Trà Tân Cương Thái Nguyên cần được đầu tư để không ngừng vươn xa
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Giỏ hàng (
)
che-thai-nguyen_tra-thai-nguyen_tan-cuong_bn

Trà Tân Cương Thái Nguyên cần được đầu tư để không ngừng vươn xa

Trà Thái Nguyên cần được đầu tư nhiều hơn nữa để vươn ra thế giới

Ngày 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018 với chủ đề “Trà Thái Nguyên - Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư”. Hội nghị có khoảng 800 đại biểu tham dự gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và quốc tế.

ch_tn_cng_thi_nguyn_3

Sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên sản xuất

Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tỉnh Thái Nguyên đã trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 50 dự án với tổng số vốn khoảng 46.700 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, chúc mừng tỉnh Thái Nguyên về số lượng, quy mô các dự án vừa được ký kết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong quá khứ, Thái Nguyên từng là biểu tượng của công nghiệp nặng Việt Nam, nhưng chưa bao giờ Thái Nguyên đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình về mô hình tăng trưởng như lúc này. Thái Nguyên có thể trở thành một cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước.

Trước hết, Thái Nguyên có ưu thế về vị trí địa lý, nằm ở vị trí chiến lược trong Vùng Thủ đô, hạ tầng kết nối thuận lợi. Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn như than, ti tan, thiếc, chì, vàng, đồng, vonfram.

Đặc biệt, Thái Nguyên đang đi đầu trong việc hình thành cụm công nghiệp điện tử vươn ra thị trường toàn cầu mà Samsung đóng vai trò chủ đạo, giúp giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 15 lần trong vòng 3 năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh từ mức 245 triệu USD vào năm 2013 tăng lên 23,5 tỷ USD năm 2017, tạo ra cơ hội và lực hút lớn đối với các doanh nghiệp nội địa.

Đồng thời, Thái Nguyên còn có tiềm năng lớn về nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, tạo lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp với những loại sản phẩm đặc hữu, như “Chè Thái” là thương hiệu nổi tiếng bao đời nay. Tuy vậy, “đệ nhất danh trà” nói trên chưa xác lập được thương hiệu, hình ảnh, chỉ dẫn địa lý và vị thế tương xứng trên thị trường quốc tế. “Chúng ta vẫn đang đợi nhà đầu tư đưa công nghệ, làm thị trường và thương hiệu để đưa chè Thái Nguyên vươn xa, trở thành một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của địa phương”, Thủ tướng bày tỏ.

Về du lịch, Thái Nguyên được mệnh danh là mảnh đất của lịch sử và danh thắng, cảnh đẹp tự nhiên và tài nguyên nhân văn với những địa danh rất nổi tiếng.

Thủ tướng đề nghị tỉnh xác định một tầm nhìn lớn, đủ sâu rộng trong phát triển, cân nhắc bốn định hướng lớn.

Thứ nhất, Thái Nguyên cần trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, sáng tạo hàng đầu của miền Bắc và đất nước trong mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp dân doanh.

Thứ hai, tỉnh cần phát huy vai trò của tập đoàn Samsung, tạo lan tỏa tích cực, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào những ngành công nghệ cao, xây dựng liên kết bền vững và nâng cao năng lực tham gia vào mạng sản xuất đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, đa dạng hóa nền kinh tế với 3 trụ cột là: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, với nòng cốt là công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ có liên quan; du lịch - dịch vụ, trong đó, phát triển giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế từng bước trở thành ngành quan trọng của kinh tế địa phương; phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ tư, song song với tăng trưởng kinh tế, Thái Nguyên cần mẫu mực trong phát triển bền vững cả kinh tế- xã hội và môi trường; quy hoạch đô thị có tầm nhìn dài hạn, xây dựng chính quyền thân thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, hạ tầng giao thông thông suốt, tích hợp, tiện lợi, môi trường sống trong lành, an toàn, trở thành một nơi đủ hấp dẫn cho các nhà đầu tư định cư và làm ăn lâu dài.

Với tầm nhìn đó, Thủ tướng nêu một loạt giải pháp cho địa phương. Theo đó, tỉnh Thái Nguyên cần hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo hướng hiện đại, bền vững, có độ mở cao, kết nối với các tỉnh và quốc tế. Phát huy vai trò đòn bẩy của Samsung đối với kinh tế- xã hội địa phương.

