Trung Quốc. Cũng có khi trà mạn được ướp với các loài hoa và tên gọi gắn thêm tên hoa vào đó, làm đậm thêm nét Việt cho trà.

Thứ năm là trà nụ.

Thường các vườn trồng trà hay để trà mọc tự nhiên, ít cắt nên có nụ nhiều. Nụ trà thường được cho vào túi vải buộc chặt miệng, thả vào ấm tích. Trà nụ pha ra sẽ có màu hơi ngả vàng hồng, hơi đăng đắng nhưng ngọt hậu và hương thơm nhẹ thanh thanh. Còn muốn ướp hương thì nụ trà được phơi khô, cho vào bình, thêm nhụy sen vào, đậy kín để hương sen ướp vào nụ trà. Và thế là có trà nụ sen thật quý giá để dâng cho đời.
Nào, mời bạn thưởng thức bữa trà sáng - trưa - chiều - tối theo kiểu Việt Nam cùng Người kể chuyện trà nhé!

In bài viết

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 80
Trong ngày: 2762
Trong tuần: 2981
Lượt truy cập: 3375209
1
Bạn cần hỗ trợ?