Tỉnh cần phân tích xem năng lực cạnh tranh tổng thể của tỉnh có được chuyển hóa nhờ sự hiện diện của Samsung hay không? Phân tích chi tiết ảnh hưởng của Samsung đến sự phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên liên quan đến năng lực hấp thụ khoa học, công nghệ của người lao động, gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân và khả năng lan toả đến các doanh nghiệp địa phương. Cần chú ý phát triển các loại dịch vụ phục vụ đời sống của hàng trăm nghìn lao động tại các khu công nghiệp.

Dẫn một khảo sát ở Thái Nguyên cho thấy có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở cấp sở, ngành, Thủ tướng đề nghị tỉnh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Phải chuyển biến thực sự từ cơ sở.

Đồng thời, thúc đẩy quá trình đô thị hóa đồng bộ, chất lượng với quy hoạch không gian đô thị có tầm nhìn xa, đồng bộ với quá trình công nghiệp hóa. Coi đô thị hóa là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của Thái Nguyên.

Đẩy mạnh khai thác du lịch, đặc biệt là liên kết phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc với phát triển sườn Đông dãy núi Tam Đảo và các di tích văn hoá lịch sử.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế tự nhiên, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết nối các trường đại học, trung tâm dạy nghề với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp.

Tỉnh cũng cần chú trọng bảo đảm bảo triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, để mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển, được đón nhận cơ hội từ quá trình phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đối với nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị lời hứa, lời nói phải đi đôi với việc làm, tránh tình trạng trao giấy phép đầu tư hoành tráng nhưng chậm trễ triển khai. Trong sản xuất, phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, đời sống người lao động.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững môi trường hòa bình, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo đảm bình đẳng trong kinh doanh./.

Khi nhắc đến chè, người ta thường nghĩ đến Thái Nguyên. Thương hiệu chè Thái Nguyên đã quá nổi tiếng và được cả nước công nhận. Có câu: “Chè Thái, gái Tuyên, cái duyên người Quảng Ninh” đã phần nào nói đến hình ảnh chè Thái Nguyên đặc sắc đến thế nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều đồi chè đẹp và cho ra những mẻ chè thơm ngon. Một trong những đồi chè đang gây sốt giới trẻ trong thời gian gần đây chính là đồi chè Long Bình và Đường Hoa, thuộc địa phận huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 

Cảnh đẹp hữu tình

tr_tn_cng_thi_nguyn_2

Đồi chè Hải Hà xanh mướt đến vô tận

Nằm cạnh quốc lộ 18A, đồi chè Thái Nguyên Đường Hoa và Long Bình khiến bất cứ ai đi qua cũng cảm thấy choáng ngợp trước những đồi chè xanh mướt mắt, uốn lượn, quanh co...tạo nên nhiều hình thù thú vị. Nơi đây có không khí trong lành, cảnh vật hài hòa, thơ mộng để tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng mà chỉ đồi chè ở Hải Hà mới có được. Với màu xanh đặc trưng và sự trải dài tầng tầng lớp lớp của những luống chè, bạn có thể đến đây bất cứ thời gian nào trong năm để được chứng kiến cảnh đẹp hữu tình.

Còn gì tuyệt vời hơn khi đến đây thưởng thức những tách trà nóng, thơm lừng được người dân tự tay chế biến. Dạo quanh một vòng đồi chè xanh ngắt để lưu lại những tấm hình vạn người mê. Bạn có thể trải nghiệm việc hái chè Thái Nguyên và tìm hiểu các bước sơ chế chè khô. Người dân ở đây rất mến khách, họ chẳng ngần ngại tặng bạn một chút chè về làm quà.

Hoàng hôn phía chân đồi

unnamed2

 Hoàng hôn nơi đây yên bình và khẽ ru lòng người

Hải Hà có núi, có biển và người ta thường nói ngắm hoàng hôn ở đây để chẳng phí một tuổi xuân tươi đẹp. Đúng là như vậy, hoàng hôn nơi đồi chè Đường Hoa và Long Bình quả khiến người ta phải nhớ mãi. Mọi thứ yên tĩnh, êm đềm bên dòng sông, mặt trời dần lặn theo từng cánh chim về tổ. Bạn có thể vừa thưởng thức một ly trà nóng, ăn miếng kẹo lạc và ngắm hoàng hôn thơ mộng. Cuộc sống thường trực đã quá ồn ào và mệt mỏi, hãy đến đây để tâm hồn được thảnh thơi và hít trọn sự trong lành đến khó tả. Đôi khi chẳng phải những nơi sang trọng, xa xỉ... mà sự bình yên đáng quý lại khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống hơn.

Nâng tầm hoạt động

Sau 4 năm tổ chức, theo đánh giá của BTC, Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam đã khẳng định vị trí là hội chợ hàng đầu giới thiệu các sản phẩm đặc sản chất lượng cao từ mọi miền đất nước đến với các kênh phân phối và người tiêu dùng Hà Nội.

Tiến tới mục tiêu năm 2020 sẽ tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền quốc tế; năm 2018, Hà Nội lại tiếp tục có những nghiên cứu và cải tiến chất lượng của hoạt động có ý nghĩa này.

 

Theo đó, năm nay quy mô Hội chợ đã lên tới gần 300 gian hàng, với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ 6 quốc gia trên Thế giới. Cùng với đó, Hội chợ đặc sản vùng miền kết hợp với Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm” cũng quy tụ gần 100 gian hàng của trên 20 làng nghề tiêu biểu của Hà Nội, trong một không gian trưng bày mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật của các vùng miền, làng nghề.

“Các sản phẩm được giới thiệu tại hội chợ là đặc sản đặc trưng của các vùng miền Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, có giấy chứng nhận VSATTP, mẫu mã bao bì đẹp, có tiềm năng xuất khẩu... phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng. Cũng tại đây sẽ liên tục diễn ra các hoạt động trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng hóa”, đại diện Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) cho biết.

 

Cũng theo đại diện này, không gian văn hóa đậm nét truyền thống của các dân tộc Việt Nam được tổ chức hằng đêm trong suốt kỳ Hội chợ như không gian thưởng trà Việt; không gian đặc sản và văn hóa 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; biểu diễn nghệ thuật làm bánh dân gian; không gian đặc sản và văn hóa Tây Bắc; văn hóa cồng chiêng... sẽ là điểm nhấn đặc sắc nhất của Hội chợ.

“Hội chợ năm nay cũng có sự tham gia của các gian hàng thuộc chương trình OCOP (One Commune One Product - Mỗi xã một sản phẩm), là một chương trình quan trọng mới được Chính phủ phê duyệt gần đây. Và không gian bán hàng di động là một điểm nhấn để phát triển kênh bán lẻ các sản phẩm đặc sản và quà tặng cho thị trường trong nước trong tương lai”, đại diện HPA cho biết thêm.

Góp mặt nhiều sản phẩm đặc sản xuất khẩu chủ lực

Theo BTC, các nhóm sản phẩm tham gia trưng bày tại hội chợ năm 2018 bao gồm: Nhóm sản phẩm thực phẩm, nhóm sản phẩm đồ uống, nhóm gia vị, nhóm thủ công mỹ nghệ.

Đặc biệt, trong đó có rất nhiều sản phẩm đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

ch_tn_cng_thi_nguyn_18

“Những mặt hàng đặc sản vùng miền đồng thời là những mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có mặt ở hội chợ đặc sản vùng miền gồm gạo, tôm, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… với tên tuổi của Gạo Hoa sữa, gạo Séng cù, gạo Rươi…đến từ nhiều tỉnh thành như Cà Mau, Lào Cai…. Các sản phẩm tôm trứ danh của đồng bằng Sông Cửu Long cũng được giới thiệu như tôm khô Cà Mau.

Chè là mặt hàng rất phổ biến tại hội chợ với tên tuổi của Chè Thái nguyên, chè san tuyết Tà Xùa, Suối Giàng, Phìn Hồ… Sản phẩm Cà Phê từ cà phê Arabica của Lâm Đồng đến cà phê Robusta của Đắc Lắc với các chứng nhận chất lượng từ Châu Âu, chứng nhận thương mại công bằng được giới thiệu rộng rãi…

Không thể không nói tới các sản phẩm chủ lực khác như Hạt tiêu sọ Phú Quốc, tiêu Tiên Phước, hạt điều rang Bình Phước, Thanh long Bình Thuận… đem lại niềm tự hào cho người tiêu dùng về tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm đặc sản của Việt Nam, đồng thời cũng nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người tiêu dùng, của doanh nghiệp để duy trì và phát triển uy tín, thương hiệu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của quốc gia”, đại diện BTC cho biết.

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên, do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) là đơn vị chủ trì thực hiện. Sau bốn năm tổ chức thành công, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam đã trở thành sự kiện xúc tiến thương mại thực sự có uy tín cao, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản với người tiêu dùng Hà Nội cũng như tham gia chuỗi cung ứng – tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, đa dạng và phong phú về chủng loại, là các đặc sản đặc trưng cho các vùng miền Việt Nam, có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhãn mác rõ ràng…chính vì vậy đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của hệ thống các nhà phân phối của thủ đô. Tính đến nay đã có hàng nghìn các giao dịch giữa các doanh nghiệp tham gia hội chợ với các đơn vị phân phối và không thể kể hết các sản phẩm đặc sản vùng miền đã được đưa vào hệ thống phân phối và bán lẻ của thủ đô, góp phần tích cực vào chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Đảng và nhà nước.

 

Mối quan tâm của các nhà phân phối các sản phẩm vùng miền ngày càng tăng, có thể thấy các đặc sản vùng miền của Việt Nam trong chuỗi siêu thị của Vinmart, Big C, AEON, Lotte… Nhiều hệ thống bán lẻ lớn như AEON còn cử những đoàn công tác lớn đến với hội chợ để tìm kiếm sản phẩm mới đưa vào chuỗi cung ứng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nhật Bản…. Nhiều siêu thị đã có các khu riêng kinh doanh các đặc sản vùng miền. Các đặc sản vùng miền cũng trở nên phổ biến tạo hệ thống các sân bay, trung tâm du lịch ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Chương trình diễn ra từ ngày 21 - 25/11/2018, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Mega Mall, Royal City - 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại hội chợ “Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018”, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các phẩm chỉ dẫn địa lý, được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

Tiêu biểu có thể kể tới nước mắm Phú Quốc, đặc trưng với màu cánh gián đậm, trong tinh khiết, mùi thơm nhẹ, không tanh nhờ sản xuất từ cá tươi, với vị mặn, ngọt đậm kèm vị béo tự nhiên của đạm và mỡ cá.

Hay gạo Điện Biên với hạt gạo trắng đục, sáng bóng, khi nấu cơm có mùi thơm nhẹ, vị đậm, mềm và dẻo; chè Shan Tuyết với vị thơm đặc trưng, không chát xít và rõ ngọt hậu nhờ được chế biến từ búp chè tươi 1 tôm 2 lá non.

Ngoài ra, các sản phẩm như chè Tân Cương, sâm Ngọc Linh, chả mực Hạ Long, chè Thái Nguyên, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn...cũng sẽ giới thiệu tới người tiêu dùng tại hội chợ.

tr_thi_nguyen_1

“Khi nói đến sản phẩm có chỉ dẫn địa lý là người ta nói đến những sản phẩm ngon nhất, sản phẩm tốt nhất đã được bảo hộ. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, truyền thống văn hóa đa dạng, sự cần cù, khéo léo và kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ của người dân, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, gắn với danh tiếng, chất lượng cũng như đặc thù văn hóa sản xuất của nhân dân. Nhiều sản phẩm trong số đó trở thành các mặt hàng chủ lực của địa phương, được biết đên rộng rãi trong nước và phát triển thành sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tính đến tháng 3/2018, Việt Nam đã bảo hộ 66 chỉ dẫn địa lý với khoảng 1.000 sản vật, trong đó có 60 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Ban tổ chức hy vọng Hội chợ “Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018” sẽ góp phần giới thiệu và quảng bá các sản phẩm cũng như hình ảnh chỉ dẫn địa lý Việt Nam tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế”, đại diện BTC cho biết.

Thái nguyên là tỉnh miền núi Việt Bắc, diện tích đất tự nhiên khoảng trên 354.000ha, đa dạng và phong phú về thổ nhưỡng, nên ngoài phát triển kinh tế rừng thì Thái Nguyên có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện cả lúa, màu, cây công nghiệp, cây đặc sản (cây chè), cây ăn quả và cây dược liệu…..

Phân bón Văn Điển rất có duyên với vùng đất Thái Nguyên.

Có điều kiện tự nhiên phù hợp nên Thái Nguyên là tỉnh trồng chè lâu đời và là “Đệ nhất danh trà” của cả nước. Trong quá trình canh tác, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi. Việc dùng phân khoáng không hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều chất đạm và phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+ , làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất. .

Phân nung chảy văn Điển, được phối hợp tinh tế  3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng. Phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, phát huy hiệu quả cao trên mọi chân đất, đặc biệt trên chân đất đồi dốc, ruộng bậc thang, ruộng sình lầy, úng thụt…; phân chỉ tan trong môi trường acid yếu nên khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với mọi cây trồng, kể cả cây chè; đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ, thậm chí còn có thể để dành cho các vụ sau.

Được tư vấn của các nhà khoa học đầu ngành nông hóa thổ nhưỡng, kết hợp với kết quả thử nghiệm trên thực tế đồng ruộng, Công ty đã phối hợp phân Lân nung chảy Văn Điển với các chất đạm, kaly và một số nguyên tố vi lượng theo nhiều công thức để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK phù hợp với mọi cây rồng trên nhiều chân đất.

Tiếp thu tiến bộ KHKT mới về dinh dưỡng cây trồng, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên và Tổng công ty Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên đã tiếp nhận và hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho trên khắp 8 huyện, thành phố của tỉnh.

Với cây chè: Sản phẩm phân bón công thức  16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có; giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, búp chè lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, phát triển cân đối về bộ rễ, thân lá và mật độ búp, đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi rất nhiều. Ngoài ra còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Với phân bón ĐYT NPK văn Điển, có thể bón sau mỗi lúa hái, hoặc bón theo đợt, chọn ngày tạnh ráo, kéo ghé lưỡi cuốc giữa 2 hàng chè, rải phân rồi lấp đất hoặc chất phủ cho kín phân. Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng nên  cây chè được bón phân Văn Điển cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Đặc biệt búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh, khi sao ít hao, chỉ cần 3,85 - 4,2 kg búp tươi cho 1 kg búp khô, hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Hầu hết các diện tích chè Thái nguyên đã sử dụng phân bón Văn Điển, thậm chí nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.. Cộng với sự tỉ mỉ, và tinh xảo nghề nghiệp, nhiều hộ nông dân xã Tân Cương (TP Thái nguyên) hay các xã Phú Cường, Phú Thịnh, Phú Xuyên (Đại từ ), xã Tức  Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (Phú Lương)… đã sản xuất những sản phẩm chè búp nổi tiếng với giá không dưới 1,5-2,0 triệu đồng /kg.

tr_thi_nguyn_12

Sản phẩm trà Thái Nguyên do HTX Trà Xanh Thái Nguyên sản xuất

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa (NPK 16:5:17 và NPK 12:5:10 ) cung cấp cho cây lúa đầy đủ và cân đối các dinh dưỡng, cả các chất đa lượng (N,P,K), các chất trung lượng (Ca, Mg, Si, S…) và các chất vi lượng (Cu, Mo, Bo. Zn….) không chỉ hạ chua, khử độc đất mà còn giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, phát triển mạnh, khóm lúa gọn, bộ lá dày, đứng tạo điều kiện quang hợp tốt hơn; chống chịu sâu bệnh tốt, bộ lá công năng bền đến cuối vụ, tạo nên ruộng lúa dày bông, bông to, nhiều hạt mảy.

Với cách bón lót sâu trước bừa cấy và bón thúc sớm ngay khi lúa ra rễ trắng, vừa ít công chăm bón mà ruộng lúa dày bông, nhiều hạt, cây lúa cứng cáp, ít đổ ngã, bộ lá bền đến cuối vụ; khi lúa chín toàn cánh đồng chỉ có màu tươi vàng lá gừng, xếp dày những bông to, trĩu hạt.

Vài năm gần đây, bà con dân tộc H'mông đã trồng ngô lai trên sườn núi cao, dốc đứng bằng phân bón Văn Điển mang lại thu nhập cao hơn hẳn các loại phân bón khác.

Trong chuyển đổi cây trồng hiện nay, nhiều nơi phát triển cây ăn quả như Na, vải, bưởi, ổi…. và các loại cây dược liệu như Nghệ… Phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã đồng hành cùng nông dân, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững cho Thái Nguyên - một tỉnh miền núi Việt Bắc Việt Nam.

Đánh giá

HỢP TÁC XÃ TRÀ XANH THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: SN38, Ngõ 288 Đường CMT8, Tổ 21, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

https://trathainguyen.net.vn

https://trathainguyentancuong.vn

https://trahoalai.vn

 


ĐT: 0988.925.926 - Email: htxtraxanhthainguyen@gmail.com

  • Văn Phòng Hà Nội: 603 Nguyễn Văn Giáp, Mỹ Đình, Hà Nội. 
Đang truy cập: 47
Trong ngày: 493
Trong tuần: 3525
Lượt truy cập: 2050668
1
Bạn cần hỗ trợ?